Xem mẫu

  1. Phần 8 Bà Lương kể: - Dạo ấy nó bị bắt vì tội rải truyền đơn. Nhưng may cho nó là có ông nhà báo nào đấy , người Pháp , đứng ra đỡ đầu , làm giấy bảo đảm cho nó. Vì thế nó chỉ phải tù có mấy tháng rồi được thả về. Chả là nó cũng viết báo , nên mới quen được ông tây này ! Duyên hỏi bâng quơ: - Thế bây giờ anh ấy ở đâu hở mẹ? - Bác Truyền bảo với mẹ là tuy được thả , nhưng nó không về làng. Nó ở lại lụon dưới Hà Nội rồi nhắn bác Truyền xuống cho nó gặp. Bây giờ nó viết cả báo tiếng Tây. Giỏi thật ! Lời nhận xét của bà Lương làm Duyên nhớ lại có lần cô cũng đã nghe Tân khen ngợi Minh về nhiều điểm. Tân bảo: - Minh nó gan dạ lắm ! Gan dạ nhưng không đến mức liều lĩnh. Gan dạ thì cũng đáng khen , chứ liều lĩnh thì chẳng những làm hại mình mà lắm khi liên lụy đến cả người khác ! Duyên tò mò: - Thế Minh có hoạt động chung với anh em mình không? Tân cẩn trọng đáp: - Hiện nay thì chưa. Nhưng anh vẫn có ý ấy. Chỉ chưa có dịp gặp nhau lâu để ngỏ ý. Tiếng là cùng học ở Hà Nội , nhưng khác trường , ít khi gặp nhau ! Nhất là gần đây , Minh bị đuổi học , anh cũng chả biết nó ở đâu mà tìm ! Nghe Tân nhắc đến Minh với lòng quí mến , tự dưng Duyên càng thấy cảm phục hơn và cô dự định , nếu có dịp Minh về làng và ghé thăm thầy Lương như thông lệ , thì chính Duyên sẽ mạnh dạn khơi chuyện và rủ Minh gia nhập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Chị em Hậu ngồi trong nhà mát , nhả nắng rất mau , chỉ vài tháng da dẻ trắng hông , ai cũng tấm tắc khen. Nhưng lớp học chỉ kéo dài được hơn nữa năm thì giải tán. Lúc nầy , tổ chức VNTNCMĐCH đã phát triển mạnh ở nhiều nơi , cơ sở hạ tầng đã đông và đoàn viên đã cũng khá nhiều. Những người như Hậu và Duyên hoàn toàn chỉ vì lòng yêu nước mà dấn thân chứ không biết gì về con đường vô sản mà tổ chức này vẫn cố tình giấu mặt. VNTNCMĐCH được Nguyễn ái Quốc thành lập tại Quảng châu năm 1925 do chỉ thị của đệ tam quốc tế , nhắm vào thành phần các kiều dân lưu lạc tại đây. Họ sẽ được
  2. Liên Bang Xô Viết huấn luyện về phá hoại , rồi gửi về nước để gây khó khăn cho chính phủ Pháp. Như vậy , tự căn bản , VNTNCMĐCH đã mang tính quốc tế chứ không phải một tổ chức thuần túy của dân Việt. Tuy nhiên , vì khéo che đậy và giỏi khai thác lòng phẩn uất của quần chúng với thực dân và quan lại , tổ chức này đã thu hút khá đông đảng viên nhiệt tình , chẳng hạn như Tân và hai chị em Duyên , Hậu. Chỉ có điều oái oăm và mỉa mai là , trong khi Tân cuồng nhiệt hô hào đánh Tây , kêu gọi hai chị em đứng vào hàng ngũ VNTNCMĐCH để chống Pháp , thì chính anh lại không biết lãnh tụ của anh là Nguyễn ái Quốc đã bán đứng cho Pháp cái người mà Tân hằng ngưỡng phục vì kiên trì chống Pháp không mệt mõi , đó là cụ Phan Bội Châu năm ngoái ở Thượng Hải. Cụ Phan tin Nguyễn ái Quốc cũng là người yêu nước , mang cùng lý tưởng chống ngoại xâm , nên đã đến gặp Nguyễn ái Quốc ở một địa điểm thuộc tô giới của Pháp. Nguyễn ái Quốc báo trước cho mật thám Pháp. Cụ Phan sa lưới , Nguyễn