Xem mẫu

  1. Phần 26 Một dịp may mắn , có người mách bảo cho Nhu biết vị sư trụ trì ở chùa làng có thời từng lều chõng đi thi . Nhu liền đến gặp , ngỏ ý xin vào làm việc lặt vặt cho chùa để hy vọng được sư ông cho thọ giáo . Nhà sư thấy Nhu có chí , bèn thu nhận làm môn đệ . Ít lâu sau , nhà sư lại gửi Nhu sang chùa làng Lạc Giản , cách Song Khê khoảng 5 cây số , để Nhu học thêm vì nhà sư bên chùa ấy có trình độ cao hơn . Nhờ vậy , chỉ hơn một năm sau , Nhu đã thi đỗ khóa sinh . Để Nhu có điều kiện tịến xa , một lần nữa nhà sư lại gửi Nhu sang tận làng Nội Duệ , ở đó có ngôi trường của cụ cử Đường nằm bên cạnh chùa Lim . Cụ cử Đường là một nhà nho yêu nước , lại có tính quảng giao , tìm người đồng chí hướng để kết bạn . Chính những tháng ngày ngồi tại ngôi trường này , Nhu đã được trang bị tinh thần ái quốc , mở ra một khúc rẽ mới cho cuộc đời mình . Năm 1903 , Nhu 21 tuổi , cụ Phan Bội Châu trên đường bôn ba kiếm tìm đồng chí đánh Pháp , đã ghé thăm cụ cử Đường , thầy học của Nhu . Cụ Phan ngỏ ý tìm một người khả tín , thông thạo đường đi nước bước để đưa cụ đi gặp nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám . Cụ cử Đường liền giao trọng trách này cho Nguyễn Khắc Nhu . Thế là thầy trò lên đường , trèo đèo vượt suối đến đồn Phồn Xương , nơi nghĩa quân Đề Thám đang đóng trại . Bài học đầu tịên cũng là bài học mạnh mẽ nhất mà Nhu đã học được của Cụ Phan Bội Châu là chỉ con đường vũ trang mới đánh đuổi được thực dân . Nhu nhớ mãi lời dạy ấy như một tia sáng chiếu soi sáng hành trình ái quốc của Nhu sau này . Đánh giặc Pháp , phải dùng bạo lực ! Đưa cụ Phan đi rồi , Nhu quay về chuẩn bị kỳ thi hương . Nhưng theo thông lệ của nhà Nguyễn , để giới hạn bớt số sĩ tử , bất cứ ai trước khi lều chõng đi thi hương , đều phải trãi qua một kỳ sát hạch phúc khảo tại địa phương , tổ chức theo từng xứ . Ngày ấy , miền Bắc chia ra làm bốn xứ : Bắc , Nam , Đông , Đoài , mỗi xứ gồm vài tỉnh . Chẳng hạn như khi nói xứ Nam , người ta hiểu ngay là gồm Hà Đông , Hà Nam , Hưng Yên , Nam Định , Thái Bình . Khi nói đến xứ Đoài , người ta hiểu ngay là Sơn Tây , Vĩnh Phúc Yên và mấy tỉnh lân cận . Nguyễn Khắc Nhu dự thi sát hạch toàn xứ và đỗ thủ khoa . Từ đó , Nhu mới có cái tên là ông Đầu Xứ , hoặc gọi tắt là Xứ Nhu . Đỗ đầu xứ như ông , chưa phải là một văn bằng chính thức của triều đình để ra làm quan , nhưng nó cho thấy trình độ học vấn của ông không thua gì bậc cử nhân của triều Nguyễn . Chỉ tiếc rằng , giống như thân phụ , ông mang kiếp lận đận khoa cử . Bản thân Nguyễn Khắc Nhu đi thi hương hai lần đều không đậu , làm nhiều sĩ tử đồng khóa hết sức ngạc nhiên . Trở về làng , tạm gát lại chuyện đèn sách , ông cầm đầu một toán thanh niên 17 người sang Quảng Châu tìm cụ Phan Bội Châu để tham gia phong trào Đông Du . Nhưng qua đến nơi thì cụ Phan đã lưu lạc xứ khác , không sao tìm gặp được . Phái đoàn nấn ná ở lại Quảng Châu chờ tin , bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt nhốt một thời gian . May nhờ Xứ Nhu có chữ nghĩa nên mới được nể nang và thả cho về . Từ ấy , Nguyễn Khắc Nhu làm nghề dạy học tại làng Thịnh Liệt , cách ga kép khoảng 5 cây số . Lòng yêu nước của ông đã để lộ ra một cách khá rõ rệt qua những vần thơ ông sáng tác cũng như những bài giảng cho học trò và thậm chí qua những câu đối ông víết trên tường lớp học . Ông cũng là người đi tiên phong hô hào dân làng cải thiện đời sống vệ sinh ,
  2. đào giếng lấy nước uống , chống mê tín dị đoan , bỏ thuốc phiện và cờ bạc . Xứ Nhu làm thơ , viết báo , lấy tên làng Song Khê làm bút hiệu . Nhớ lời cụ Phan Bội Châu đã dạy , Xứ Nhu cho mở trường đào tạo nhân tài , nâng cao dân trí để chuẩn bị lớp người tương lai cho đất nước Từ hình thức cách mạng gián tiếp ấy , Xứ Nhu chuyển hướng sang hình thức tích cực hơn . Cùng các đồng chí trong nhóm Đông Du ngày trước , thành lập tổ chức lấy tên là “Việt Nam Dân Quốc” , chủ trương võ trang chống Pháp . Tổ chức của ông nhanh chóng thu hút đông đảo đồng bào địa phương , kể cả phụ nữ , chẳng hạn như ba chị em cô Bắc , cô Giang , cô Tình ở phủ Lạng Thương . Việt Nam Quốc Dân cấp tốc chuẩn bị ngày khởi nghĩa , nhắm vào các đồn binh Pháp ở Đáp Cầu , Bắc Ninh , Phả Lại . Trong khi chờ đợi , họ mở những cuộc tập kích lẻ tẻ vào các đồn binh Pháp , gây được nhiều tiếng vang trong dân chúng . Những vụ binh biến nho nhỏ ấy , đều được nhóm Nam Đồng Thư ở Hà Nội ngấm ngầm ủng hộ . Nguyễn Khắc Nhu rắp tâm làm lớn một vố trong toàn vùng Nhưng kế hoạch chưa thực hiện được thì khôngmay bị lộ , vì xưởng chế tạo vũ khí thình lình phát nổ , khiến Pháp ra tay khủng bố . Nhờ tổ chức chặc chẽ , kín đáo , mỗi cơ quan , mỗi cá nhân đều hoạt động biệt lập nhau , nên dù bị địch truy lùng gắt gao , lực lượng Việt Nam Quốc Dân không bị sứt mẻ bao nhiêu . Nhờ vậy , khi nhóm Nam Đồng Thư Xã biến thành Việt Nam Quốc Dân Đảng thì Nguyễn Khắc Nhu đem toàn bộ nhân sự của đảng mình sát nhập vào với Nguyễn Thái Học . Năm ấy , Nguyễn Khắc Nhu đã 45 , hơn Nguyễn Thái Học gần 20 tuổi . Vì tuổi đời khá cao , lại thêm kinh nghiệm hoat động lâu năm và trình độ học vấn uyên bác , Nguyễn Khắc Nhu được các đồng chí hết sức nể trọng , thường giao cho những trong trách lớn nhất của đảng , chẳng hạn như hai lần được bầu làm chủ tịch đảng. Sự tham gia của Nguyễn Khắc Nhu cùng tổ chức của ông , đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ít nhất là ở 3 lãnh vực : Thuở đầu khi kết nạp đảng viên , Quốc Dân Đảng đã bỏ quên vai trò phụ nữ . Nhờ Nguyễn Khắc Nhu , những người như cô Giang , cô Bắc mới được đảng trọng dụng . Thứ hai , thuở đầu khi kết nạp đảng viên , Quốc Dân Đảng chỉ chú trọng đến tầng lớp trí thức thành phố . Nhờ Nguyễn Khắc Nhu , khuynh hướng chủ chiến của Nguyễn Thái Học mới được ủng hộ mạnh mẽ và chiếm đa số trong hội nghị , điển hình là quyết định tổng khởi nghĩa vừa thắng thế trong phiên họp lịch sử hôm nay, tại làng Đức Hiệp giữa thánh 5 năm 1929 . Dù hội nghị đã quyết định tổng khởi nghĩa , Lê Hửu Cảnh vẫn cố bám lấy ý kiến của mình . Ngồi riêng với Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu , Cảnh tha thiết nhắc lại : - Anh Học , tôi xin anh ! Anh nên ra nước ngoài . Sang Tàu hoặc Xiêm . Đối với đồng bào cũng như đồng chí , vai trò của anh rất quan trọng . Lãnh tụ là điểm tựa của đòan thể Đảng không có tôi , không có các đồng chí khác cũng chả sao . Nhưng không có anh thì không được ! Cụ Phan Bôi Châu bị bắt , Việt Nam Quang Phục Hội kể như tan rã ngay ! Nói dại , anh mà bị bắt , Quốc Dân Đảng chắc chắn sẽ xuống dốc ! Anh nên nghe lời tôi !
