Xem mẫu

ngừng học tập, rèn luyện, bổ sung. Mọi vinh quang đều đang nhắc nhở tôi từng giờ từng phút: phải nỗ lực hơn nữa! cố gắng hơn nữa! phải tranh thủ làm tốt hơn! cần phải cùng con trai tiếp lực tiếp sức, tiếp tục tạo ra sự huy hoàng của gia đình đơn thân chúng tôi, đồng thời cũng phải cổ vũ cho càng nhiều hơn nữa cho các bà mẹ đơn thân trên thế gian này. CHƯƠNG IX BÀI HÁT TÌNH MẸ TRÊN GIƯỜNG BỆNH 1. Đối diện với số âm của sinh mệnh Tuy vận mệnh đã cướp đi hết của tôi, còn lại có chăng chỉ là con số âm, tuy đã đối diện với cái chết cận kề. Tôi còn có gì là không thể chấp nhận được nữa đây? Phải cho tâm hồn của con cái phát ra ánh sáng thì trong lòng tôi phải là người bù đắp ánh sáng ấy. 26 năm, thời mà tôi ở vào đại niên mà ngôn ngữ ắt gọi là đấu tranh. Ca khúc trong bài hát “Pavel Korchagin”đã làm rung động lòng tôi: “Trên cánh đồng mênh mông tại Ucraina, có hai cây bạch dương tuyệt đẹp….”. Ca khúc du dương nghe rung động lòng người đã làm cho hai trái tim thanh niên nảy sinh sự đồng cảm, vận mệnh đã an bài cho hai chúng tôi là hai cây bạch dương nương tựa vào nhau, đồng thời suốt đời có nhau. Kéo dài cho tới mùa xuân, trải qua một quá trình lịch sử rời làng nhập ngũ, trở về thành phố làm thầy, con người trải qua cuộc sống 30 năm là tôi đây, lại thi vào khoa văn trường đại học. Cầm đèn học sách, nuôi nấng con cái, nhận giảng dạy nghiệp dư kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ già, địu con trên lưng đi quét sơn tường, 500 đồng một viên than tổ ong một mình chuyển lên bốn tầng. Gánh nặng gia đình một thân lo toan. Tác Văn dẫn dắt thanh niên Thiên Tân đi nam về bắc chiến đấu, rất khó về thăm nhà. Mỗi lần gặp nhau chỉ với thời gian ngắn ngủi. Tác Văn vừa giặt tã vừa hát, hoà cảm xúc nhập vào lời ca của bài ca “Ánh đèn”, “Kachiusha”. Cứ hát cho tới khi tôi cảm thấy mệt mỏi thở chẳng ra hơi. 241 Tôi tốt nghiệp với tấm bằng đại học suất sắc, khi phong thái tài hoa đã được chấp cánh để bay tới bầu trời nghiên cứu văn học thì tôi lại bị một căn bệnh bất ngờ ập xuống. Bởi vì không nỡ bỏ tình yêu, sự đam mê của bản thân về sự nghiệp văn học và con nhỏ, tôi đã quên đi sự yếu đuối của đôi chân và tiếp tục đi làm, lo liệu việc nhà, cho đến khi đôi bàn tay run lên vì không còn sức lực để cài cho con cái khuy áo khi đó mới chịu đi bệnh viện. Khi đó con gái tôi vừa tròn 03 tuổi. Ai biết khi đó tập bệnh án dày như hai viên gạch đã ghi lại nỗi dằn vặt nằm trên giường bệnh 17 năm trời của tôi, đã từng làm hai lần phẫu thuật, vết mổ dài bốn thước kéo dài hai mặt vây quanh giữa lưng, rất nhiều lần cấp cứu đã chết đi sống lại, gan và lá lách phù to xuống tới rốn loại bỏ tim thận một cách cứng nhắc. Đối diện với bệnh tật phức tạp của tôi, các bác sĩ trong và ngoài nước đều