Xem mẫu

  1. Phần 6 Vừa nói , anh vừa tiến lại trước. Hai chị em dè dặt bước theo. Hậu bấm vai Duyên , Duyên đưa mắt nhìn Hậu. Cả hai thấy không tiện ngồi vì tất cả đều mặc váy lơ lững tới bắp chân mà dĩ nhiên bên trong cái váy không có gì khác nữa. Làng Hải Ninh , hay đúng ra là gần như cả nông thôn miền Bắc ngày ấy , đàn bà con gái đều mặc váy , đi chân đất , ngoại trừ ở các thành phố lớn đang dần dần thay đổi. Một số phụ nữ tân tiên chuyển sang mặc quần và quấn tóc trền , nghĩa là dám giã từ cái khăn đen truyền thống. Váy thời ấy may bằng vải thô , loại ba hào một chục vuông , mua về nhuộm củ nâu trứơc rồi dìm xuống bùn cho biến thành màu đen , nhưng là loại đen mốc , mới mặc lần đầu trông như đã cũ rồi. Loại nầy các bà các cô mặc quanh năm , ờ nhà hoặc đi lao động. Chỉ có ngày Tết hoặc hội hè đình đám mới thay váy lĩnh cho hợp yếm đào và áo cánh trắng hoặc mầu sặc sỡ. Thấy hai cô đứng yên , Trần Khải ngồi xuống trước. Hai cô nhìn nhau rồi khép nép ngồi sát vào nhau , xa hẳn Trần Khải đến một thước. Trần Khải moi trong túi áo gói thuốc Mélia jaune , loại thuốc lá bình dân của Pháp đang trở nên rất thịnh hành ở Việt Nam lúc ấy. Trần Khải cẩn thận nhìn quanh khu vườn như sợ có ai rình rập. Rồi anh hắng giọng và nhập đề bằng vài câu khen ngợi tinh thần ái quốc của hai chị em , trước khi trình bài về tình hình đất nước. Nói chung thì những điều này , Tân đã nói nhiều rồi , Trần Khải chỉ lập lại một cách vắn tắt mà thôi. Rồi Trần Khải điểm qua các tổ chức chống Pháp từ Cần Vương , Đông Kinh Nghĩa Thục , các cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên , Yên Bái , Bãi Sậy , phân tích tại sao những tổ chức đó đều thất bại. Từ đó , Trần Khải dẫn vào Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội do Nguyễn Aí Quốc lãnh đạo , là tổ chức yêu nước , có kế hoạch đánh đuổi thực dân Pháp , sẽ đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Trong khi phân tách tình hình và nhắc qua đến các đòan thể đấu tranh chống Pháp , Trần Khải đã cố tình không đề cập đến một đảng cách mạng đang bộc phát như sóng cuộn lúc ấy là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1928 có thể nói là giai đoạn vàng son nhất của Quốc Dân Đảng , hiểu theo nghĩa có sức hấp dẫn mãnh liệt quần chúng. Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội vẫn tung cán bộ hoạt động tích cực , nhưng toàn miền Bắc gần như bị lu mờ vì Quốc Dân Đảng , cũng như ở miền Nam , Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội bị khựng lại vì sức hút của đạo Cao Đài mới được khai sinh năm 1926. Trần Khải là một đảng viên được học tập , được huấn luyện và trang bị đầy đủ kiến thức về cách mạng vô sản , đi theo đường lối đệ tam quốc tế , hướng về Liên Bang Xô Viết vĩ đại. Nhưng trong giai đọan này , Trần Khải không dại gì mà thuyết giảng về những điều phứt tạp đó. Chủ yếu chỉ là khai thác nhiệt tình yêu nước của những người trẻ tuổi bồng bột như Hậu và Duyên mà thôi. Chính lãnh tụ Nguyễn ái Quốc của Trần Khải , năm 1925 khi thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội tại Quãng Châu , đã khẳng định rằng , chưa thể tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam được , bởi lý do không ai hiểu Cộng sản là gì cả ! Hai năm sau , tại Mạc tư Khoa , Nguyễn ái Quốc còn nhắc lại nhận định ấy. Chẳng hạn , theo học thuyết
