Xem mẫu

Ba Phút Sự Thật
Phùng Quán
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động

Nguồn: http://vnthuquan.net


Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.


Mục lục
Lời nói đầu

1. Ba phút sự thật
2. Xông đất nhà thơ Tố Hữu
3. Cuộc viếng thăm bất chợt nhà thơ Tố Hữu
4. Một thoáng Văn Cao
5. Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo (1)
6. Hành trình cuối cùng của một triết gia
7. Nhà thơ với tệ tham nhũng
8 Chút nghĩa cũ càng
9. Hằng Nga thức dậy
10. Nhà tiên tri tầm cỡ đại đội
11. Một năm lao động ở công trường Cổ Đam
12. Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập
13. Người bạn lính cùng tiểu đội

13. Người bạn lính cùng tiểu đội (2)
14. Bản hùng ca bị mối xông và mười bảy bộ hài cốt

15. Tuổi thơ dữ dội - bản di chúc chiến sĩ của tôi
16. Sinh ra trong một gia đình cách mạng

17. Yêu đến tận cùng 18. Mẩu chuyện vui về Phùng Quán: ĂN VỤNG


Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học
Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung
thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc Đoàn chiến đấu
vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt 30 năm trời, từ
sau vụ “Nhân văn giai phẩm”; dù phải đi lao động cải tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh
Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú
thân. Tên không được in trên sách, phải “cá trộm, rượu chịu, văn chui”.
Thế mà anh không hề thù oán ai, vẫn cặm cụi viết và vẫn viết “dòng đầu thẳng ngay như
dòng cuối”, luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng cách mạng, xưng
tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút bốc lửa và thiêí tha, nhân bản.
Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp mộl nhân cách cao cả, một lòng tin
yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hêt mình, tới hàng chục tác
phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ…
Một Phùng Quán - Văn với tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo”. Cho đến bộ tiểu thuyết ngót ngàn
trang “Tuổi thơ dữ dội”, được tái bản lần thứ chín (lần tái bản gần đây nhât do Nhà xuất
bản Kim Đồng thực hiện năm 2005). Tuổi thơ dữ dội được đạo diễn Vinh Sơn dựng thành
phim cùng tên làm xúc động hàng triệu khán giả Việt Nam trong và ngoài nước. Phim
được giải thưởng
của Liên hoan phim Việt Nam và Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. “Tuổi thơ dữ dội”
xuất hiện 32 năm sau sự kiện “Nhân văn”, được giải thướng Hội Nhà văn, chứng tỏ sự
thủy chung, gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối với con đường mà
anh đã chọn!
Một Phùng Quán - Thơ coi “thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi “; với những bài thơ gan
ruột như bài thơ “Lời mẹ dặn” nổi tiếng một thời:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.

Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
Và những bài thơ “Hôn”, “Trăng Hoàng Cung”, “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ
nghe”… đọc lên như nghe lời kinh cầu nguyện cho thân phận con người:
Thơ ai như thơ ông
Mỗi chữ đều như róc
Từ xương thịt cuộc đời
Từ bi thương phẫn uất…
Đã đi với nhân dân
Thì thơ không thể khác
Dân máu lệ khốn cùng
Thơ chết áo đắp mặt?…
Ngoài tiểu thuyết, trường ca, thơ, Phùng Quán còn có hàng chục bài ký thấm đẫm chất
nhân văn viết về những người thân, về đồng đội, đồng nghiệp nôỉ tiếng của mình như Tố
Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hồ Vi, Phùng Cung, Trần Đức Thảo,
Tuân Nguyễn…; viết về những chiến sĩ cách mạng Cuba; những hồi ức về những ngày
đánh Pháp ở Huế, những ngày đi lao động cải tạo ở công trường Cổ Đam, Thái Bình.v.v…
Một số bài viết đã được giới thiệu trên các báo, nhưng cũng có những bài viết chưa công
bố bao giờ.

nguon tai.lieu . vn