lắc đầu bó tay. Kết quả kiểm tra cộng hưởng từ của tôi cầm đến Tây Đức tìm chuyên gia để hỏi cách chẩn trị thì cần phải có 30 vạn Mark Đức nhưng cũng chỉ có thể kéo dài thêm tuổi thọ chứ cũng không có cách chữa trị khỏi được bệnh. Bác sĩ đã ám thị ra hiệu với người thân trong gia đình bệnh nhân là tôi: nếu cô ấy có yêu cầu gì thì hãy nhanh đáp ứng di. Một người cao to bệ vệ người ta gọi là “búp bê bằng sứ”đó chính là bản thân tôi trong phút chốc lại trở nên vô cùng đau khổ, không thể chịu đựng được, gặp người quen chỉ biết khóc thút thít. Bệnh tật của tôi đã làm cho tuổi ấu thơ của con gái trở thành những ngày đen tối mờ mịt. Cô giáo bắt đầu phản ánh về tính cách của cháu cả ngày chỉ có ngồi lặng lẽ một chỗ mấy tháng liền không nghe thấy cháu nói chuyện với ai bao giờ. Bà Dương hàng xóm đến bệnh viện khám bệnh gặp tôi nói: Cô nhà họ Dương hát để dỗ con gái vốn tính vui vẻ, vô tâm không chú ý đã hát bài “Rau cải trắng”. Vừa hát đến câu “rau cải trắng lá nhỏ vàng, hai, ba tuổi đã không có mẹ….”con gái đột nhiên mím mồm, quay lại nhìn đã thấy trên khuôn mặt của cháu nhoè nước mắt. “Mẹ ơi, mẹ đến nhà trẻ đón con một lần đi, các bạn nói con không có mẹ…”- cháu rụt rè thỉnh cầu tôi. Cuộc sống dài triền miên vô vọng ở bệnh viện, vì thế, nếu như bên ngoài chỉ có một đứa trẻ gọi to “mẹ ơi”, trong giây phút sắp chết tôi cũng liền ngồi bật dậy. Ai không để ý đã nói đùa đưa con đi 242 chơi, còn tôi thần sắc uể oải đi vào trong góc và khóc. Chỉ cần nghe thấy bài hát “Trên thế giới chỉ có mẹ tốt nhất”tôi ngay lập tức tắt cái đài đi. Mỗi ngày tôi đều lặng lẽ thỉnh cầu với trời xanh: “Xin hãy cho con một lần có thể lực để đi đến cổng nhà trẻ đón con, cho con được giống như các bà mẹ khác: Mở bàn tay giang đón lấy đứa con đang lon ton chạy tới, để ý nguyện nhỏ nhoi của con gái có thể một lần được thực hiện, thì có bắt con phải phẫu thuật 10 lần, trăm lần thì con cũng cam tâm tình nguyện”. Sau khi tự tôi kiểm trách và dày vò của những cơn đau ở gan ruột, tôi đã tỉnh táo để ý thức được rằng, tôi nhất thiết để tinh thần đi ra khỏi cái đáy của tuyệt vọng, để nghị lực vươn lên trên, trước giường bệnh phải tạo ra một hình ảnh người mẹ có dáng vẻ khoẻ mạnh như một chiếc cây to toả mát để con gái có thể dựa vào. Tuy là số mệnh đã cướp tôi đi chỉ để lại con số âm, tuy tôi đã đối diện với cái chết, đã nếm qua mùi vị của địa ngục, tôi còn gì để mà không thể chấp nhận đây? Tôi phải nỗ lực theo đuổi cái ranh giới cao nhất của nhân sinh đưa con gái tôi ra khỏi đầm lầy tự ti, cô độc. Phải bù đắp cái ánh sáng trong tâm hồn con gái thì lòng tôi phải có ánh sáng đó. Trên trang bìa của quyển nhật ký mới tôi đã viết ra một lời thề: “Sức khoẻ siêu việt!”