Xem mẫu

Tên sách: 201 Cách cư xử với người trái tính
Tác giả: Alan Axeirod và Jim Holtje
Dịch giả: Nguyễn Kim Dân
Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ
Năm xuất bản: 2004
Số trang: 224
Giá tiền: 26.000 VND
Khổ: 15x15 cm

ssssssssssssssssssssssss
Đánh máy: vkbritney, pi22031990, HoanXtq, likereading
Sửa chính tả: o0AmI0o
Chuyển sang ebook: o0AmI0o
Ngày hoàn thành: 30/1/2011
http://www.e-thuvien.com


Mục Lục
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Bạn Không Cô Đơn
Những Ông Chủ Đáng Ghét
Những Đồng Nghiệp Gây Đau Khổ
Những Nhân Viên Đầy Ham Muốn
Những Khách Hàng Đến Từ Nơi Khác

Xoa Dịu Những Người Hay La Hét
Đáp Trả Lại Sự Khiếm Nhã
Cách Đối Xử Với Những Kẻ Thủ Đoạn
Vượt Qua Thế Giới Của Những Người Tự Kiêu Tự Đại
Cách Xử Sự Với Những Kẻ Gây Hấn Thụ Động
Sự Lười Biếng Không Còn Nữa
Đánh Gục Những Kẻ Bắt Nạt
Chinh Phục Những Kẻ Chuyên Phê Bình
Phê Phán Kẻ Cầu Toàn
Thủ Đoạn Với Những Kẻ Mánh Khóe
Vượt Khó
Vô Hiệu Hóa Những Kẻ Gây Rối
Xử Trí Kẻ Hay Lầm Lì
Làm Gì Với Những Kẻ “Bới Lông Tìm Vết”?
Giúp Giảm Căng Thẳng



Bạn không cô đơn

1.
Khi bắt đầu tiếp xúc với những người khó chịu, bạn sẽ nhận ra rằng họ quan tấm đến
bạn rất ít. Họ quan tâm đến họ và chỉ họ mà thôi. Bạn là mục tiêu trong tầm quan sát của
họ và chỉ trở nên quan trọng khi bạn vô tình hiểu họ muốn gì hoặc khi họ cần ở bạn điều
gì đó. Đừng quan tâm đến những gì họ nói hay làm với tư cách cá nhân.

2.
Những người khó chịu thì không bao giờ thay đổi và tiếc là bạn cũng không thể thay
đổi gì ở họ. Trước khi để nó ảnh hưởng đến bạn, nhớ rằng bạn có thể đoán được thái độ cư
xử của họ bởi vì họ không có ý định thay đổi. Khi không hy vọng quá nhiều ở những
người như vậy, ít ra bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước những khó khăn khi gặp họ. Khi
các giải pháp mà bạn dự định có thể không thay đổi được 1 tính cách khó chịu nào đó, nó
vẫn có khả năng tác động tích cực đến kết quả của bất kỳ 1 cuộc đụng độ nào

3.
Bạn hãy cương quyết và cố cắn răng chịu đựng khi tiếp xúc với những người khó chịu
để có được kinh nghiệm nhớ đời. Hoặc bạn có thể thử xem mình nhẫn nhịn được bao
nhiêu. Hãy lập 1 chiến thuật. Quyết định trước là bạn có thể đạt được những gì hơn là cứ
quan tâm đến những vấn đề tiêu cực hoặc cảm giác khó chịu về những người trái tính.

4.
Bày tỏ cảm xúc của bạn. Đừng khơi dậy những bực mình, những tổn thương tình cảm,
những khó chịu hoặc cảm giác đau đớn. Nếu 1 ai đó làm bạn khó chịu, cứ nói với họ là
bạn khó chịu. Tuy nhiên, tránh nặng lời với người đó. Thay vì thế, bạn hãy hỏi rõ họ là:
“Tôi không chắc là hiểu hết ý anh. Anh có thể giải thích cho tôi không?”

5.
Bạn nên bày tỏ cảm xúc của bạn cũng như tạo điều kiện cho người khác bày tỏ cảm
xúc của họ. Sự cố gắng của bạn sẽ được đền đáp. Bạn cần phải biết sếp, đồng nghiệp,
người cấp dưới và khách hàng tất cả nghĩ như thế nào về những gì đang xảy ra hay về
những gì bạn đang làm. Đừng cố gắng đoán người khác nghĩ gì. Hãy hỏi họ.

6.
Nên dùng những câu hỏi bỏ ngỏ để hỏi cảm xúc hay ý kiến, đừng gợi ý hay giới hạn 1
câu trả lời bằng cách đưa ra sự lựa chọn đúng. Tránh những câu hỏi ví dụ như “Nói cho tôi
biết, bạn thích ý kiến của tôi nhiều hay ít?” . Thay vì hỏi như thế, ta nên hỏi: “Joe, bạn
nghĩ ý kiến của tôi như thế nào?”.

7.
Trong trường hợp tranh cãi, đừng vội đưa ra những lời trách cứ cá nhân. Thay vì vậy,
nên viện đến những người có uy tín hơn, đến cái gì đó hoàn toàn khách quan như là 1
cuốn sách luật lệ, 1 nghị định thư, 1 cuốn sách hướng dẫn thủ tục hành chính hoặc 1 vài
nguồn thông tin tương tự,

8.
Giữ lại tư liệu làm dẫn chứng. Điều này không chỉ hạn chế hoặc hoàn toàn tránh được
tranh cãi với những người khó chịu mà còn đảm bảo an toàn cho bạn. Diễn viên gạo cội
Samuel Goldwyn từng nói rằng: “1 buổi giao tiếp bằng lời không đáng bằng 1 tờ giấy
trắng mực đen”. Khi làm nhiệm vụ, hãy viết ra sổ ghi nhớ. Khi cấp trên giao cho bạn 1 đề
án lớn, hãy ghi ra chi tiết. Khi nhiệm vụ được giao bằng lời nói bạn hãy đưa cuốn sổ ghi
nhớ có các chi tiết ra. Điều đó khiến người kia thôi không nói nữa.

9.
Khi dẫn chứng bằng tư liệu có giá trị, cũng đừng nên để sổ ghi nhớ đó thay thế cho
những cuộc nói chuyện mặt đối mặt. Tiếp xúc trực tiếp với tất cả mọi người kể cả những
người khó chịu. Để ý ngôn ngữ cử chỉ và lắng nghe giọng nói của họ là rất quan trọng.
Điều quan trọng hơn là họ sẽ xem bạn như là 1 người hiểu biết mọi khía cạnh chứ không
phải là những câu chữ trên giấy hay 1 giọng nói vô hồn nào đó trong điện thoại.

10.
Hãy giữ bình tĩnh. Đây là 1 lời khuyên đơn giản, rõ ràng và nhẹ nhàng. Dĩ nhiên, để
thực hiện được nó thì không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn cứ giữ bình tĩnh và lịch sự, sẽ có
nhiều cơ may là bạn sẽ không gặp tình huống nào tệ hơn. Cách cư xử như thế cũng sẽ tạo
ra cho bạn 1 nền tảng đạo đức tốt, nếu thái độ của 1 người khó chịu chuyển từ bực bội đến
chỗ không thể chịu đựng được thì bạn có thể rút lui khỏi cuộc nói chuyện đó với 1 lời
nhận xét như sau: “Mary, tôi nói với bạn từ tốn và lịch sự. Tôi mong bạn cũng thế. Khi
nào bình tĩnh, hãy tìm đến tôi và chúng ta sẽ nói chuyện tiếp.”



nguon tai.lieu . vn