Xem mẫu

  1. Phần 34 Một tháng sau , giữa năm 1929 , mạng lưới Quốc Dân Đảng tiếp tục bị vỡ từng ngày , Nguyễn Thái Học lại bí mật triệu tập đại hội bất thường toàn quốc tại Bắc Ninh và quyết định thành lập Tổng Bộ Chiến Tranh để chuẩn bị khởi nghĩa , dù biết rằng như thế là quá vội vàng . Chủ trương của đảng trưởng và tổng bộ là : Thà khởi nghĩa để nêu cao tấm gương ái quốc , còn hơn là ngồi chờ cho Pháp bắt rồi cũng chết gục trong tù ! Phía thực dân Pháp , khi khám phá ra một tổ chức cách mạng có tầm ảnh hưởng quá lớn , với hơn 200 nghi can đã bị bắt , chúng không đem ra xét xử ở tòa án bình thường . Chiếu sắc lệnh của tổng thống Pháp , toàn quyền Đông dương Pìerre Pasquier liền cho thíêt lập một tòa án đặc biệt mà người Việt thường gọi là Hội Đồng Đề Hình , dự trù khai diễn phiên tòa công khai trong 2ngày 2 và 3 tháng 7 , do tên hung thần thanh tra chánh trị Jules Brides ngồi ghế chánh thẩm , tức chủ tịch Hội Đồng Đề Hình . Mọi chuyện xãy ra trong không khí hết sức sôi sục , nhưng chỉ có giới báo chí , hoặc những người nặng lòng với thời cuộc và các đoàn thể ái quốc biết tường tận câu chuyện , còn dân chúng thì cho đến lúc ấy vẫn không hiểu Quốc Dân Đảng là gồm những ai , và Hội Đồng Đề Hình là cái gì ! Nhiều người còn vô tình hoặc bị Pháp cố ý gạt gẫm , nhầm lẫn Quốc Dân Đảng với TNCMĐCH . Mật thám Pháp , mặc dù đã bắt nhốt được nhiều yếu nhân của Quốc Dân Đảng để chuẩn bị đưa ra tòa nhận những bản án tiền chế rất nặng nề , nhưng chúng vẫn chưa an tâm vì Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu còn ngoài vòng kiềm tỏa . Ngày nào chưa bắt được Nguyễn Thái Học thì hiểm họa khởi nghĩa vẫn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào . Đã thế , khoảng tháng 4/29 , Louis Marty , tổng giám đốc sở liêm phóng Đông Dương và Amoux , giám đốc nha công an Bắc Việt , lại nhận được bản tin Quốc Dân Đảng sẽ tấn công phá nhà ngục Hỏa Lò để giải cứu cho các đồng chí . Bản tin này làm cho chúng mất ăn mất ngủ bởi nếu chuyện xẩy ra , thì sẽ bị chính phủ bên mẫu quốc khiển trách là bất lực . Chánh thanh tra Brides thân hành vào tận nhà ngục , lôi từng tù nhân Quốc Dân Đảng ra hăm dọa : - Chúng mày liệu hồn ! Nguyễn Thái Học mà giở trò gì bên ngoài thì đầu của chúng mày sẽ rụng hết ! Rồi một mặt tăng cường phòng thủ nhà tù , một mặt bàn mưu tính kế cố tìm đủ mọi cách để tiêu diệt đảng trưởng VNQDĐ . Chúng kết luận : Nếu Nguyễn Thái Học bị bắt thì đảng viên như rắn mất đầu , nhất là những đồng chí đang ở tù , không còn chút hy vọng gì nữa , sẽ xuống tin thần rất nhanh , và Quốc Dân Đảng có thể tàn lụi và tan rã . Với đầu óc đầy thủ đoạn , hung thần Brides nghĩ ngay ra một kế . Trong số trên dưới 200 đảng viên đang bị thẩm vấn và nhốt ở Hỏa Lò , có nhà văn Ngô Văn Triện , bút hiệu Trúc Khê , lúc ấy đã có chút tên tuổi trong giới trí thức Hà Thành . Ông Triện ôm giấc mộng đánh Pháp từ thuở nhỏ , từng có ý lập đảng cách mạng . Năm 26 tuổi , ông gặp Phạm Tuấn Tài , sinh hoạt trong nhóm Nam Đồng Thư Xã phổ biến văn thơ yêu nước . Ngô Văn Triện tham gia rồi biến cả nhóm thành VNQDĐ. Vụ ám sát Bazin đưa ông vào tù do Bùi Tiên Mai khai tên ông trong danh sách yếu nhân của Quốc Dân Đảng .
  2. Biết ông Triện có uy tín và là chỗ giao tình với Nguyễn Thái Học , mật thám liền lôi ông lên , vừa đánh vừa đập vừa dụ dỗ . Chúng bảo ông viết một lá thư riêng cho Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu , khuyên cả hai ra đầu thú để cứu 200 đảng viên đang bị giam cầm . Chính quyền bảo hộ cam kết nếu Nguyễn Thái Học ra nạp mình thì mọi đồng chí sẽ được thả ngay . Còn riêng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu thì sẽ bị bán án đại khái cho có lệ mà thôi ! Nguyễn Thái Học đừng vì ích kỷ bản thâm mà làm hại các đồng chí hiện đang bị tra tấn trong ngục ! Trúc Khê Ngô Văn Triện lúc đầu còn cứng rắn từ chối , về sau bị tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần dữ dội quá , đành xiêu lòng ngồi viết thư cho đảng trưởng với nội dung như trên . Trùm mật thám Brides có được bức thu dụ hàng trong tay , vui mừng khôn xiết , nhưng không biết làm cách nào để gửi cho Nguyễn Thái Học bởi có biết Nguyễn Thái Học ở chỗ nào đâu mà gửi ! Đầu óc lưu manh bẩm sinh , hắn lại nghĩ ra được một kế khác : Hắn biết gần đây hai chị em cô Bắc cô Giang là những người rất gần gũi với Nguyễn Thái Học , biết rõ đường đi nước bước của đảng trưởng . Như vậy chỉ có cách nhờ cô Giang hoặc cô Bắc trao thư cho Nguyễn Thái Học là chắc ăn hơn cả . Nhưng chính cô Giang cô Bắc cũng ít khi có mặt ở nhà thì làm thế nào mà gặp được ! Mật thám Pháp một lần nữa đi đường vòng : Chúng biết cô Giang cô Bắc có hai người bạn thân cùng ở phủ Lạng Thương là hai chị em nhà họ Trịnh tên là Nhu và Uyển . Hai chị em Bắc Giang thì theo Quốc Dân Đảng . Còn hai chị em Như Uyển thì theo VNTNCMĐCH , lúc này vừa biến thành Đông Dương Cộng Sản Đảng . Dù đoàn thể khác nhau nhưng hai chị em cô Bắc cô Giang vẫn giữ mối thân tình với cô Nhu và cô Uyển vì vừa là tình đồng hương , vừa là cùng chí hướng chống Pháp . Hai cô Nhu Uyển có người anh cả tên Trịnh Đình Chiêm , tuy không chính thức hoạt động cho cách mạng nhưng cũng nặng lòng yêu nước . Một hôm Brides ra lệnh bắt Chiêm về đồn , gán cho tội chống chính phủ bảo hộ , đánh cho một trận nhừ tử rồi gọi hai chị em vào coi . Thấy anh mình thân thễ đầy những vết bầm tím lẫn với máu me , hai cô em đau xót như xé gan . Bấy giờ Brides mới bảo : - Tao biết hai đứa chúng mày là đảng viên cộng sản ! Tội của chúng mày với thằng anh chúng mày đều đáng chặt đầu ! Nhưng tao cho hai đứa chúng bay một cơ hội để lập công chuộc tội . Nếu muốn cứu anh chúng mày cũng như chính bản thân chúng mày khỏi bị chặt đầu , thì hai đứa chúng mày chỉ việc trao tận tay Nguyễn Thị Bắc hoặc Nguyễn Thị Giang một bức thư để chúng nó chuyển cho Nguyễn Thái Học ! Đơn giản có thế thôi . Nếu chúng mày làm được việc này , thì chẳng những Trịnh Đình Chiêm được thả mà còn có thể được Pháp ban thưởng . Về phần chúng mày thì tao cũng ngơ cho , không bắt nhốt ! Vì thương anh , hai cô Uyển , Như nhận lời , cầm lá thư ra đi .
