Xem mẫu

  1. Phần 27 Hậu sợ hãi lắc đầu lia lịa : - Không ! Cảm ơn ông ! Tôi đi bộ quen rồi ! Dứt lời Hậu bước nhanh hơn như chạy trốn . Người kéo xe cất tiếng gọi : - Chị Quyết ! Chị lên xe đi ! Anh ta gọi lần thứ hai , Hậu mới sực nhớ ra mình có cái bí danh mới là Vũ thị Quyết mà chỉ có một vài đồng chí trong tổ chức biết được . Hậu dừng lại , quay đầu ngơ ngác nhien lại anh ta . Anh phu xe nỡ nụ cười hiền hòa và bảo : - Chị lên xe , tôi kéo . Chị mới lên Hà Nội lần đầu , biết đàng nào mà mò ! Hậu hoàn hồn mỉm cười và hỏi : - Hóa ra anh là … Người kia ngắt lời : - Vâng ! Tôi đây . Anh Quảng không dặn chị hay sao ? Anh phu xe đang nói dở câu thì có hai người đàn ông mặc âu phục từ phía nhà ga đi ra , xăm xăm bước tới phía Hậu , nét mặt rất khả nghi . Sợ là mật thám theo dõi , anh phu xe vội lớn tiếng bảo Hậu : - Xin bà hai hào ! Từ đây lại đằng ấy xa lắm , lại toàn đường dốc . Bà cho hai hào tôi mới kéo ! Hậu ngần ngại đứng yên . Cô chưa bao giờ ngồi xe kéo . Đàn bà nhà quê suốt đời chỉ đi bộ . Xe kéo là thứ phương tiện dành cho các thầy thông , thầy phán , hoặc những phú thương thị thành chứ một người nhà quê chân đất như Hậu leo lên xe coi nó chướng mắt lắm . Chờ hai người đàn ông lạ mặt đi xa , anh phu mới giục : - Chị lên đi . Đừng đứng giằng co ở đây , người ta để ý ! Hậu miễng cưỡng leo lên , nhíu mày bảo: - Ngại quá , bắt anh kéo ! - Người chị nhẹ như bông , ngại cái gì ! Tôi đã kéo những ông khách béo trục béo tròn , nặng như tạ gạo ! Chị ăn thua gì !
  2. Anh ta nói đúng , Hậu dáng người mảnh mai , bà Lương vẫn thường nói đùa với bạn bè của Hậu : - Cái Hậu nhà này mỗi lần có việc phải lên đê , chỉ sợ gió thổi bay xuống sông ! Người gì mà cứ như là ốm đói ! Anh phu xe bắt đầu khom lưng kéo. Qua những dãi phố xầm uất, anh đi chậm lại và giảng cho Hậu nghe những sinih hoạt của phố phường mà anh chắc chắn là Hậu chưa hề quen biết. Cuối cùng anh đưa Hậu đến một con hẻm nhỏ thuộc khu lao động có tên là ngõ Lò Rèn và dặn Hậu cứ tự nhiên đi vào, sẽ có người đứng đón ở căn số 19. Anh dừng xe. Hậu làm bộ trả tiền để nghe anh dặn: - Cái nhà có cánh cửa gỗ sơn màu xanh đậm. Trước sân có giàn bí và hai sợi dây phơi. Chị cứ vào đi. Tôi đứng chờ ở ngoài này. Nếu vạn nhất không có ai ở trong nhà, hoặc cửa khóa ngoài thì chị quay đầu ra đây. Dặn hờ chị thế thôi, chứ chắc chắn có người đang đợi chị, vì tôi đã hẹn rồi! - Hậu gật đầu rồi xăm xăm bước đi, không dám nhìn hai bên con hẻm. Cô dừng lại bên căn nhà nhỏ, thấp lè tè như cái bát úp mà người giao liên đã dặn dò, thấy cánh cửa màu xanh mở hé và thấp thoáng vài người bên trong. Cô ho một tiếng rồi mạnh dạn bước chân vào. Đó là căn nhà thuê dùng làm chỗ hoạt động và là chỗ tạm trú cho cán bộ thoát ly khỏi thành phố trước khi Thàn bộ Hà Nội bố trí đi những nơi khác. Mọi thứ trong nhà đều cũ kĩ, xiêu vẹo. Bốn người đàn ông ngồi vây quanh một chiếc bàn vuông, cùng đứng dậy chào Hậu với ánh mắt trìu mến. Một người mặt áo dài trắng, dáng dấp thư sinh, bước vội lại đỡ giỏ và nón cho Hậu rồi nềm nở lên tiếng: - Chị Quyết phải không ạ mời chị vào trong này! Giai đoạn này phụ nữ thoát ly cũng khá nhiều nhưng so với đàn ông thì vẫn chưa đáng kể. Ở nhiều nơi phong trào các cô bỏ nhà, hoặc theo Quốc Dân Đảng, hoặc theo Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, lan rộng quá, đền độ cha mẹ phải vội vã gã chồng để ngăn chặn. Phụ nữ đảm trách công tác liên lạc bao giờ cũng dễ hơn đàn ông, cho nên sự hiện diện của Hậu trong căn nhà này là một điều quý giá khiến cá đồng chí điều phấn khởi. Người mặt áo dài đón Hậu rồi quay ra cửa nhìn hai bên con hẻm xem có ai theo dõi không. Con hẻm này có một điểm lợi là nhà chỉ nằm dọc theo một bên, còn bên kia là bức tường gạch cao đã lên rêu xanh mốc. Nghĩa là không có nhà đối diện để nhìn vào nhà mình. Bên kia bức tường là một cư xá thuộc loại bình dân, hình như ngày trước Pháp xây làm trại gia binh, bây giờ đơn vị rút đi, dân tứ xứ mua lại để ở. Anh ta đưa Hậu vào hẳn sau bức vách, đặt cái giỏ sát tường, úp cái nón lên trên rồi chờ Hậu trở ra để giới thiệu với các đồng chí mà Hậu sẽ sống chung và làm việc chung trong những ngày xắp tới. Lần đầu tiên ngồi bên một đám đàn ông không hề quen biết trong một căn nhà xa lạ, Hậu xấu hổ quá, từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ đều lúng túng mất hết cả bình tĩnh, khác hẳn với hai năm qua từng lãnh đạo chi bộ Hải
  3. Ninh. Lãnh đạo chi bộ Hải Ninh thật ra là lãnh đạo toàn phụ nữ và hơn thế nữa toàn là phụ nữ quen biết nhau trong làng, lại thêm cô em gái là Duyên bên cạnh, nên gần giống như sinh hoạt trong một gia đình. Còn ở đây thì toàn người lạ mà lại là đàn ông, làm Hậu chùn bước muốn bỏ ngay lập tức. Cả đến cách xưng hô, Hậu cũng thấy rất ngượng mồm. Bốn người đàn ông đều lớn tuổi hơn Hậu. Lẽ tự nhiên là Hậu phải goi họ là anh xưng em, nhưng họ không bằng lòng. Họ muốn Hậu xưng tôi, cũng như họ gọi Hậu bằng chị. Hậu ngồi khép nép ở mép giường, cái giường duy nhất kê sát vách, trải chiếc chiếu cũ đã gãy mòn cả bốn cạnh. Người mặc áo dài ra vẻ có học thức, lúc nào cũng tươi cười nềm nở, tỏ rõ phong cách lãnh đạo. Anh ta bảo Hậu: - Chị ở tạm đây chờ đến khi có công tác cụ thể. Rồi anh ta chỉ tay về phía ba người đàn ông ngồi ở bàn và tiếp: - Đây là anh Kiệt, anh Thông, và anh Mão. Hậu cuối đầu chào ba người nhưng không biết nói gì, cô nhìn thoáng từng người và nhận ra ngay họ cũng xuất thân lao động như Hậu, nên trông ai cũng cục mịch, da ngăm đen, khác hẳn anh chàng thư sinh mặc áo dài trắng. Anh dặn dò thêm vài câu rồi đứng dậy từ giã, thậm chí Hậu chưa biết tên anh là gì. Mãi về sau, Hậu mới khám phá ra đó Lê Tiến, công tác trên Thành Bộ Hà Nội. Lê Tiến xuất thân con nhà giàu, giác ngộ cách mạng, gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ngay từ buổi mới thành lập và bây giờ là Phó Bí thư Thành Bộ Hà Nội. Đêm đầu tiên nằm ở cơ sở là cả một cực hình đối với Hậu. Nhà chỉ có một chiếc giường, ba người đàn ông nằm chung. Họ nhường cái bàn cho Hậu, nhưng chẳn có mùng màn chiếu gối. Cái bàn tuy là hình chữ nhật nhưng chiều dài vẫn quá ngắn. Hậu cứ co quắp tênh bênh trên đó, ngượng ngùng không tài nào ngũ được. Mùi nước mắm, cá khô, rồi mùi ẩm mốc thấm lâu vào lớp gỗ mặt bàn, bốc lên trong đêm tối rất khó chịu. Lại thêm từng làn mũi xông vào đốt, Hậu cứ liên tiếp vỗ khắp người rồi lâu lâu lại ngồi dậy, xuống đất nằm để được dũi thẳng chân. Xuống đất thì mũi lại càng nhiều hơn, Hậu lại mò mẫm leo lên. Không ngũ được Hậu trăn trở nhớ nhà ra riết, chỉ mogn cho trời mau sáng. Khi ngoài đường có tiếng rao “Bánh Tây” lần thứ nhất, Hậu thở phào ngồi bật lên, xuống bếp nấu nước pha trà. Pha xong ấm trà, Hậu ra sân sau rửa mặt, thấy hai bàn tay đầy những vết máu của cả chục con mũi đêm qua. Người đàn ông tên Kiệt chạy đi đâu kiếm được chiếc chiếu nhỏ và chiếc mùng cá nhân mang về cho Hậu làm Hậu mừng hơn bắt được của. Hậu cảm động bảo: - Cám ơn anh! Anh đưa màn cho tôi, rồi các anh nằm không hay sao? Kiệt vốn có tính khôi hài nên thản nhiên đáp: - Da chúng tôi dù sao cũng dày hơn da chị! Muỗi cắn chẵn hề hấn gì đâu!
  4. Từ đó, ngày qua ngày Hậu làm quen với nếp sống mới của những khuôn mặt trước lạ sau quen. Hậu thấy yên lòng vì xem ra ai cũng hiền cả. Công tác ở đây chưa có gì nhiều. Kiệt và Thông sáng nào cũng ra đi, tìm cách len lỏi vào hàng ngũ công nhân - chẳng hạn lò gạch Cát Linh - để làm nhiệm vụ vô-sản-hóa, tuyên truyền cho đường lối của tổ chức. Hậu thì ở nhà nấu cơm, những bữa cơm hết sức đơn giản bởi tất cả đều phải tự túc, không có ngân khoảng nào cấp dưỡng. Kiệt thuê xe kéo, bữa có bữa không. Thông thì đi gánh than, nhưng cũng chẵn có việc thường xuyên. Hôm nào mai mắn kiếm được một hai hào về đưa hết cho Hậu để góp vào tiền chợ và tiền giấp mực để in tài liệu. Chỉ có Mão vì chữ nghĩa khá hơn hai người kia, lại có hoa tay viết chữ đẹp, nên được bố trí ở nhà nấu thạch, in truyền đơn, dự trữ sẵn. Việc in ấn tuy không nhiều, nhưng đôi khi phải chờ đêm xuống mới dám làm, nên ban ngày ở nhà Hậu và Mão có nhiều thì giờ đọc taì liệu rồi bàn luận về nội dung những cuốn sách Thành Bộ bí mật gởi xuống. Mão trước đây đi lính cho Tây, giác ngộ cách mạng, bỏ hàng ngũ, được kết nạp, cho học chữ quốc ngữ rồi thoát ly xuống Hà Nội trước Hậu sáu tháng. Mão là người đầu tiên có mặt ở cơ sở này. Rồi kế đến là Kiệt và sau cùng là Thông. Ngoài việc in truyền đơn, Mão cũng đãm nhận công tác giao liên mỗi khi Lê Tiến cần phổ biến một chỉ thị mới của Thành Bộ. Bởi vậy, Mão luôn luôn túc trực tại nhà, không phải ra ngoài kiếm việc. Để che mắt thiên hạ, để phòng trường hợp có người lạ bất chợt vào nhà hoặc những khi cần đem truyền đơn ra ngoài, Mão phải đảm luôn công việc sản suất vàng mã, nghĩa là in ra những xấp tiền giả để người ta dem đốt ở những đám tang hoặc ngày giỗ, ngày Tết hay lễ vu lan cúng các cô hồn. Mão tung tin cho hàng xóm biết nghề chính của mình là in tiền âm phủ, cung cấp cho cửa hiệu bán hương nhan và vàng mã ở chợ Đồng Xuân. Tiến trình xản xuất vàng mã cũng đơn giãn như in truyền đơn: Chỉ việc phết mực vào cái khung gỗ có khắc hình những đồng xu đồng trinh thời xưa, rồi in lên tờ giấy bản. Làm lâu quen ty thì mực sẽ phết đều, tềin in ra không bị lem luốc vì đậm quá hay nhợt nhạt vì mực ít quá. In rồi, đem từng tờ hong cho khô trước khi xếp thành từng xắp trăm tờ. Phải đúng một trăm tờ mới đựơc, chứ đếm thiếu là coi như đánh lừa thần thánh! Giấy in tiền cũng thế, phải dùng bản xấu và mỏng, để khi đốt lớp tro sẽ theo gió bay đi, tan hết, thì tiền mới gởi sang thế giới bên kia cho người chết xài! Đứng trên lập trường vô sản và vô thần, Mão coi những trò này là mê tín dị đoan, cần phải bài trừ. Nhưng tạm thời Mão vẫn phải làm để có thể công khai đưa truyền đơn bằng cách xếp chồng những tờ tiền giả nằm lên trên. Ngày đầu tiên mới đến, Hậu tò mò đứng nhìn Mão in tiền. Mão cười nói với Hậu: - Đúng là đem tiền giả bán lấy tiền thật! Đã chết rồi còn tiêu quái thế nào được nữa mà phải gởi tiền xuống đấy! Nhớ lời bà Lương có lần giảng, Hậu nhắc lại: - Mẹ tôi bảo, không được gọi là tiền giả. Phải gọi là tiền âm phủ. Cũng không được nói là “đốt tiền ”, mà phải nói là “ hóa vàng “! Mão nói:
  5. - Mình chống duy tâm mà phải làm nghề duy tâm! Chị thấy buồn cười không? Câu hỏi bất ngờ làm Hậu đứng yên. Cô chưa bao giờ đặt vấn đề trong đầu là đốt vàng mã thì bị coi là duy tâm. Cô chỉ biết đó là phong tục của dân gian truyền từ đời này qua đời khác, chẳng ai thắc mắc nó là duy tâm hay duy vật, cũng chẳng ai đặt câu hỏi là điều đó đúng hay sai. Cái gì đã có sẵn thì cứ để yên như vậy cần gì phải thay đổi! Huống chi mẹ cô lúc nào cũng là người rộng rãi khi hóa vàng trong ngày giỗ thân nhân hoặc lễ vu lan mà chính cô khi đi bên mẹ cũng cảm thấy việc đó có ý nghĩa. Ít ra đó là tấm lòng thành để tưởng nhớ người quá cố! Hậu cố nhớ lại có lần ông Lương đã kể lại sự tích này cho cả nhà nghe trong bữa cơm. Cô ngẫm nghĩ một chút để xắp xếp ý tưởng rồi nói: - Bố tôi bảo là thuở xa xưa bên Tàu, người ta có tục chia của cho người chết để người chết có cái mà tiêu ở thế giới bên kia. Hễ nhà có người chết thì chôn theo biết bao nhiêu vàng bạc châu báu. Vua chúa và phú hộ còn chôn theo cả vợ bé hoặc nàng hầu nữa. Đến thời nhà Đường vua thấy làm như thế, dần dần của cải sẽ cạn hết, vì chỉ một thời gian sau trên dương gian sẽ chẵn còn châu báu nữa. Vua truyền cho nhân gian làm tiền giả mà đốt cho đỡ phí phạm. Đốt xong thì tiền sẽ thự động “ hoá vàng “ bay xuống âm phủ!
nguon tai.lieu . vn