ái Quốc vừa loại một đối thủ , vừa được Pháp cho một số tiền khá lớn. (Đụ má thằng cáo già Hồ chí Minh “Tám Hà đánh máy tới đây thấy HCM tư cách không đáng một con chó ghẻ nên bực mình chửi đổng …..Sorry !!”). Mà chẳng phải riêng cụ Phan , biết bao nhiêu chiến sĩ quốc gia , đặc biệt là đảng viên Quang Phục Hội , đều bị Nguyễn ái Quốc và Lâm đức Thụ bán cho mật thám Pháp , trừ những ai chấp nhận bỏ đảng của mình để gia nhập vào đảng của Nguyễn ái Quốc. Hành vi gian xảo của lãnh tụ VNTNCMĐCH , những đoàn viên như Tân , như Hậu không thể nào biết được. Thành ra cái nhiệt tình tuổi trẻ đã bị lợi dụng và lèo lái theo con đường bất chính ngay từ thuở ban đầu ! Lịch sử là một sân khấu bao la , trên đó hàng hàng lớp lớp diễn viên nối tiếp xuất hiện. Có những người thênh thang bước lên sân khấu chính trị một cách dễ dàng , để đón nhận mọi thứ hào quang dành cho một lãnh tụ may mắn. Có những người cả một đời gian khổ đấu tranh vẫn không tới đích , đành âm thầm ôm mối hận gục ngã giữa đường. Loại người này thì thời nào cũng đông vô kể , chính phái cũng như tà phái. Lại có những người nhờ hoàn cảnh đưa đẩy mà trở thành khuôn mặt vĩ đại , được phe nhóm của mình ca ngợi cả về đạo đức cũng như tài năng. Nguyễn ái Quốc là một trong những người ấy.. Nhìn vào thời niên thíêu của ông thì có thể nói ông là kẻ cơ hội chủ nghĩa , thời thế tạo anh hùng , hoặc lạc đường … vào lịch sử !! Nguyễn ái Quốc là con thứ ba của cụ phó bảng Nguyễn sinh Huy , nguyên quán Nghệ an , làm tri huyện ở Bình Định. Thuở nhỏ Nguyễn ái Quốc có tên là Nguyễn sinh Côn hoặc Nguyễn tất Thành , đậu bằng tiểu học ở Thừa Thiên và vào học ở trường Quốc học được hai năm. Năm 1910 , lúc Thành 18 tuổi thì ông huyện Huy bị cách chức vì say rượu đánh chết người , phải bỏ vào miền Nam. Thành theo cha vào SaiGon rồi xin làm bồi bếp dưới tàu thủy của Pháp. Tháng 9 năm 1911 , tàu tới cảng Marseile , Thành làm đơn xin vào Ecole Coloniale tức trường Thuộc Địa của Pháp để mong tiến thân bằng đường hoạn lộ khi trở về cố hương. Thành cẩn thận lấy thêm cái tên tây là Paul Thành để dễ được trường Thuộc Địa chiếu cố. Theo thủ tục thời bấy giờ , muốn được vào trường Thuộc Địa để làm nhân viên phục vụ chính phủ Pháp sau này , thì đơn xin phải được chính phủ Đông Dương duyệt xét trước rồi mới gửi về mẫu quốc. Nguyễn tất
  3. Thành không đi qua con đường ấy nên bị bác đơn. Paul Thành tiếp tục nghề thủy thủ , ngày ngày phụ bếp trên tàu , lênh đênh nay đây mai đó Thêm gần mười năm lêu bêu , Paul Thành có dịp gặp gở nhiều nhân vật tên tuổi trong lúc tình hình thế giới thay đổi không ngừng. Một trong những biến cố có ảnh hưởng lớn đến tâm trí Thành là việc Quốc Tế Cộng Sản thành hình ở Nga năm 1917 với chiêu bài “cách mạng vô sản”. Cũng khoảng thời gian ấy , ở Việt Nam diễn ra nhiều biến động như vua Duy Tân rời kinh đô năm 1916 , Phan Xích Long nổi dậy ở Sài gòn năm 1916 , cuộc khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn , Lương Ngọc Quyến , Trần Trung Lập , bị Pháp dẹp tan năm 1917. Rồi hàng chục ngàn thanh niên Việt Nam được Pháp mộ sang Âu châu để đánh Đức trong thế chiến thứ nhất , làm những người đang sống ở Pháp cũng phải suy nghĩ nhiều về thân phận thuộc địa ! Giữa lúc ấy , những sinh viên du học hoặc đã thành tài tại Paris nhưng vẫn nặng lòng đối với đất nước , như Phan Văn Trường , Nguyễn Thế Truyền , Nguyễn An Ninh , đều đứng vào hội Yêu Nước Đông Dương và ngã dần theo khuynh hướng xã hội. Nguyễn tất Thành tuổi đã trưởng thành , có cơ may gặp gỡ những khuôn mặt đấu tranh với kiến thức rộng rãi và nhiệt tình có thừa như luật sư Phan Văn Trường , để dựa vào nhóm trí thức ấy , đưa tên tuổi mình ra ánh sáng. Vốn liếng ngoại ngữ của những người như Phan Văn Trường , Nguyễn Thế Truyền , cũng giúp Nguyễn tất Thành có được những bản thảo lưu loát và hùng hồn để trình làng với chính giới Pháp lúc bấy giờ. Cái tên Nguyễn ái Quốc khai sinh từ đấy , trở thành một thanh niên hội đủ những tiêu chuẩn lý tưởng của tầng lớp cách mạng vô sản. Xuất thân lao động , làm bồi trên tàu cả chục năm , lại có chữ nghĩa và lý luận vững vàng , xứng đáng để được quốc tế công sản xử dụng trong việc gieo hạt giống cách mạng sau này tại Việt Nam. Thôi thì đành vậy ! Xin vào trường thuộc địa để làm công bộc cho Tây mà Tây không nhận thì bây giờ đành làm người hùng chống Tây cũng được ! Sau khi Nguyễn ái Quốc gia nhập Công Đoàn Liên Thuộc Địa do Đảng Cộng Sản Pháp lãnh đạo , tháng 6 năm 1923 , ông được đưa sang huấn luyện về kỷ thuật làm cách mạng tại Mas-cơ-va. Năm sau , Nguyễn ái Quốc với cái tên mới là Lý Thụy , đi theo phái đoàn Mikhail Borodin qua Quảng châu , đóng vai thư ký kiêm thông dịch viên của đặc sứ Nga bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên. Rồi từ đó , Nguyễn ái Quốc ở lại và thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội , tiến đến Đông Dương Cộn Sản Đảng sau này. Cái khôn của Nguyễn ái Quốc là trò chơi hư hư thực thực , thiên biến vạn hóa , đổi thay tên tuổi và lý lịch như chong chóng , khiến chẳng ai biết ông là ai. Lúc thì ông tự phao tin ông đã chết. Lúc lại tái xuất giang hồ , đến nỗi chính các cơ quan an ninh và tình báo thực dân còn bị lừa. Với sự hỗ trợ đắc lực của các đàn em thân tín , ông đã tự tạo cho ông một huyền thoại để lôi kéo biết bao người đi theo con đường của ông. Thậm chí tôn vinh ông như một thần tượng ! Những thanh niên đầy nhiệt huyết như Tân và hai cô em gái làng Hải Ninh , có thể coi như đại diện cho cả một thế hệ tuổi trẻ đang bị lôi cuốn vào con đường cộng sản chỉ vì Nguyễn ái Quốc khéo khai thác
  4. khát vọng giành độc lập cho xứ sở. Lớp học của hai chị em , lúc đầu ai cũng đoán , giỏi lắm là thu hút được trên dưới mười cô gái làng , không ngờ bốn tháng sau đã có đến hơn ba mươi người. Bàn ghế không đủ , các cô gặp đâu ngồi đấy. Trên giường , dưới đất , bật thềm , thành cửa sổ , chỗ nào sử dụng được là lấn chiếm hết. Hậu dặn đi dặn lại với mọi người là đối với bên ngoài , cái danh xưng chính thức vẫn là “tổ dạy nghề”. Việc học chữ không nên nhắc đến , mặc dù cả làng đều biết. Thời buổi này , nhà nước bảo hộ vô cùng đa nghi , nhìn đâu cũng thấy kẻ thù sắp làm loạn ! Cho nên việc tập trung đông đảo như thế này khó lòng mà thoát khỏi sự chú ý của mật thám. Những cuốn sách có nội dung yêu nước , những bài báo gợi ý đấu tranh , lúc đầu Hậu và Duyên còn cho học viên truyền tay nhau xem. Về sau , hai cô cẩn thận giấu hết , chỉ trích dẫn vài đoạn sâu sắc nhất để đọc cho cả lớp viết chính tả. Từ khi Nhung , con gái lý trưởng Hải Ninh đến ghi danh vừa học may vừa học chữ , thì tài liệu học tập cũng như đề tài thảo luận lại càng bị giới hạn tới mức tối đa , bởi Hậu không thể biết được Nhung đến học thật hay làm tai mắt cho bố ! Một hôm , Tân từ Hà nội về , bảo hai em đóng cửa lớp học sau khi đã móc nối được một số cảm tình viên nòng cốt trong làng để có thể sử dụng khi cần đến. Hậu phân vân nói: - Lớp học đang đông , tại sao lại giải tán hở anh? Tân cắt nghĩa: - Anh Trần Khải có bàn với anh. Anh ấy cũng tiếc lắm , nhưng thấy là không nên duy trì. Thế nào các cô cũng bị bắt. Kinh nghiệm ở những chỗ khác , hễ thấy tập trung đông thanh niên là thể nào cũng bị theo dõi và cuối cùng bị bắt hết. Thành ra nên tránh trước đi thì tốt hơn ! Hậu vẫn không hài lòng: - Lúc nào chúng em cũng cảnh giác. Lại có cả cái Nhung , con cụ lý theo học. Lúc đầu chúng em còn sợ nó làm tai mắt cho bố nó. Nhưng sau này , nó thay đồi hẳn , đứng về phía chúng em. Thế thì tại sao phải đóng cửa? Cụ lý đâu có lý do gì mà bắt chúng em được ! Tân kiên nhẩn phân bua: - Chính vì có con gái lão lý trưởng mà anh mới đề nghị cô đóng cửa. Người xưa có câu là “sơ bất gián thân”. Cái Nhung nó có thân với các cô đến đâu thì cũng chẳng bằng tình cha con. Ngộ nhỡ bố nó xui nó giấu một nắm truyền đơn trong lớp , rồi cho người đến bắt hai cô thì làm thế nào ! Thôi thì đóng cửa , quay về nghề làm ruộng cho người ta khỏi chú ý đã. Rồi từ từ mình lại tính !
  5. Hai chị em đành miễng cưỡng gật đầu , mặc dầu trong lòng tiếc hùi hụi. Lớp cắt may giải tán được ít lâu thì Tân đưa người của tổng bộ về làm lễ kết nạp Hậu và Duyên. Buổi lễ đơn giản ở đầu nhà. Hai chị em lần lượt giơ tay đọc lời thề và từ đó chính thức trở thành người của đoàn thể. Hai tiếng Cộng sản được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với cái lý tưởng cao đẹp là đánh Tây và san bằng bất công xã hội. Tuy nhiên , hai tiếng ấy đối với chính quyền cũng như quần chúng thời bấy giờ , vẫn còn là cái gì kỳ bí , ghê rợn mà Hậu và Duyên không được quyền nhắc đến công khai. Giờ này họ chỉ là đoàn viên của Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội mà thôi. Với Hậu và Duyên lúc này , cứ đuổi được Tây là mãn nguyện rồi. Hậu được chỉ thị làm bí thư chi bộ Hải Ninh , chi bộ chỉ có hai người là Hậu và Duyên. Hậu hứa với tổng bộ là sẽ phát triển đảng viên trong số những học viên mà Hậu tin rằng đã đứng hẳn về phía Hậu.
nguon tai.lieu . vn