  2. Mác-xít thì hai tiếng “vô sản” có nghĩa là giai cấp công nhân làm việc trong các nhà máy , nhưng không chiếm hữu tư liệu sản xuất , cho nên luôn bị chủ nhân bốc lột. Chính giai cấp công nhân , tức những người vô sản đó , sẽ đứng lên làm cách mạng. Đưa vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam thì giới vô sản còn quá ít , gần như không có thì đúng hơn , vì làm gì có nhà máy ! Tuyệt đại đa số quần chúng chỉ là bần cố nông mà thôi. Như vậy thì lực lượng cách mạng vô sản , hiểu theo nghĩa Marx và Lénine , kể như không có tại Việt Nam. Cách tuyên truyền hay nhất lúc này chỉ là đem kẻ thù thực dân Pháp ra làm mục tiêu để huy động quần chúng mà thôi. Rồi từ đó sẽ lái họ vào con đường đệ tam quốc tế. Những người như Hậu và Duyên , có thể nói là đại diện cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ 20 , đang sôi sục căm thù Pháp , nên tổ chức nào kêu gọi là sẳn sàng tham gia ngay , không cần biết gì về lý thuyết hay chủ trương của tổ chức đó. Trần Khải kết luận: - Hai cô là những phụ nữ đầu tiên ở làng này giác ngộ cách mệnh. Rồi đây , Hải Ninh sẽ hãnh diện có hai cô là lá cờ đầu đi tiên phong để mở đường cho chị em phụ nữ ! Hậu và Duyên ngượng ngùng cúi xuống , mặc dầu trong lòng rất hãnh diện vì tin rằng mình sẽ nối gót những bậc anh thư như Trưng , Triệu. Trần Khải động viên hai cô bằng cách nhắc đến phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su trong Nam , đang trên đà thắng lợi. Anh kể tên một số phụ nữ ở trong đó , đã nêu cao tấm gương can đảm , ngang nhiên chống lại sự áp bức của cai phu , dù bị đàn áp dã man. Những cái tên rất lạ , chẳng biết có thật hay không , nhưng cũng làm Hậu và Duyên nức lòng ngưỡng phục. Chuyện mộ phu cho các đồn điền Nam Kỳ cũng như Cao Miên hoặc các thuộc địa Pháp ở nơi xa xăm như Nouvelle Calédonie , Hậu và Duyên đã nghe dân bàn tán nhiều và Tân cũng có một lần nói qua với các em. Chẳng những chỉ nghe nói , hai cô còn biết rõ một số người ở Hải Ninh đã đăng ký ra đi. Đó là một chính sách lớn của thực dân Pháp nhằm mua công nhân bản xứ với giá rẻ mạt để sống trong những điều kiện lao động cực kỳ vất vả. Dù bao nhiêu tin đồn bất lợi , mà Pháp vẫn thành công trong việc mộ phu là bởi vì đời sống của người dân Việt lúc ấy , nhất là ở nông thôn miền Bắc , quá nghèo đói và bất công , đến nỗi người ta sẳn sàng chấp nhận tha phương cầu thực. Người Việt Nam vốn có truyền thống sống bám lấy mảnh đất quê hương , khó lòng rời xa mồ mả tổ tiên , thế mà nay đành phải giã từ là bởi vì ở lại thì có khi cả nhà cùng chết đói. Những nhân viên mộ phu nổi tiếng như René Bazin , chỉ riêng năm 1927 , một mình gã đã tuyển được tới 18.000 dân phu ở miền Bắc để cung cấp cho các công trường , đặc biệt là đồn điền Dầu Tiếng của công ty Michelin. René Bazin cũng như những tên mộ phu khác , ăn tiền huê hồng từ mười đến hai mươi đồng trên mỗi đầu người tuyển được , cho nên họ hết sức sốt sắng và dùng đủ mọi thủ đoạn để lôi kéo càng đông người ghi danh thì càng tốt. Nên nhớ hai mươi đồng là một số tiền rất lớn , bởi một suất thuế thân hàng năm chỉ có hai đồng rưỡi mà nhiều người chạy không nổi , đành chấp nhận bị trói , bị đánh và vào tù ngồi ! Những bản thông cáo mộ phu dán khắp nơi , có những điều khoản thật hấp dẫn mà người đang đói khó có thể cưỡng lại. Chẳng hạn chỗ ăn , chỗ ở , áo quần , thuốc men đều miễn phí , lại còn được trả
  3. lương từng ngày. Chỉ cần bấy nhiêu thôi , người ta đã ùn ùn kéo nhau đi. Đi để thoát bước đường cùng hiện tại , sống cũng như chết ! Rồi khi vào đến đồn điền ấy , giấy tờ tùy thân bị tịch thu hết , đời sống nơi rừng thiêng nước độc ngập tràn muỗi sốt rét và nhất là điều kiện lao động bị đàn áp dã man , lúc ấy mới biết cái khổ thì đã muộn rồi , không trốn đi đâu được. Cuộc sống đồn điền nói chung , khắc nghiệt quá đến độ chính những nhà văn , nhà báo người Pháp phải lên tiếng tố cáo mạnh mẽ. Nhờ vậy , ngày 25 tháng 10 năm 1927 , toàn quyền Varenne đã phải ký nghị định qui định công nhân đồn điền chỉ phải lao động một ngày 10 tiếng và mỗi tuần được nghỉ một ngày. Trước đó thì họ hoàn toàn sống cuộc đời nô lệ , tính mạng nằm trong bàn tay vô nhân đạo của chủ và cai. Năm 1926 , có gần đến năm ngàn mộ phu liều mạng trốn khỏi đồn điền , vì không chịu đựng nổi đời sống nông trường. Những người đào tẩu này chấp nhận những hậu quả khủng khiếp sẽ xảy đến nếu bị bắt vì giấy tờ tùy thân không còn nữa. Chính vì những phẩn uất thường trực của công nhân , đồn điền cao su đã là mãnh đất mầu mỡ để Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội gài người vào tuyên truyền ngay từ những đợt đầu. Những tổ đảng lan ra rất nhanh vì bản chất công nhân đồn điền vốn đã mang tính vô sản , lại cùng bị bốc lột dã man như nhau. Trần Khải kể: - ở đồn điền cao su Dầu Tiếng , người của ta là chị Nguyễn thị Kim đã lãnh đạo anh chị em công nhân , chống lại cai thợ. Chị Kim năm nay mới 22 mà kiên quyết đấu tranh đến cùng. Bước đầu , chị ra sức vận động công nhân đình công. Chúng cho cai thợ tay sai ra đánh đập. Chị Kim liền tự nguyện tuyệt thực. Chị tuyệt thực đúng một tuần thì chúng phải nhượng bộ ! Ngày thứ ba thì chị đã ngất đi , phải đưa vào nhà thương cấp cứu ! Duyên ghé tai hỏi Hậu: - Tuyệt thực là gì hở chị? Trần Khải đáp thay Hậu: - Tuyệt thực là tự mình nhịn ăn để phản đối một điều gì bất công ! Duyên gật đầu nhưng trong lòng không tán thành phương thức này vì cô có tính mau đói. Nhịn một bửa đã khổ lắm rồi , huống chị nhịn cả tuần ! Cuối cùng , Trần Khải hỏi: - Bấy giờ có ai gọi hai cô đi làm cách mệnh , hai cô có dám đi không? Nói chuyện với Tân thì Hậu bạo mồm lắm. Nhưng gặp người lạ , cô lại quy về với bản năng rụt rè cố hữu của phụ nữ. Cô phân vân suy nghĩ rồi hỏi lại: - Chúng em muốn lắm chứ ! Nhưng chúng em cả đời chỉ biết làm ruộng. Buông cái cuốc cái liềm ra thì có biết gì nữa đâu mà làm cách mệnh?
  4. Trần Khải từ tốn đáp: - Ai cũng làm cách mệnh được ! Mỗi người một chỗ đứng , một công tác. Chỉ cần quyết tâm thôi ! Duyên cười: - Cách mệnh có cần người nấu cơm thì chúng em xin xung phong ! Trần Khải cũng cười theo và xòe bàn tay: - Chẳng hạn như thế. Đấy cũng là một công tác , một nhiệm vụ cách mệnh ! Rồi hắn nghiêm mặt nói thêm: - Hai cô phải suy nghĩ cho thật kỹ. Làm cách mệnh cực khổ lắm. Tây nó mà bắt được là nó tra tấn , đày ra Côn Lôn , có khi còn bị chém đầu nữa ! Hậu nắm chặt bàn tay , nói cứng: - Em không sợ ! Anh cứ giao công tác đi. Em nhận ngay ! Trần Khải gật đầu rồi tiến xa hơn: - Nhiệm vụ cách mệnh có khi đòi hỏi phải thoát ly. Nếu tổ chức cần , hai cô có dám thoát ly hay không? Hậu lại đáp ngay: - Em sẳn sàng ! Duyên bấu vào vai chị và hỏi nhỏ: - Thoát ly là thế nào hở chị? Trần Khải đáp: - Thoát ly là bỏ cha mẹ , bỏ hết anh em họ hàng. Khi tổ chức giao công tác , không được giao cho ai hết. Khi nào hoàn thành công tác , tổ chức cho phép , thì bấy giờ mới trở lại với gia đình ! Hai cô có làm được không? Hậu và Duyên cùng đáp: - Chúng em làm được ! Anh cứ giao công tác đi !
  5. Trần Khải hài lòng gật đầu. Tuy chỉ mới gặp thoáng hai cô có một lúc mà anh đã nhận ra ngay cô chị là Hậu lúc nào cũng hăng hái hơn , mặc dù so với Duyên thì Hậu có thân hình mảnh khảnh , gầy hơn cả Duyên lẫn Hoàn. Trần Khải chậm rãi giảng: - Các cô có tinh thần cao , nhưng cần kiên nhẫn , không thể nóng nảy được. Phải kiên nhẫn và phải kín đáo. Một mình mình đánh Tây , không đánh nổi nó đâu. Phải mọi người cùng đánh , cả nước cùng đánh mới được. Cho nên trước tiên cần phải tổ chức quần chúng , mà muốn tổ chức quần chúng thì phải giáo dục quần chúng cho họ hiểu. Chẳng hạn nếu không nhờ anh Tân giáo dục thì chính bản thân hai cô cũng vẫn bằng lòng với cuộc sống đầy bất công và áp bức , chứ làm gì có tinh thần cách mệnh như bây giờ ! Rồi Trần Khải gợi ý hai cô nên xây dựng một tổ học nghề cho phụ nữ trong làng. Chẳng hạn mở lớp dạy đan thêu và may quần áo đàn bà. Lúc này phong trào mỹ nghệ đang lên cao , các cô gái quê rất ưa thích những kiểu quần áo lạ mắt mang tính thị thành. Trần Khải bảo Hậu: - Cô nên nói khéo với hai bác , nhất là mẹ cô. Nhà này cũng rộng rãi , có thể lấy một buồng làm lớp học. Ta qui tụ chị em phụ nữ cho đông đảo , trước dạy nghề , sau dạy chữ. Rồi từng bước mở rộng , dạy chữ quốc ngữ cho cả dân làng , ai cũng cần biết đọc biết viết. Dân ta mù chữ thì thằng Tây dễ cai trị mà bọn cường hào ác bá cũng dễ bốc lột. Nếu nâng dân trí lên cao , rất khó có ai bắt nạt được ! Vả lại , người ta có đọc được , thì chúng ta mới chuyển tài liệu cho họ để từ từ giáo dục họ về lý tưởng cách mệnh ! Chưa gì Hậu và Duyên đã thấy khó khăn rồi bởi cả hai chưa hiểu rõ cách bố trí của Trần Khải , hay nói đúng hơn là của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội , tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương sau này. Họ luôn luôn len lỏi vào giới bình dân , ít học , nghèo đói và bị áp bức , xây dựng từng nhóm nhỏ dưới danh nghĩa tốt đẹp như hôi tương tế , nghiệp đoàn thợ thuyền , lớp dạy nghề.v.v. Hãy cứ gom người lại đã , rồi từ từ tuyên truyền cách mệnh. Chủ trương ấy quả thật đã gặt hái được nhiều thành công ở những quốc gia nhược tiểu. Đảng Công sản Pháp thành lập đã lâu nhưng đảng này không bao giờ nắm được chính quyền bởi lẽ xã hội pháp có tự do dân chủ. Ngược lại ở những xã hội chậm tiến , cộng sản rất dễ thắng thế , không phải vì họ có tài lôi kéo quần chúng mà vì chính quần chúng đã chán ngấy hoặc đang căm phẫn những bất công mà họ phải chịu đựng hàng ngày. Đó là cái tình thế mà CS biết lợi dụng để đạt thắng lợi. Lớp cắt may mà Trần Khải đề nghị với chị em Hậu , chính là cái nôi đầu tiên mà hắn muốn thiết lập ở làng này để thu hút phụ nữ. Trần Khải cũng nói qua về đấu tranh giai cấp , nhưng quan điểm của anh , hay đúng hơn là quan niệm của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội (VNTNCMĐCH) lúc bấy giờ chưa để lộ tính sắt máu và tàn ác với người giàu như sau này , khi đảng Cộng sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề phong trào cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông sau năm 1949. Nói chung , Cộng sản rất khôn khéo trong giai đoạn đấu tranh , nhưng sẽ lộ bộ mặt cực đoan khi đã nắm chính quyền , vì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù !
nguon tai.lieu . vn