Đồng thời chia quyển nhật ký dầy thành 4 phần “Phần kính dâng xã hội”, “Phần kính dâng gia đình”, “Phần miêu tả con gái”và “Phần giúp đỡ mọi người”. 2. Người có sức khoẻ siêu việt Khi còn là thanh thiếu niên tôi vừa đọc sách vừa tự kiểm tra về tư tưởng của chính mình. Nếu như ngón tay của tôi chỉ vào chữ ký, tôi sẽ giống như chị Giang không bán đứng bạn bè, sự hun đúc về văn học nhiều năm đã làm cho tôi có tư tưởng cơ bản để chiến thắng vận hạn, nỗi đau càng sâu thì càng nên có độ cao về nhân cách tương ứng. Đầu tiên, tôi phải tạo ra một khuôn mặt vui vẻ, lạc quan trong nỗi đau không thể chịu đựng được. Bởi vì không có cách nào từ ngựa chết cứu thành ngựa sống, tuyến trên hai mặt bên của thận đã bị cắt. 243 Tuyến thượng thận là tuyến tiết ra lớn nhất bên trong cơ thể, có chức năng tiết ra hoocmôn vui vẻ và bài trừ quấy rối. Người bệnh mà chức năng thấp thì tinh thần uể oải rất sợ âm thanh. Cắt bỏ đi tiểu bạch hầu ở tuyến thượng thận cũng làm ngày đêm nơm nớp lo sợ. Chỉ cần âm thanh xoa nhẹ tay vào chiếc hòm đều làm chúng vô cùng lo sợ và rất nhanh tử vong. Lại một lần nữa bị cấp cứu bởi trúng độc, trên cơ thể mạch đập mất hoàn toàn, tôi đang phải vật lộn trong cơn đau như một trận bão táp thì lại phải cố gắng dành lại khuôn mặt vui vẻ đầu tiên là cho y tá, bác sĩ, bạn bè, người thân. Đặc biệt là dành cho con gái nụ cười ngọt ngào nhất. Tôi cảm thấy thế giới trước đây sao đẹp đến như vậy. Tôi nghĩ tới trong cuộc sống bình thường kia những thứ nhỏ nhoi, ngờ vực lẫn nhau thì sao mà ngu xuẩn đến thế. Tôi muốn nắm bắt lấy thời khắc sắp chết này cống hiến một chút gì đó cho xã hội. Việc đầu tiên là tôi nghĩ đến đó là những bài văn của học sinh mà tôi vẫn còn giữ. Dường như những con người nhịn ăn để ôm ấp tinh thần văn học kia đang kêu gọi tôi. Tôi lẩn tránh được ánh mắt của nhân viên y tá, treo bình truyền dịch lên rồi bắt đầu sửa bản thảo. Mấy chục năm tôi đã phải vật lộn như vậy, tay trái bị chọc nát rồi thì tôi dùng chân để đạp, tay phải viết chữ kiếm sống. Tôi nằm, quỳ, cào với tốc độ mỗi ngày chỉ có 400, 500 chữ. Trải qua bao khó khăn khổ cực tôi đã viết được hơn 400 tác phẩm trong đó có văn học, tiểu thuyết, báo cáo văn học, văn xuôi hơn 10 bài đã đạt giải cấp quốc gia, cấp khu vực Hoa Bắc, cấp tỉnh thành. Chuyên đề “Lời ca tìm mẹ trước giường bệnh”của đài truyền hình Thiên Tân, Bắc Kinh đã đạt được giải nhất về giáo dục xã hội toàn quốc. Đài truyền hình Trung ương “thời gian đông phương”cũng vì gia đình chúng tôi mà làm nên một chuyên đề “Những ngày đi mượn”. Soạn thảo viết bài trong những ngày với một nhà quay phim Tô Hàng, nước mắt của chúng tôi ướt rồi lại cạn, cạn rồi lại ướt”. Tôi đã bỏ đi sự mệt mỏi đau đớn của một chiếc chân bị gãy để đi phỏng vấn, được người chồng dùng chiếc xe 3 bánh đẩy đi trong giá rét để quan