  3. Ra khỏi cổng nhà giam , hai cô bàn nhau đến gặp đồng chí Mai Ngọc Thiệu lúc ấy đang là Bí Thư Xứ Ủy Bắc Kỳ của VNTNCMĐCH để báo cáo sự việc và xin chỉ thị . Ban chấp hành Xứ Ủy liền triệu tập phiên họp bất thường để xử lý trường hợp gai góc này , vì trong quá khứ chưa xẩy ra bao giờ . Hôm ấy là cuối tháng 5 năm 1929 . Đại hội Xứ Ủy nhất trí quyết định : Phải đưa hai cô Như Uyển sang Quãng Châu , để lại bên đó công tác cho tổng bộ TNCMĐCH , bởi nếu để lại trong nước thì một là Pháp sẽ tiếp tục lợi dụng khai thác , hai là sẽ có sự ngộ nhận rồi gây nên xung đột giữa TNCMĐCH và VNQDĐ . Mai Ngọc Thiệu thay mặt xứ ủy , chỉ thỉ Tỉnh đảng bộ Hải Phòng thu xếp đưa hai chị em Uyển , Như sang Quãng Châu bằng tàu thủy càng sớm càng hay . Ba hôm sau , Uyển và Như đáp xe lửa xuống Hải Phòng . Ban chấp hành Tỉnh Bộ Hải Phòng đã được Xứ Ủy thông báo trước , liền họp nhau để chuẩn bị nhận hai nữ đồng chí mà họ từng nghe là rất tích cực hoạt động cho đảng . Phòng họp tỉnh bộ Hải Phòng hôm ấy có đến 9 đồng chí tham dự , do Nguyễn Đức Cảnh chủ tọa . Lúc ấy , Cảnh 21 tuổi , vừa từ Hà Nội xuống giữ chức Bí Thư Tỉnh Đảng Bộ tỉnh Hải Phòng . Thời gian này , Cảnh cùng Đỗ Ngọc Du thường xuyên họp hành với ba đồng chí vừa bỏ Đại Hội Hồng Kông về chỉ vì đại hội không đồng ý việc đổi tên thành Đảng Cộng Sản . Họ xông xáo đi tranh thủ vận động các chi bộ TNCMĐCH yêu cầu họ thoát ly tổ chức cũ , đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản Đảng . Công việc khó khăn và tế nhị vì nhiều người muốn giữ lại TNCMĐCH , chưa thuận tiện để ngả hẳn theo cánh Cộng Sản của Cảnh. Giữa lúc ấy , Xứ Ủy Mai Ngọc Thịệu , tức Cả Sâm , bí mật chỉ thị Đỗ Ngọc Du phụ trách việc đưa hai chị em Uyển Như sang Trung Quốc . Du liền bàn với Cảnh đề xuất phương thức giải quyết chuyện quan trọng này . Cái ý trong đầu Cảnh và Du đã có sẳn nhưng muốn tránh trách nhiệm , Cảnh liền triệu tập buổi họp đảng bộ để mọi người cùng chia xẻ . Trong số 9 đảng viên hiện diện tại buổi họp , ngòai Nguyễn Hửu Cảnh và Đỗ Ngọc Du , còn có Quốc Anh , Kim Tôn và Sĩ Quyết đều cùng chủ trương sắt máu như Cảnh . Những đồng chí khác như Nguyễn Thị Vinh , Lê Văn Đống và Hồ Ngọc Lân thì chỉ tham gia thầm lặng , không có ý kiến gì . Mở đầu phiên họp , Cảnh phát biểu : - Hiện nay , Tổng Bộ TNVNCMĐCH đã giải tán để thay thế bằng Đông Dương Cộng Sản Đảng . Đất Quãng Châu đã bị Tưởng Giới Thạch hoàn toàn khống chế , làm gì còn chỗ đứng cho ta nữa mà đưa người của ta sang bên ấy ! Chả nhẽ Xứ Ủy Bắc Kỳ không biết điều này hay sao mà lại bảo chúng ta gửi hai chị Như , Uyển sang Quảng Châu giao cho Tổng Bộ TNVNCMĐCH ? Chủ trương như thế thì thật quá mơ hồ ! Tổng Bộ Thanh Niên không còn , mà đất Quảng Châu cũng không còn . Gửi người sang đấy thế nào được ! Hai ba đồng chí cùng góp ý chê trách Xứ Ủy Bắc Kỳ ngây thơ . Nói chung ,nhóm Cộng Sản tiền phong này vẫn đang ấm ức vì nhiều đoàn viên TNCMĐCH vẫn cứ muốn bám
  4. lấy cái tên hiện tại mà không chịu đổi thành Đông Dương Cộng Sản . Nguyễn Đức Cảnh nói : - Như thế thì bây giờ mình phải làm gì ? Ngày mai hai chị ấy xuống đến nơi rồi ! Gửi người trả lại cho Xứ Ủy hay sao ? Đổ Ngọc Du đề nghị thẳng : - Hai chị Như , Uyển đã gặp mật thám Pháp , biết họ thỏa thuận với Pháp những gì ? Hai chị ấy lại nhận lời đi gặp Quốc Dân Đảng để kêu gọi Nguyễn Thái Học về hàng Pháp . Như thế thì cái ý phản bội đã có trong lòng rồi . Xứ Ủy chắc cũng biết như thế , nhưng ngại xử lý nên giao cho Tỉnh Bộ chúng ta . Các đồng chí thử nghĩ mà xem : Để hai đồng chí ấy trong nước thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ mang họa bởi hai chị ấy biết rõ hầu hết các yếu nhân của Đảng . Mà đưa hai chị ấy sang Hồng Kông cũng không được , nếu xẩy ra chuyện gì bên ấy thì Tổng Bộ sẽ khiển trách chúng ta . Chi bằng thủ tiêu quách đi cho xong ! Cả phòng họp cùng yên lặng . Rồi một nữ đồng chí dè dặt phát biểu : - Tôi biết hai chị em cô ấy từng đóng góp nhiều cho đoàn thể , lại chưa có lỗi lầm gì cụ thể mà ta thủ tiêu thì có …. nên xét lại không ? Chúng ta làm cách mạng đánh Tây . Chưa đánh được thằng Tây nào , đã giết người của mình thì có quá đáng không ? Quốc Anh đáp : - Vì đảng mà làm thì chả có gì để gọi là quá đáng ! Trong phòng họp này có ai thù oán gì với hai chị em cô ấy đâu ! Chẳng qua là vì tiền đồ của đảng mà thôi ! Mai kia nước nhà độc lập thì co tên hai chị ấy gắn trên một cái biển phố để ghi công là được chứ gì ! Đỗ Ngọc Du phân tích thêm : - Tôi chắc Xứ Ủy cũng muốn thủ tiêu hai chị ấy , nhưng còn e ngại , giống như ngày xưa Tào Tháo muốn giết Nễ Hành là một dan sĩ được nhiều người nễ phục . Tào Tháo mới cho đi sứ gặp Lưu Biểu để mượn tay Lưu Biểu giết đi . Lưu Biểu biết thâm ý của Tào Tháo nên không giết Nễ Hành mà lại sai Nễ Hành đi gặp Hoàng Tổ . Kết quả là Nễ Hành bị Hoàng Tổ giết ! Tình thế hôm nay cũng vậy . Xứ Ủy muốn giết hai đồng chí Như , Uyển , nhưng mượn tay chúng ta . Chúng ta biết thế nhưng phải giết để tránh hậu họa ! Phòng họp lại yên lặng . Nhiều người muốn bênh vực cho hai cô Như , Uyển , nhưng thấy nhóm Hồng Kông hung hăng quá , họ đành làm ngơ mặc dầu trong lòng rất bức rứt . Nguyễn đức Cảnh kết luận : - Chúng ta không có nhiều thì giờ . Ngày mai ai chị ấy xuống đến nơi rồi . Thôi thì đành vậy . Để bảo toàn lực lượng , nên thủ tiêu hai chị em Trịnh Thị Như và Trịnh Thị
  5. Uyển . Thay mặt tỉnh đảng bộ , tôi giao việc này cho đồng chí Hồ Ngọc Lân thi hành . Phòng họp hôm nay có tất cả chín người . Tất cả đều phải giữ tuyệt mật . Sau khi hai chị em Uyển và Như bị ám sát , tất nhiên ta sẽ phao tin là Quốc Dân Đảng thanh toán vì hai chị ấy nhận lời mật thám Pháp dụ dỗ Nguyễn Thái Học về đầu thú ! Hội nghị giải tán trong không khí nặng nề , mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau nhưng không ai dám nói với ai vì sợ kỷ luật sắt máu của đảng . Tối hôm sau , như đã hẹn trước , đúng 7 giờ 32 tối , hai cô Như , Uyển đến trước trường học Trí Tri , ở đó sẽ có người đợi sẳn để đưa hai cô ra mắt Tỉnh Bộ . Trong bóng tối mờ mờ tại khu vực vắng vẻ và xa lạ , hai chị em Trịnh Thị Như và Trịnh Thị Uyển đang ngơ ngác nhìn quanh thì một bóng ngừơi xuất hiện . Hai cô hồi hộp mừng rỡ , nhưng chưa kịp cất tiếng hỏi thì người ấy đã giơ súng bắn thẳng vào Ngực Uyển , cô ngã gục xuống và chết ngay . Cô Như hoảng hốt bỏ chạy thì một viên đạn bắn theo , nhưng chỉ trúng vào bắp chân làm cô kêu thét lên rồi quỵ xuống . Cô chưa chết , nhưng rõ ràng kẻ sát nhân không muốn giết cô , chỉ bỏ cô nằm đó và tẩu thoát trong bóng đêm . Vừa đau đớn , vừa hoảng sợ , Như tự hỏi : Kẻ sát nhân là mật thám Pháp hay Quốc Dân Đảng ? Không bao giờ trong đầu cô mảy may có ý ngờ vực rằng chính những đồng chí cộng sản của cô lại nhẫn tâm giết hai chị em cô vì một nguyên cớ rất mơ hồ ! Chị em cô cam lòng thoát ly gia đình , từ giã xóm làng thân yêu để dấn thân trên bước đường thiên lý đầy chông gai , chẳng lẻ lại bị chính những đồng chí của mình hạ thủ ! Cô rên rỉ lết lại ôm xác cô em gái rồi khóc tấm tức trong bóng đêm dày đặc . Sau vụ án mạng , mật thám cho bắt Mai Ngọc Thiệu , người đứng đầu Bắc Việt Kỳ Bộ.
nguon tai.lieu . vn