Xem mẫu

  1. Phần 33 Năm 1927 , Cảnh 19 tuổi , được Nguyễn Thái Học cử sang Quảng Châu gặp tổng bộ VNTNCMĐCH để bàn chuyện kết hợp chống Pháp . Nhưng tại đây Cảnh bị Nguyễn Ái Quốc thuyết phục , bỏ nhóm Quốc Dân đảng để tuyên thệ gia nhập VNTNCMĐCH rồi trở về gieo mầm hạt giống Cộng Sản trong nước . Sau khi chủ động thành lập Công Hội Đỏ Bắc Kỳ , Cảnh vào miền Trung , giữ công tác tuyên truyền trong ban thường vụ xứ ủy Trung Kỳ . Nhưng chỉ một năm sau thì bị bắt ở Vinh . Mật thám đưa Cảnh về Hải Phòng và chặt đầu lúc Cảnh mới 24 tuổi . Nguyễn Phong Sắc sinh năm 1902 tại làng Bạch Mai , tỉnh Hà Đông . Theo học trường Bưởi rồi sau này dạy học ở tư thục Thăng Long . Năm 1926 Sắc gia nhập VNTNCMĐCH và năm 1929 thì làm bí thư chi bộ Hà Nội . Sau khi tham gia thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Hà Nội , Sắc vào Nghệ An chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh , làm giật mình nhà cầm quyền thực dân . Từ đó , Sắc trở thành ủy viên trung ương đảng , phụ trách bí thư xứ ủy Trung Kỳ . Cái tên Nguyễn Phong Sắc quan trọng ấy được tô đậm trong sổ bìa đen của mật thám Pháp . Cho nên năm 1931 , khi Sắc cải trang , đáp xe lửa ra Hà Nội công tác thì mật thám đã được mật báo trước , chờ sẳn tại ga Hàng Cỏ , lôi Sắc đi thủ tiêu bí mật , không ai thấy xác . Lúc ấy Nguyễn Phong Sắc vừa tròn 28 tuổi . Riêng Ngô Gia Tự , sau khi chia tay Lê Tiến và Hậu ở ngã Lò Rèn , lại lên đường vào Sài Gòn , liên lạc với các đồng chí trong ấy để bố trí hoạt động . Lúc ấy , Châu Văn Liêm đang lãnh đạo An Nam Cộng Sản đảng tại Sài Gòn . Gặp Ngô Gia Tự , Liêm liền giải tán An Nam Cộng Sản Đảng để đưa hết đảng viên gia nhập vào Đông Dương Cộng Sản Đảng do Ngô Gia Tự làm bí thư xứ ủy Nam Kỳ , trụ sở đặt tại đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn . Năm sau , Tự có dịp gặp gỡ Trần Phú , tổng bí thư đảng đầu tiên vừa được bầu sau hội nghị Thống Nhất tại Hồng Kông hồi tháng 10 năm 1930 . Phú cũng vào Sài Gòn hoạt động và ngày ngày đi làm công nhân tại Hồng Thập Tự street . Đường cách mạng của Ngô Gia Tự thật ngắn ngủi ! Năm 1930 , Tự bị bắt tại Sài Gòn và đày ra Côn Đảo . Năm năm sau , Tự cùng một số đồng chí tổ chức vượt ngục thành công . Nhưng không may lại bị đắm thuyền mất tích trên biển . Lúc ấy , Tự 27 tuổi . Giả như Ngô Gia Tự rán chờ thêm một năm nữa , thì chắc chắn Tự đã có thể được ân xá , bởi năm ấy mặt trận Bình Dân thiên tả bên Pháp lên cầm quyền. Tự bị bắt được một năm thì đến lượt Trần Phú cũng bị tóm ở số 66 đường Hồng Thập Tự Sài Gòn ngày 18 tháng tư năm 1931 . Vì là Tổng