sát hiện thực và viết bài. Trong những trận đau đến quặn người thì phải viết báo cáo văn học cho những giới văn nghệ. Khi ngày đầu tiên bị gãy chân, ngày thứ hai lại phải để cho con gái dìu đi tham gia hội thảo nghiên cứu kịch bản. Khi báo cáo của tôi bị một chiếc ôtô kéo đi hoàn toàn như một trận Bạch Dư (cười 244 với nhân sinh), báo cáo 3 tiếng đồng hồ làm cho tôi mồ hôi đầm đìa, cả hội trường nổ ra những tiếng cười chứa cả giọt nước mắt, những tiếng vỗ tay làm tăng thêm sự phấn chấn đã dọn sạch đi những nỗi vất vả trong lòng tôi. Tôi luôn luôn thầm tự hỏi mình liệu có phải phần khoẻ mạnh trong cơ thể tôi đã bắt đầu siêu việt rồi không? Như ngày nay con gái tôi đã trở thành một cô thiếu nữ thanh mảnh với dáng vẻ trưởng thành, cháu đã nhiều lần được bình bầu học sinh 3 tốt cấp thành phố Thiên Tân, cán bộ học sinh ưu tú, học sinh thập gia, “học sinh trung học”nhà biên kịch ưu tú, học sinh sở trường đặc biệt về vũ đạo. Khi con gái tôi học trung học đã trở thành một thành viên của Đảng cộng sản nhân dân Trung Hoa, bây giờ lại được cử đến học đại học ở trường Thiên Tân Nam. Điều mà làm cho tôi cảm thấy an ủi động viên nhất đó là thầy giáo, bạn bè, xã hội công nhận cháu là một người có tố chất tốt, tinh thần cao thượng, phát triển toàn diện. Rất nhiều các bậc phụ huynh đã viết thư gọi điện thoại đến để xin tôi phương pháp giáo dục tố chất ưu tối nhất. Năm đó, việc giáo dục tố chất vẫn chưa được đề xướng lớn mạnh như bây giờ. Tât cả những điều đó đều do cá nhân tôi tự tìm tòi học hỏi. Tôi đã phải sửa chữa tích góp những thứ vụn vặt ở trong suy nghĩ tập hợp xung quanh giường bệnh để làm kiến thức và thảo luận cùng mọi người. Thứ tình yêu lớn nhất của cái luôn luôn hướng về tình thương của mẹ không phải là tình yêu quá mức, thiên ái, tự ái, mà là thế giới tinh thần rộng lớn, chúng là những lời ca trong tình thương của mẹ về sự đau thương vĩnh hằng, là lời ca của kẻ mạnh do lý trí và ý trí làm chủ. Con gái là một tấm gương về hành động ngôn ngữ của bố mẹ, chúng ta tự ti bảo thủ thì chúng sẽ không có cách nào để phát triển toàn diện. Chúng ta luôn luôn tính toán, cảm thấy ai cũng không đúng với chính mình thì chúng sẽ không có lòng bao dung, sự độ lượng. Chúng ta không thể để cho những tế bào xấu ở trong tâm hồn xâm nhập vào trong cơ thể của chúng luôn luôn với tư tưởng độc ác, khuôn mặt ủ ê làm mất đi tố chất tốt đẹp của con cái. Có được nội tâm tốt thì phải cần chú ý đến hình thức đẹp. Vì vậy khi ở trên giường bệnh tôi luôn luôn nỗ lực theo đuổi dòng chảy của thời đại, đặc biệt chú trọng đến việc thống nhất một cách hài hoà giữa ý thức hiện đại và mỹ đức truyền thống. Ngăn chặn sự ngu muội phong kiến lạc hậu ấu trĩ làm 245 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn