Xem mẫu

  1. Phần 9 Một buổi chiều , lý trưởng khệnh khạng chống gậy đến nhà Hậu. Lúc ấy , hai chị em đang gánh nước dưới ao lên , tưới những luống rau mới trồng. Nhìn thấy lý trưởng , lại có cả trương tuần đi theo , Hậu và Duyên cùng tái mặt vì đoán chắc có đứa nào đã tố giác hai chị em chính thức tuyên thệ vào hội kín. Điều này vô lý quá bởi chỉ có bốn người biết là Tân , Hậu , Duyên và đồng chí đại diện Tổng bộ. Hậu nói nhỏ với em: - Dù lão hạch hỏi đến đâu cũng dứt khóat không nhận ! Duyên khẻ gật đầu. Lý trưởng đi thẳng lại vườn rau. Hai chị em vội buông thùng nước , làm ra vẽ bình thản , cất tiếng lớn: - Chào cụ lý ạ ! Cụ đến tìm bố mẹ cháu có viện gì không ạ? Lý trưởng hách dịch đáp: - Tao không tìm bố mẹ chúng mày ! Tao tìm chúng mày chứ gặp ông bà giáo làm gì? Tao hỏi chúng mày: Lớp may vá đang đông học trò sao lại nghỉ? Chúng mày định giở trò gì nữa đây? Hậu thở phào nhẹ nhõm. Câu hỏi của lý trưởng chứng tỏ ông chưa biết gì về việc hai chị em gia nhập hội. Hậu thoải mái đáp: - Bẩm cụ lý , chúng cháu có giở trò gì đâu? Chẳng qua vì bố cháu thấy người ra vào ồn quá , nên bảo cháu giải tán ! Với lại mẹ cháu tiếc mấy sào ruộng bỏ hoang , chả có người làm , nên bắt chúng cháu nghỉ ! Lý trưởng gật gù: - Nghĩa là chúng mày quay về làm ruộng? Duyên chen vào: - Vâng. Chúng cháu không làm ruộng thì biết làm gì mà sống? Lý trưởng hài lòng nói: - Được ! Nhưng nghe tao bảo đây này: Bận sau , hễ muốn mở lớp học , bất cứ là lớp học gì , cũng phải xin phép tao trước. Tao thuận thì mới được làm. Phép nước bây giờ nghiêm ngặt lắm , không phải chuyện đùa ! Bất tuân là tao gông cổ hết. Nghe chửa? Hai chị em chưa kịp đáp thì trên hè có tiếng nói của ông Lương: - Ông lý sang bao giờ thế? Mời ông lên nhà uống cốc nước đã ! Lý trưởng quay lại đáp:
  2. - Ông giáo ! Tôi vừa sang , nhưng vội lắm phải đi ngay. Tôi chỉ hỏi hai cháu mấy câu ! Rồi ông vừa bước lại thềm vừa than: - Ngày nào cũng công văn trên tỉnh trên huyện gửi xuống , nhắc nhở về hội kín. Thời buổi bây giờ giặc giã trà trộn khắp nơi , ông giáo nên bảo ban các cháu , đừng để kẻ lạ dụ dỗ , có ngày khổ vào thân ! … Thôi , tôi về đây ! Dứt lời , lý trưởng ngoắc tay gọi trương tuần rồi cùng bước ra cổng ! Hai chị em nhìn theo cái dáng oai vệ của lý trưởng khuất dần ngòai ngõ. Hậu thở phào nhẹ nhõm , nhìn Duyên cười rồi tiếp tục tưới nốt mấy luống rau còn lại. Hai tháng sau , tổng bộ yêu cầu mở một quán nước ở đầu làng để làm chỗ liên lạc. Hậu xin phép mẹ , nhưng bà Lương nhất định không cho , vì với bà , con gái đang tuổi lớn , ngồi bán quán chỉ để người ta chọc ghẹo chứ chả có lợi ích gì. Bà bảo: - Già như tao , bất đắc dĩ chẳng biết làm gì thì mới mở quán nước ! Chúng mày mười chín hai mươi tuổi đầu , thiếu gì việc mà phải ngồi phơi mặt bên lề đường? Giỏi lắm ngày bán vài bát nước , chả bõ ! Hai cô đành vâng lời mẹ , bỏ ý định mở quán nước. Cuộc sống lại bình thường như cũ. Tân trở về Hà nội. Hậu và Duyên quay lại với đồng ruộng nhưng lúc nào cũng tìm dịp vận động quần chúng , đặc biệt là trong giới phụ nữ nông thôn. Dòng đời cứ lặng lẽ trôi. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm ả trong làng Hải Ninh thì bỗng một hôm ông giáo Lương được thư của nhà trường gửi về , cho biết Tân đã bỏ học cả tháng trời. Tin ấy như một gáo nước lạnh hắt vào mặt ông bà Lương. Chỉ có Hậu và Duyên đóan chắc Tân đã được doàn thể giao công tác đi xa. Còn ông bà Lương thì thấy cả một lớp mây đen trùm xuống gia đình. Ông Lương thay đổi hẳn tính nết , suốt ngày bẳn gắt bực bội. Tân đang là niềm hãnh diện của cả nhà , bỗng dưng biến mất khỏi trường học. Bà Lương khóc hết nước mắt , bỏ ăn bỏ ngủ cả mấy ngày , rồi cùng Duyên xuống tận Hà nội dò la tin tức. Dĩ nhiên chẳng ai biết Tân đi đâu. Hỏi thăm cả sở Cẩm cùng các nhà giam , đều không thấy tên Tân. Trần Khải ở trường , biết mẹ con Duyên lên tìm Tân. Nhưng anh cũng lánh mặt , không muốn bà hỏi lôi thôi. Ngày ngày ở nên mẹ , Duyên đau đớn xé gan vì tiếng khóc thảm sầu và những lời than trách của mẹ. Cô chỉ biết lựa lời an ủi chứ không thể nào cho mẹ biết tin tức về Tân. Hai mẹ con thất thểu trở về làng. Bà Lương đi lễ chùa khấn vái , nhờ bao nhiêu thầy bói dò tìm xem Tân còn sống hay đã chết , nhưng đều vô ích. Cả nhà lúc nào cũng bao phủ cả một màu tang ngất trời. Đã thế , lý trưởng lại khệnh khạng vát batoong đến tận nhà hạch hỏi vì nhà trường tình nhi Tân theo hội kín , báo cho sở Cẩm và sở Cẩm thông tri về địa phương , bắt lý trưởng phải điều tra.
  3. Hôm ấy , cơm chiều vừa dọn ra hè thì lý trưởng nghênh ngang bước vào cổng và lên tiếng ngay từ dưới sân: - Ông giáo có nhà không? Năm cái đầu cùng giật mình trông ra. Ông Lương , bà Lương cùng buông đũa đứng dậy. Hậu thì bưng ngay mâm thức ăn xuống bếp , Duyên bưng nồi cơm chạy theo. Dẹp bữa ăn là vì cả nhà biết sẽ phải tiếp khách lâu và hơn thế nữa , vì bửa ăn quá thanh đạm , chỉ có dĩa rau lang luộc chấm tương , thêm quả cà nén thái mỏng để ăn chung với nước rau luộc. Chẳng phải riêng gia đình ông Lương , mà hầu hết mọi người đều không ai muốn cho ai thấy mình ăn uống quá đơn giản ! Ông Lương bước xuống thềm đón khách: - Ông lý vào chơi sơi nước ! Có việc gì mà ông lý phải lặn lội đến vào giờ này? Đối với ông Lương , lý trưởng có phần nể nang , chứ gặp người khác mở mồm ra là ông quát mắng ngay , dù thật sự nhiều khi chẳng cần phải lớn tiếng. Dường như có một thói quen của chế độ phong kiến là hễ đã đóng vai quan quyền thì bắt buộc phải hống hách ! Cho nên dân làng ít khi được nghe ông lý nói chuyện bằng giọng bình thường. Lý trưởng theo ông Lương vào nhà , dựng cây gậy sát vách , tự động kéo ghế ngồi và nói: - Cậu Tân đang học , bỏ đi đâu , ông giáo biết không? Ông Lương biết mình không thể giấu được chuyện Tân bỏ học , nên đành khai thật: - Tôi với bà nhà cũng đang nẫu ruột vì nó cả tháng nay ! Nào có biết nó đi đâu ! Nhà tôi lên tận Hà nội tìm thì nghe bảo là nó đi hát cô đầu rồi mê mẩn , bỏ học luôn ! Lý trưởng nhìn ông Lương ngờ vực rồi hỏi tiếp: - Thế từ hôm bỏ học đến bây giờ , cậu ấy có về lần nào không? Ông Lương lắc đầu chán nản: - Có thấy tâm hơi gì đâu , ông lý? Lý trưởng kết luận: - Ông giao với tôi là chỗ quen biết , cho nên tôi chả muốn nói nhiều. Nhưng phép nước thì tôi phải làm ! Ông giáo nên bảo cậu ấy , tuổi trẻ nhiều khi nông nổi. Ăn học thành tài mà ra giúp nhà giúp nước , chứ nghe theo người ta dụ dỗ mà đi làm giặc thì rồi có lúc hối không kịp
  4. Dứt lời , ông lý đứng ngay dậy , không để ông Lương kịp phân trần: - Thôi , tôi về đây ! Ông giáo nhớ những lời tôi dặn. Đừng để về sau khó nhìn mặt nhau ! Nữa năm sau , bà Lương hoàn toàn tuyệt vọng , ông Lương như người á khẩu , ít mở miệng nói năng , suốt ngày chỉ đăm chiêu ngồi trong nhà nhìn mong lung ra sân , mặt mũi phờ phạc , ruồi đậu mép cũng không thèm đuổi. Cũng giống như đa số các bậc cha mẹ trên cả nước , ông Lương luôn luôn quí con trai hơn con gái , bởi con trai nối dòng , con gái sẽ về nhà khác. Huống chi ông chỉ có hai người con trai mà Tân thì thông minh tuấn tú , vượt hẳn thằng út Hoàn suốt ngày nghịch ngợm. ở Hải Ninh , con trai cùng cở với tuổi Hoàn , lắm đứa đã có vợ. Riêng Hoàn thì vẫn chỉ say mê thả diều , trèo cây bắt tổ chim hay xuống ao câu cá. Ông Lương thấy rõ chỉ có Tân là nối được nghiệp nhà , làm rạng rỡ dòng họ Vũ của ông ở Hải Ninh. ấy thế mà tự dưng niềm hy vọng ấy lại biến mất. Ông như tê liệt cả nửa người vì không biết ăn biết nói thế nào với xóm làng ! Có lúc buồn quá , ông đã phải thốt ra với vợ: - Thà nó chết quách đi , tôi với bà còn biết là nó chết ! Đằng này nó đi như thế thì cũng như đã chết , mà mình lại không biết nó chết ở đâu ! Nghe những lời cay đắng ấy , bà Lương chỉ biết cúi đầu gạt lệ. Một buổi chiều nhá nhem tối , cả nhà vừa ăm cơm xong. Hậu và Duyên đã dọn mâm xuống bếp. Ông bà Lương còn ngồi lại trên hè uống nước xỉa răng. Thằng Hoàn vào buồng lấy guốc xuống ao rửa chân trước khi lên giường. Trăng thượng tuần đã xuất hiện thấp thoáng sau ngọn tre , nhưng vì trời còn mờ sáng nên cái lưỡi liềm màu vàng ấy chưa rõ nét. Duyên từ dưới bếp cầm cây đèn dầu lên đặt trước mặt bố mẹ rồi vào nhà bưng cái điếu bát ra cho ông Lương theo thói quen mỗi khi ăn tối xong. Vừa đặt điếu xuống chiếu , cô giật mình ngẩng lên , mở to đôi mắt nhìn ra cổng vì có bóng người vừa bước vào. Lý trưởng lại đến hoạnh họe bố mẹ cô chăng? Chắc không phải , vì lý trưởng có thói quen hễ vào nhà ai là lớn tiếng ngay từ ngoài cổng ! Cô từ từ đứng dậy , há mồm chờ đợi. Cả ông Lương và bà Lương cũng vừa trông ra. Bóng người đàn ông thất thểu bước một cách xiêu vẹo. Duyên đăm đăm theo dõi rồi ấp úng kêu lên: - Mẹ ơi ! Bố ơi ! … Ai như anh Tân con ! … Đúng rồi , mẹ ơi ! Anh Tân con về ! Cùng với câu nói ấy , Duyên chạy lao ra và hét lên: - Anh Tân , mẹ ơi ! Chị Hậu ơi ! Anh Tân về ! Thằng Hoàn từ dưới ao nghe tiếng Duyên , quăng cả guốc chạy vọt lên la lớn: - Anh Tân còn sống ! Bố ơi ! Anh Tân còn sống ! Mẹ ơi ! Anh Tân chưa chết !
  5. Bà Lương lật đật đứng dậy chạy ra , làm đổ cả bát nước trà , loang trên mặt chiếu. Bà ôm lấy Tân , nước mắt lập tức trào ra. Bà nghẹn ngào kể: - Con về đấy ư? Con đi đâu mà không nói năng một lời , để cả nhà mỏi mắt tìm con? Bố con vất vả trăm chiều , con mới được như ngày nay ! Sao nỡ làm bố mẹ chết đi sống lại khổ sở mấy tháng giời hở con? Giọng bà bi thảm , tắc nghẹn trong cổ không nói thêm được nữa. Bà dứt lời thì Hậu cũng ra tới , nhìn anh khẻ gật đầu. Mặt Hậu bình thản hơn mọi người , bởi trước sau Hậu vẫn tin là Tân thoát ly theo chỉ thị của tổ chức chứ có chết chóc gì đâu !
nguon tai.lieu . vn