Xem mẫu

Chương 12:TÌM ĐƯỜNG VÀ CHUẨN BỊ

1971 –1976
SỰ TĂNG TRƯỞNG CƯỠNG ÉP,
ĐIỀU TIẾT MÀ KHÔNG CÓ BÁO HIỆU GIÁ









Cuốn sách Anti-Equilibrium của tôi được xuất bản năm 1970. Trong sáu-bảy năm
tiếp theo, nhiều loại xung lực trí tuệ đã tác động lên tôi: các tài liệu đọc, các tranh
luận, những nghiên cứu riêng của tôi được khởi động theo nhiều hướng khác nhau,
các chuyến đi, những kinh nghiệm cá nhân thu được với tư cách người tiêu dùng và
người xây dựng nhà riêng của chúng tôi. Với cái đầu hôm nay nhìn lại thời kì này, tôi
có thể khẳng định: tất cả các tác động đã giúp tôi chuẩn bị cho việc, năm 1976 tôi bắt
đầu phân tích toàn diện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, và tôi đã có nhiều ấn tượng để
lại dấu ấn lên toàn bộ đời sống tiếp theo của tôi, lên cả các công trình muộn hơn
nhiều của tôi. Thế nhưng chỉ nhìn lại tôi mới có thể gọi thời kì này là “sự chuẩn bị”
cho cuốn sách sẽ được viết vài năm sau. Năm 1971 trong đầu tôi vẫn chưa hề có ý
tưởng, rằng sau này tôi sẽ viết một cuốn sách chuyên khảo, mà chủ đề của nó sẽ là
nền kinh tế thiếu hụt. Một trong những mục đích của tiểu sử tự thuật của tôi là giới
thiệu việc- với sự xem xét nội tâm, dựa vào những kinh nghiệm riêng của tôi -, quá
trình sáng tạo xảy ra như thế nào trong quá trình nghiên cứu; nhận thức và sự hiểu
biết tiến triển như thế nào, cũng như lầm lẫn vào ngõ cụt thế nào, bỗng dừng lại ra
sao. Vì mục đích này tôi sẽ cho biết quan hệ giữa ấn tượng trí tuệ tươi mới và các
công trình muộn hơn. Ngược với các chương khác của cuốn sách, nội dung của
chương này không thể sắp xếp được vào một cấu trúc logic. Nhiều loại kinh nghiệm
sống kế tiếp nhau hay xảy ra đồng thời, sức mạnh cố kết của xung lực trí tuệ là kết
quả cuối cùng, cuốn sách hoàn thành năm 1980.
Trong những năm này đã xảy ra các sự kiện quan trọng trong nền kinh tế
Hungary. Cuộc cải cách được bắt đầu năm 1968 với đà to lớn bỗng dừng lại vào đầu
các năm 1970, thậm chí một thời gian cán cân quyền lực chính trị đã lệch về phía các
lực lượng kéo lại, chống cải cách. Ở vài điểm họ đã lùi lại so với những thay đổi đã
nhắc đến. Trong đời sống tinh thần, và trên mặt trận ý thức hệ cũng đã có thể cảm
nhận đượcý định lập lại những sự thắt chặt trước kia. Giữa chừng, tất nhiên, môi
trường bao quanh đã tác động mạnh lên tôi, các xung lực khác cũng đến, mà chúng
không phải không có ảnh hưởng.
Tăng trưởng cưỡng ép hay hài hoà
Giáo sư Hà Lan Jan Tinbergen, người chia nhau với nhà bác học Na Uy Ragnar
Frisch giải Nobel kinh tế lần đầu tiên, đã mời tôi trình bày bài thuyết trình năm 1971
của “loạt bài giảng De Vries” tại đại học Rotterdam.
Tinbergen là một trong những người tuyệt vời nhất, mà tôi đã từng gặp. Sự hiểu
biết khác thường của ông, tính độc đáo trong cách tư duy của ông kết hợp với sự giản
dị vô cùng của ông, với tính khiêm tốn và lòng tốt chân thành thực sự của ông. Có lẽ

tôi chỉ thấy một yếu điểm con người duy nhất trong ông. Ông tin đến mức ngây thơ,
rằng những người khác cũng như ông: duy lí đến vậy, tử tế đến vậy, hào hiệp đến vậy.










Như mọi lúc, bây giờ tôi cũng rất hồi hộp trước sự trình diễn đặc biệt vinh dự
này, và như lúc khác, bây giờ tôi cũng cảm thấy, mình phải xuất hiện bất ngờ với đề
tài mới. Khi đó tôi đã quan tâm một thời gian dài đến các khả năng kế hoạch hoá dài
hạn, tôi đã tham gia các tranh luận về các chiến lược tăng trưởng. Tôi chọn chủ đề bài
thuyết trình ở Hà Lan từ nhóm đề tài của lí thuyết tăng trưởng.141
Tôi bắt đầu với một sự tương tự: “Người, mà ở phần trên mặc áo sơ mi bằng vải
đẹp, đeo cravát sành điệu, khoác áo veston sang trọng; còn bên dưới mặc quần bị sờn,
nhưng vẫn có thể chấp nhận được, chân thì đi giày thủng đế, là người gây ấn tượng
không hài hoà”.142 Các nước, mà sự phát triển xảy ra không đều ở các khu vực khác
nhau, gây ra ấn tượng không hài hoà loại như vậy. Bài thuyết trình của tôi là sự phê
phán của cái gọi là lí thuyết “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”, lí thuyết thử rèn ra
đức hạnh từ một nỗi lo nghiêm trọng, từ sự mất cân đối và không hài hoà hình thành
do tăng trưởng. Từ rush (vội vã, gấp rút) trong đầu đề tiếng Anh của bài thuyết trình
có lẽ diễn đạt rõ hơn thuật ngữ Hungary “tăng trưởng cưỡng ép”. Chúng ta lao lên,
nhịp độ tăng trưởng càng cao càng tốt, đặc biệt trong công nghiệp nặng, ngay cả với
cái giá là, giữa chừng chúng ta bỏ rơi việc tăng mức sống của dân cư, sự bảo trì bảo
dưỡng cẩn thận các tài sản quốc gia đã hình thành đến nay, các toà nhà, các máy móc,
các thiết bị, đường sá, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, và không hình thành dự
phòng cần thiết cho trường hợp những khó khăn không dự kiến trước được.
Bài thuyết trình, ở dạng sách có đầu đề Tăng trưởng cưỡng ép hay hài hoà, tranh
luận với lí thuyết tăng trưởng ủng hộ mất cân bằng, gây ấn tượng mạnh thời đó của
Albert Hirschman và Paul Streeten.143 Theo họ, dứt khoát có lợi, nếu trong các nước
đang phát triển hình thành các chỗ hẹp, thiếu hụt, các trạng thái mất cân bằng, bởi vì
những cái này tạo một sự thúc đẩy mạnh mẽ choxã hội biếng nhác để khôi phục lại sự
cân đối và cân bằng. Ngược lại, trên cơ sở những kinh nghiệm cay đắng của nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa tôi lại thấy, rằng từ những mất cân đối này phát sinh nhiều tai
hoạ, hơn là lợi ích.(*) Sai lầm của các kế hoạch được vạch ra trong nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa không phải là, chúng sinh ra tính biếng nhác, mà ngược lại, tức là, chúng
thúc đẩy tính siêu hiếu động, thúc đẩy các khoản đầu tư quay nhanh một cách cưỡng
ép. Tiểu luận đụng đến mối quan hệ của tăng trưởng méo mó, vội vã và sự thiếu hụt
tràn lan -thế nhưng ở đây sự phân tích các quan hệ nhân quả giữa hai nhóm đề tài vẫn
chưa được tiến hành.
Gắn với khảo sát lí thuyết của tăng trưởng cưỡng ép, cộng tác với nhiều đồng tác
giả, tôi đã xem xét việc thiết kế và áp dụng các mô hình mô phỏng động, sử dụng các
số liệu thống kê Hungary. Khi đó tôi bắt đầu làm quen với mô phỏng tiến hành trên
máy tính, với phương pháp linh hoạt, rất thích hợp cho phân tích này. Một trong
những tính toán,
(*)Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó cả tiếng Trung Quốc nữa.

Mới đây tôi có đi Trung Quốc, và trong các cuộc trao đổi ở đó lại đề cập một cách
nhấn mạnh đến phân tích của cuốn sách. Hoá ra là, ở đó các mặt tiêu cực và những
thiệt hại xã hội của sự tăng trưởng cực kì nhanh, quá nóng và của “bệnh cuồng tăng
trưởng” phiến diện đi kèm, đang biểu lộ một cách gay gắt; việc nhấn mạnh những
yêu cầu của tăng trưởng hài hoà có tính thời sự hơn bao giờ hết.














mà chúng tôi gọi là dò kế hoạch, đã phản ánh những hậu quả tai hại một cách quá
đáng của tăng trưởng không hài hoà, trong đó trước hết của sự sao nhãng hạ tầng cơ
sở.(*)
Lời mời đến Cambridge Anh
Năm 1971 tôi tham gia một hội nghịở Geneve, trong đó có mặt Richard Stone,
nhà kinh tế học Anh xuất sắc. Dịp thăm Anh đầu tiên của tôi, năm 1963 chúng tôi
quen nhau.(**)Ông mời tôi đến nói chuyện tay đôi, ở đó ông thông báo: họ vui lòng
mời tôi đến đại học Cambridge, một cách thường trực. Trong bộ môn sự căng thẳng
giữa hai nhóm các nhà kinh tế học mạnh lên. Lãnh đạo tinh thần của nhóm các nhà
toán kinh tế học là Frank Hahn, của nhóm chống các phương pháp toán học thì là
Joan Robinson và đồng hương của tôi, Káldor Miklós (sau này trở thành Lord
Kaldor). Theo những cuộc trao đổi của ông đến lúc đó ông thấy là, cả hai phái đều
vui vẻ với sự bổ nhiệm giáo sư của tôi. Có lẽ cũng giúp cho tháo gỡ căng thẳng. Như
thế ông đề nghị chức giáo sư không phải nhân danh cá nhân, mà với sự uỷ thác của
các đồng nghiệp nữa.
Cambridge! Thành trì của khoa học-kinh tế, nơi Keynes đã làm việc và dạy. Đó là
địa điểm, nơi tôi lần đầu tiên bước vào thế giới khoa học phương Tây, thế giới của
các college [học viện] tuyệt vời nhiều trăm tuổi, của các công viên đầy hoa và của bờ
sông với sự yên bình thân thiết. Khả năng di cư lại nổi lên lần thứ hai bây giờ. Nhưng
đây không còn là thời kì đầy bất trắc của làn sóng trốn chạy 1956-1957. Từ khi đó đã
mười lăm năm trôi qua, và bây giờ người ta đề nghị chức giáo sư cho toàn bộ phần
còn lại của đời tôi, mà cụ thể là ở một trong những đại học thanh thế nhất thế giới.
Tôi xin thời gian suy nghĩ ngắn, tôi bàn với vợ, cô cũng tham gia hội nghị. Sau
đó, cảm ơn vinh dự lớn lao, tôi từ chối. Trong một phần sau của cuốn sách tôi sẽ quay
lại chi tiết hơn thế lưỡng nan của quyết định “di cư hay ở lại”. Tại đây bây giờ tôi chỉ
muốn đánh dấu sự kiện theo trình tự thời gian.
Bó bột đến thắt lưng – Keynes và Hirschman
Đầu 1972 người ta tiến hành hai phẫu thuật trên tôi. Trước các phẫu thuật cả hai
vai tôi bị trẹo khớp nhiều lần và ngày càng thường xuyên; đã phải chấm dứt căn
bệnh rất đau này bằng can thiệp phẫu thuật. Suốt hàng tuần- với việc bó bột nửa thân
trên – tôi bị hạn chế đi lại.(***) Dịp lí tưởng để đọc! Trong bệnh viện tôi nằm trong
một phòng mười giường chật chội, không còn chỗ cho ngay cả một chiếc ghế.
(*) Trong công trình này vợ tôi, Dániel Zsuzsa, cũng như Martos Béla và Jónás

Anna đã là các đồng tác giả.












(**)Stone không phải là nhà nghiên cứu vùi đầu vào sách vở quan tâm đến các lí
thuyết trừu tượng, mà quan tâm hơn đến những nghiên cứu giúp đỡ trực tiếp cho thực
hành.
Hệ thống thanh toán-thống kế được thiết kế với sự chỉ đạo của ông, mà Liên Hợp
Quốc cũng chấp nhận, và từ khi đó cũng đảm bảo cho sự nhất trí và tính có thể so
sánh được của thống kê kinh tế quốc tế. Vài năm sau Stone được giải Nobel. Sự tận
tâm vì công việc khoa học và hưởng thụ những thú vui thường nhật của cuộc sống
hợp tốt với tính cách của ông. Ông ăn mặc sang trọng đặc biệt, ông thích các thức ăn
và thức uống ngon. Ông giữ nhiều vai trò xã hội khác nhau, trong sốđó ông nhấn
mạnh với sự tự hào đặc biệt, rằng ông là chủ tịch của “Uỷ ban rượu” của King’s
College. Thuộc thẩm quyền của uỷ ban này là quyết định, người ta mua các loại rượu
nào cho hầm rượu của trường.
(***)Nhìn tôi có vẻ khá kì quặc. Trong thang máy ở nhà một đứa trẻ đã oà lên
khóc, khi nhìn thấy tôi. Người ta cố định tay tôi trong trạng thái bẻ ngang, giơ ra phía
trước. Con trai Gábor của tôi, nó nổi tiếng về tính khôi hài, một lần nó nhận xét: tay
tôi bị gấp lại cứng nhắc phù hợp tuyệt vời cho việc dùng làm cái mắc quần, và ngay
lập tức nó ướm thử một chiếc quần để minh hoạ kiến nghị của mình.
Khi người ta cho phép tôi dậy, phần lớn thời gian tôi ngồi ngoài hành lang. Muộn
hơn trong thời gian bình phục họ cho tôi về nhà. Các bạn tôi, những người đến thăm
tôi ở bệnh viện và sau đó ở nhà, đã ngạc nhiên, rằng thay cho các truyện trinh thám
giải trí họ thấy tác phẩm cơ bản của Keynes, Lí thuyết chung về việc làm, tiền lãi và
tiền trong tay tôi.
Nhiều năm trước đó, khoảng 1957-1958, trong quá trình tự “học đại học” của
mình một lần tôi đã làm quen với kinh tế học vĩ mô hiện đại, nhưng khi ấy tôi đã bỏ
vào một xó nào đó của trí nhớ của mình. Đọc lại Keynes khi đó tôi dần nhận ra ý
tưởng, rằng nền kinh tế thiếu hụt của chúng ta là ảnh đối xứng của tình trạng mất cân
bằng của Keynes. Đối với Keynes nạn thất nghiệp tạo ra cái hiện tượng ai cũng có
thể quan sát thấy, mà qua đó ông có thể giới thiệu và khảo sát các căn bệnh của chủ
nghĩa tư bản, đối với tôi thì triệu chứng ngược dấu, sự thiếu hụt có thể đóng vai trò
này trong phân tích. Ông mô tả cái tình trạng của nền kinh tế, trong đó ràng buộc cầu
hạn chế các giao dịch giữa người bán và người mua. Nhà sản xuất có thể sản xuất
thêm nữa, với giá cho trước, nhưng cầu không đủ. Tôi thì muốn hiểu và giải thích ảnh
đối xứng của nó, tình trạng đối ngược với nó, trong đó ràng buộc cung hạn chế các
giao dịch giữa người bán và người mua. Người tiêu dùng có thể mua thêm nữa, với
giá cho trước, nhưng cung không đủ.
Một ấn tượng văn học khác có được cùng khoảng thời gian này cũng đã để lại
trong tôi dấu vết sâu: cuốn sách nhỏ sáng ngời của Albert Hirschman, Rút khỏi, lên
tiếng, sự trung thành. Một thí dụ đơn giản có thể minh hoạ tốtý tưởng cơ bản. Một
khách thường xuyên của một tiệm ăn hết lần này đến lần khác không thoả mãn với

thức ăn được mang lên. Khách có thể làm được gì? Một: khiếu nại với trưởng nhà
hàng (lên tiếng). Hai: chạy sang tiệm ăn khác (rút khỏi). Thế nhưng, có lẽ quan hệ
nhiều năm gắn với chỗ quen thuộc đến nay sẽ cản việc [bỏ đi] này (sự trung thành).










Nhiều tình huống giống sơ đồ này. Trong trường hợp bất bình, người mua ở cửa
hàng quen thuộc, chủ sở hữu cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán, học sinh và gia
đình trong trường học cho đến nay, đối mặt với thế lưỡng nan này. Họ có nghe khiếu
nại, và làm cái gì đó để loại trừ nỗi phiền toái hay không? Có rủi ro gì cho người lên
tiếng hay không? Ảnh hưởng của việc rút khỏi là gì? Và nói chung có phương thức
để rút khỏi hay không? Chính các câu hỏi thức tỉnh tư duy, khiêu khích này của
Hirschman đã dẫn tôi đến các vấn đề của nền kinh tế thiếu hụt. Các nhà lãnh đạo của
Fiat hay Citroën đằng nào cũng tính toán, nếu hàng loạt chủ xe hơi phàn nàn về chất
lượng xe của họ, họ còn kinh hoàng hơn, nếu những người mua trung thành đến lúc
đó -chẳng nói chẳng rằng -chạy sang Toyota hay Volkswagen. Thế nhưng các lãnh
đạo của Trabant hay Škoda đâu thèm để ý đến tiếng nói của người mua. Vì sao lại
phải sợ sự thay đổi của họ, nếu họ sẵn sàng xếp hàng chờ hàng năm trời [để mua xe
của họ]? Trong nền kinh tế thiếu hụt kinh niên thì không có sự phản đối có hiệu quả,
cũng chẳng có sự bỏđi hăm doạ. Ăn, hay không ăn– không có cái khác.
Hirschman nhấn mạnh: gắn với cả phản đối, khiếu nại, cũng như với rút khỏi,
bỏđi, với tư cách báo hiệu – trong trường hợp tốt-có sự phản hồi. Nếu cơ chế hoạt
động tốt, thì tình hình được cải thiện dưới tác động của các báo hiệu này. Hệ thống
hay hệ thống con hoạt động hữu hiệu, khi cả hai loại báo hiệu có thể tự do phát huy
tác dụng và cả hai đều công hiệu.
Các ý tưởng của Hirschman còn vượt quá lĩnh vực kinh tế. Bản thân ông cũng
nhắc đến tình hình nghiêm trọng của đảng viên đảng Stalinist cầm quyền: trong các
vấn đề thực sự quan trọng đảng viên không thể lên tiếng, nhưng tự nguyện cũng
chẳng thể bỏ được đảng, bởi vì làm thế có thể phải chịu trừng trị nặng. Chính sự bóp
nghẹt các phản hồi gây ra sự cứng nhắc hoàn toàn, sự thoái hoá nghiêm trọng của
đảng Stalinist. Hoặc sự rẽ nhánh khác của dòng tư duy: thế lưỡng nan của sự di cư. Ở
lại trong nước, và lên tiếng đối với sự bất bình ở đó, hay chọn việc di tản, bỏ đất
nước ra đi, và bằng cách đó cũng phản đối chống lại tình hình trong nước?
Khi đó tôi mới biết Albert Hirschman từ các bài viết của ông. Mười năm sau đính
thân chúng tôi cũng đã gặp nhau, khi ông mời tôi đến Institute for Advanced Study ở
Princton. Cách nhìn độc đáo, giữ khoảng cách với các trào lưu thời thượng của ông,
hiểu biết và kiến thức đọc rộng đến loá mắt của ông gây ấn tượng trí tuệ lớn đối với
tôi.
Sau các phẫu thuật trở về nhà, nhưng vẫn bị bó bột đến thắt lưng tôi dự buổi lễ
gia đình mừng sinh nhật mẹ tôi 80 tuổi. Munyó rất hồi hộp đợi ngày này; hơi phập
phồng lo, không biết có được hưởng sự kiện ấy hay không. Các bức ảnh được chụp,
trong đó tất cả các thành viên gia đình vây quanh bà với tình yêu thương nồng ấm.
Vài tháng sau bà yên bình ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức lại nữa. Trong các năm
cuối đời bà, chúng tôi gặp nhau rất nhiều lần và ngày nào chúng tôi cũng trò chuyện.

nguon tai.lieu . vn