Bí Thư Đảng , Phú bị tra tấnnặng nề , chết đi sống lại , khiến mật thám phải đưa vào nhà thương Chợ Quán điều trị . Nhưng Phú kiệt sức và qua đời ở tuổi 27 . Nhưng , tất cả những diễn tiến ấy là chuyện của những năm sau . Trở lại năm 1929 , sau khi thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Hà Nội , nhóm Ngô Gia Tự chia nhau bung ra , đi tuyên truyền khắp nơi , không những chỉ nắm đối tượng là quần
  2. chúng , mà còn phải vận động ngay trong nội bộ VNTNCMĐCH để thuyết phục họ bỏ đoàn thể cũ , chuyển sang thành đảng viên Cộng sản . Ngô Gia Tự hôm nay theo Lê Tiến đến ngã Lò Rèn gặp Hậu cũng không ngòai mục đích ấy . Và Hậu , dĩ nhiên chỉ ngồi nghe thôi chớ không hiểu gì để phát biểu . Hậu đi làm cách mạng để giải phóng đất nước , danh xưng nào cũng được , miễn cứ đánh Tây là đúng với ý nguyện của Hậu . Khoảng hai tuần sau, một ngày nắng gắt giữa tháng 7 , Lê Tiến đột ngột đến tìm Hậu . Lúc ấy đã gần trưa ,Kiệt và Thông vẫn đi làm như thường lệ mặc dầu chẳng có việc gì cố định . Riêng Mão thì hôm nay đi mua mực in và giấy bản , nên ở nhà chỉ có mình Hậu đang vá áo . Vừa bước vào , Lê Tiến bỏ mũ trên bàn , tự động ngồi xuống ghế và nói : - Có gì ăn không chị Quyết ? Đói quá ! Hai hôm nay không có gì vào mồm , chỉ toàn uống nước lã cầm hơi ! Lê Tiến cố nở nụ cười , nhưng không che giấu nổi nét mặt xanh xao và đôi mắt hết sức mệt mỏi . Hậu nhìn Lê Tiến , thảng thốt kêu lên : - Chết ! Nhịn hai hôm rồi cơ à ! Thấy anh gầy hẳn đi , tôi lại cứ ngỡ là anh mới đi công tác ở xa về ! Lê Tiến gật đầu vừa nói vừa thở : - Vâng ! Tôi mới xuống Hải Phòng . Ở dưới ấy năm hôm . Có ít tiền , dọc đường tiêu sạch cả ! Hậu cúi lấy cái nón dưới chân giường và bảo : - Nhà chả còn gì ăn . Cơm nguội cũng hết . Anh chờ tôi một tý , tôi chạy ra đầu ngõ mua cái gì cho anh ăn tạm . Dứt lời , Hậu vén mành bước ra ngay . Lê Tiến nói với theo : - Củ khoai , mẩu sắn , thứ gì cũng được chị Quyết ạ ! Hậu im lặng cắm đầu rảo bước , cảnh nhịn đói là chuyện diễn ra thường xuyên , chẳng có chút gì bất ngờ . Nhiều lần Hậu , Kiệt , Thông và Mão đã từng trãi qua những ngày xanh xao như Lê Tiến hôm nay . Tuy vậy , nhìn Lê Tiến Hậu vẫn xúc động bởi cô cứ tưởng lãnh đạo Thành Bộ như Lê Tiến thì phải có cơ quan kinh tài chu cấp tiền bạc , chứ đâu có biết Lê Tiến cũng như Hậu , phải tự túc tự cường , giật gấu vá vai mà sống . Tài chánh eo hẹp , Hậu và các đồng chí từ mấy tháng nay đã thỏa thuận với nhau là chỉ ăn hai bửa sáng tối . Cho nên Lê Tiến đến buổi trưa thì thật không đúng lúc , Hậu chẳng chuẩn bị thức ăn gì trong bếp .
  3. Hậu đi mấy phút rồi bưng về một bát canh rêu cua và dĩa bánh đúc , đặt trên bàn trước mặt Lê Tiến . Mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm Lê Tiến nuốt nước miếng ừng ực , bàn tay luống cuống cầm đũa gắp bánh đúc nhai ngay , không kịp mời Hậu lời nào , Hậu vào bếp rót nước trà mang ra rồi tế nhị bỏ vô sân sau để Tiến ăn uống một mình cho tự nhiên . Mấy phút sau cô trở lên thì phần ăn của Lê Tiến đã cạn sạch . Anh vừa thở vừa cầm mũ quạt mồ hôi vã ra đầy mặt . Anh bưng cốc nước uống gần cạn và ngượng ngùng phân trần : - Miếng khi đói bằng gói khi no ! Tôi cuốc bộ từ nhà lại đây , mắt cứ hoa cả lên ! Hậu cũng cười theo : - Anh ăn bát nữa nhé ! Tôi còn tiền ! Nhịn hai ngày rồi thì chắc một bát chả thấm vào đâu! Lê Tiến xua tay : - Cám ơn chị . Tôi no rồi chị ạ ! Dạo ở biên giới , có khi còn nhịn cả tuần lễ . Gặp lá gì cũng nhai , gặp củ gì cũng đào ! Ở thành thị thì kiêng đủ thứ . Lên rừng ăn bừa bãi mà chả có ai chết cả ! Rồi anh đưa mắt nhìn vào trong và đổi đề tài : - Các anh ấy đi vắng cả ? Hậu vừa dọn bát đũa cho Lê Tiến vừa đáp : - Vâng ! Anh Kiệt với anh Thông thì ngày nào chả đi làm ! Chỉ có anh Mão hôm nay đi mua mực ! Mới đi xong ! Hậu vào bếp rồi trở ra rất nhanh , ngồi ghé xuống mép giường , hỏi cho có chuyện : - Anh đi Hải Phòng có chuyện gì không anh ? Nghe bảo gia đình anh ở dưới ấy ? Chắc anh về thăm hai cụ ? Lê Tiến gật đầu : - Vâng ! Ông bà cụ tôi ở Hải Phòng , nhưng tôi đi công tác , không tiện ghé nhà . Cả năm nay tôi không gặp lại ông bà cụ tôi ! Câu nói của Lê Tiến làm Hậu chợt nhớ đến cha mẹ của mình và nhất là Duyên cùng toàn chi bộ Hải Ninh mà Hậu có công gầy dựng từ phút đầu . Nữa năm nay chẳng biết Hải Ninh có phát triển thêm được đảng viên nào nữa không ? Cô tự hỏi và nén tiếng thở dài . Rồi cô tiến lại rót thêm cốc nữa cho Lê Tiến và nhân tiện kéo ghế ngồi đối diện để nói chuyện cho kín đáo hơn . Cô ngập ngừng một chút rồi dè dặt hỏi : - Anh ghé thăm hay là có chỉ thị mới của Thành Bộ ?
  4. Ý Hậu muốn hỏi về việc Thông sắp được thuyên chuyển đi công tác chỗ khác như lời Lê Tiến đã cho biết trước đây . Thông đi , tất nhiên Hậu cũng buồn vì phải xa một người đồng chí hiền lành . Nhưng Lê Tiến đáp : - Không ! Tôi đi ngang tạt vào thăm thôi ! Hậu bạo dạn nói đùa : - Anh đi ngang , nhưng giá không đói bụng thì chắc cũng chả thèm vào thăm chúng tôi ! Lê Tiến cười ngượng ngập : - Chị tinh thật ! Phục chị đóan giỏi ! Hậu tắt nụ cười , hạ giọng xuống và nghiêm nghị hỏi : - Mấy hôm nay , tối nào anh Kiệt với anh Thông đi làm về cũng kể cho tôi nghe vụ thực dân Pháp vừa xử án Quốc Dân Đảng . Dư luận xem chừng xôn xao lắm . Thành bộ có chủ trương gì về việc này không anh ? Nghe câu hỏi , ánh mắt Lê Tiến chợt mất hẳn nét vui để đổi thành ưu tư nặng trĩu . Anh nhìn Hậu , khẻ gật đầu nhưng không trả lời . Vụ xử Quốc Dân Đảng vừa diễn ra hôm đầu tháng là một biến cố quá lớn , tất nhiên Lê Tiến cũng như các đồng chí ở Thành Bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng không thể không theo dõi rất sát , bởi dù muốn dù không , nó cũng tạo nên những biểu hiện tiêu cực không che giấu được ở một số đảng viên Cộng Sản . Trên thực tế , thì từ đầu năm đến giờ , mật thám Pháp đã huy động tối ta lực lượng để lùng bắt mọi thành phần chống đối , chứ đâu có riêng Quốc Dân Đảng ! Trông người lại nghĩ đến ta . Biết đâu trong tương lai , đoàn thể của Tiến cũng sẽ có ngày không may , nối đuôi nhau ra tòa như Quốc Dân Đảng hôm nay ! Mà chẳng phải riêng Lê Tiến lo âu . Cá nhân Hậu cũng đứng ngồi không yên vì những vụ bắt bớ diễn ra cùng khắp Hà Thành . Đã nhiều đêm Hậu ngồi bàn cùng với Kiệt , Mão và Thông , nóng lòng mong được bố trí đi nơi khác , vì cứ ở mãi một chỗ , chắc chắn có ngày sẽ bị lộ . Từ khi từ giã gia đình cất bước lên đường , mối lo gan ruột của Hậu vẫn là chết rũ trong tù khi chưa làm được việc gì đáng kể cho đoàn thể cũng như đất nước . Hôm nay nhân gặp riêng Lê Tiến , cô đình bày tỏ cái ý ấy cho Thành Bộ biết để xem Lê Tíến có đưa ra được phương án nào mới cho Hậu đỡ sốt ruột chăng ? Chẳng lẽ cứ nằm đây , cứ uống nước cầm hơi mà chờ mật thám đến còng tay cô ! Cô nhắc lại câu hỏi : - Anh chắc có theo dõi vụ xử án Quốc Dân Đảng ? Bị bắt đông như thế thì chắc là có đứa tay trong phản bội ! Trước nhận xét của Hậu , Lê Tiến nén tiếng thở dài thông cảm . Anh cần đắn đo suy tính xem có nên cho Hậu biết về tình hình giao động của Thành Bộ Đông Dương Cộng
  5. Sản Đảng nhân vụ Pháp đang thẳng tay đàn áp Quốc Dân Đảng hay không ? Bởi trong vụ này , có một vài khúc mắc mà chính Lê Tiến cũng đang cảm thấy phân vân sau chuyến đi Hải Phòng vừa qua ! Lùi trở lại hơn nữa năm về trước , nghĩa là từ đầu tháng 2 , sau khi René Bazin bị ám sát tối 30 Tết . Mấy ngày Xuân chưa đi qua thì hàng loạt yếu nhân của Quốc Dân Đảng đã sa lưới mật thám Pháp . Giặc ngoài thù trong , thật là một đại nạn cho những người yêu nước . Sở dĩ mật thám Pháp thành công dễ dàng như vậy là vì trong số những người bị bắt ngay đợt đầu , ngày 17 tháng 2 , có Bùi Tiên Mai , chủ tịch đảng bộ Quốc Dân Đảng tỉnh Thái Bình . Mai vốn là một công chức cấp thấp của nhà nước , trước đây làm việc bên tỉnh Phú Thọ , bị cách chức vì cờ bạc và bê trễ công vụ . Nhờ mồm mép khéo giao dịch , khi trở về Thái Bình , Mai được kết nạp vào Tỉnh Bộ và lên nắm quyền lãnh đạo Quốc Dân Đảng toàn tỉnh . Thái Bình lúc ấy , có viên Tổng Đốc cùng hung cực ác là Vi Văn Định , một tay sai đắc lực của thực dân , chuyên đi lùng bắt và tra tấn dã man các nhà ái quốc . Vốn mang bản chất lật lọng và cuộc sống phú quí , Bùi Tiên Mai đã phản bội lời thề tiết lộ hết tổ chức , kế hoạch cũng như nhân sự của Quốc Dân Đảng cho mật thám Pháp . Vì vậy , phần lớn những nhân vật quan trọng của Tổng Bộ , Thành Bộ và một số Tỉnh Bộ đều bị Pháp đưa vào tù . Trước tình thế đen tối , đảng viên cứ một ngày một mất dần , cơ sở bí mất cứ mỗi ngày mỗi bại lộ . Nguyễn Thái Học phải triệu tập đại hội Đảng toàn quốc tại Bắc Ninh vào đầu tháng Tư để bổ xung nhân sự , đặc biệt là tuyển thêm phụ nữ lo phụ trách công tác giao liên cho Đảng vì dù sao phụ nữ cũng ít bị để ý hơn . Một số nữ đảng viên được giao trọng trách nhân dịp này , trong đó có ba chi em gái con một nhà nho ở phủ Lạng Thương tỉnh Bắc Giang , đó là cô Bắc , cô Giang và cô Tình . Cả 3 đều có chí lớn , từng tham gia tổ chức cách mạng của Nguyễn Khắc Nhu tại Bắc Giang trước khi VNQDĐ ra đời . Năm 1927 , Nguyễn Khắc Nhu đem tổ chức của mình sát nhập vào VNQDĐ , ba cô Bắc , Giang và Tình đương nhiên trở thành đảng viên Quốc Dân Đảng . Riêng cô Giang , nhờ tư chất thông minh , có chữ nghĩa và khả năng tuyên truyền sắc bén , trở thành người được tổng bộ tin cẩn và có dịp kề cận thường xuyên bên cạnh Nguyễn Thái Học . Cô gấp rút vận động quần chúng , nhất là lực lượng quân nhân người Việt đi lính cho Pháp , kêu gọi hàng ngũ trở về với dân tộc , tham gia ngày khởi nghĩa gần kề .
nguon tai.lieu . vn