  3. Nể Cảnh là người thân cận chia ngọt sẻ bùi trong mấy tháng qua , Nguyễn Thái Học không nở lớn tiếng , nhưng trong thâm sâu ông rất bực vì những phát biểu của Cảnh tại hội nghị đã làm lung lạc một số đồng chí ! Bao nhiêu thiện cảm của ông dành cho Cảnh từ trước đến nay , bổng giảm hẳn đi và thay thế vào đó là sự ngờ vực lập trường của Cảnh . Tối hôm ấy , Cảnh ngồi đọc kinh rất lâu . Sáng hôm sau , mặt trời chưa lên , Cảnh đã cùng Minh lên đường trở về Hà Nội . Suốt quãng đường Cảnh trầm ngâm không nói . Minh nhìn Cảnh dò xét : - Ý kiến của anh , nhiều đại biểu ngấm ngầm tán thành , nhưng họ ngại , không dám nói ra ! Cảnh gật đầu đáp nhỏ : - Những người có công lớn với đảng như Nhượng Tống , Nguyễn Thế Nghiệp , Hồ Văn Mịch , đều bị bắt cả rồi . Thành ra , tiếng nói của tôi trở nên thiểu số tại hội nghị , không lay chuyển được anh Học , anh Nhu ! Rồi hai người lại ngồi yên cho tới lúc chia tay ở sân ga . Giờ này , Cảnh vẫn là nhân viên trong xưởng hỏa xa , cho nên anh phải trở lại sở làm ngay , vì lâu quá sợ người ta nghi . Minh thì quay về căn gác trọ , tiếp tục sống những ngày nơm nớp lo âu vì chiến dịch càn quét của mật thám Pháp vẫn đang tiếp diễn một cách tàn bạo , không phải chỉ nhắm riêng Việt Nam Quốc Dân Đảng , mà muốn tận diệt tất cả mọi đòan thể chống đối , trong đó có Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội cũng là một mục tiêu chính yếu . Những ngày kế tiếp , Minh nghĩ nhiều đến Lê Hửu Cảnh và cảm thấy tội nghiệp cho một người cách mạng yêu nước như Cảnh mà giờ đây lâm vào tình trạng cô đơn và bị các đồng chí ngờ vực , xa lánh . Trong cái nhìn của Minh thì Lê Hửu Cảnh là một nhân vật kiệt xuất của đảng , làm việc gì cũng tính toán cẩn trọng . Minh bứt rứt đi tìm Cảnh và gặp anh hai lần ở chỗ Cảnh làm . Lần nào , Cảnh cũng rũ Minh đi ra quán cóc ăn trưa và bàn chuyện thời sự . Ánh mắt của Cảnh không giấu nổi nỗi ưu tư , khiến Minh lắm lúc cũng phải mủi lòng ! Quả thật , Minh đóan đúng , Cảnh đang chịu những ngày dằn dặt nhất bởi tổng bộ không giao công tác gì cho Cảnh từ sau hội nghị Đức Hiệp . Đồng chí cũng ít ai muốn đến để gặp Cảnh vì sợ tổng bộ cho là kéo bè kết đảng trong lúc tình hình khẩn trương , chuẩn bị tổng khởi nghĩa . Chẳng những thế , Cảnh còn biết Nguyễn Thái Học đã chỉ thị cho Ký Con Đặng Trần Nghiệp phải theo dõi hành vi của Cảnh trong lúc này , để nếu cần thì ra tay trừng trị . Cảnh buồn lắm . Đích thân đi tìm Ký Con ở Hà Nội và vài lần như thế , Ký Con mới hiểu bụng dạ của Cảnh . Nhưng dĩ nhiên Ký Con giấu kín , không tiết lộ cho Nguyễn Thái Học biết . Cảnh bảo Ký Con : -Anh học quyết định tổng khởi nghĩa lúc này thì quả là vội vả thật ! Người ta phê bình
  4. anh ấy theo chủ nghĩa “anh hùng cá nhân” ! Nhưng đa số các đại biểu đã đồng ý thì tôi cũng phải tuân theo mệnh lệnh đảng chứ đi ngược lại làm sao được ! Cũng may cho Cảnh là từ lâu Ký Con vốn nể Cảnh là người từng trải và gan dạ , nên giờ này dù tổng bộ cho nghi ngờ , Cảnh vẫn dễ dàng tạo lại niềm tin trong lòng Ký Con , lúc ấy mới 21 tuổi . Từ đó , Cảnh lặng lẽ giúp Ký Con chế bom để dùng trong ngay tại thủ đô Hà Nội trong đêm tổng khởi nghĩa , hầu đánh lạc hướng sự chú ý của chính quyền Pháp khi nghĩa quân tấn công ở các tỉnh . Những ngày nặng nề kế tiếp nhau trôi qua rất chậm , Minh trở lại Hà Nội đếm thời gian trôi trong nỗi thấp thỏm lo âu . Cũng giống như Cảnh , Minh nôn nóng chờ lệnh của tổng bộ , nhưng chờ mõi mòn mà chả thấy ai liên lạc từ sau khi chia tay các đồng chí lãnh đạo tại hội nghị Đức Hiệp . Lúc đầu , anh chỉ nghĩ rằng tổng bộ không còn ở Hà Nội nữa , các đồng chí lãnh đạo phải cải trang bôn ba nay đây mai đó , nên chưa có dịp giao công tác cho Minh . Tuy nhiên , dần dần anh hiểu ra rằng , Nguyễn Thái Học không dùng anh bởi anh là đàn em của Lê Hửu Cảnh , người đang bị tổng bộ nghi ngờ vì những phát biểu ngược chiều tại hội nghị . Để tránh bớt căng thẳng , Minh ghé thăm bà dì , nhờ cô em họ xuống Hải Ninh thăm dò tình hình trước , rồi anh xách va-li về thăm nhà một thời gian cho khuây khỏa . Thời gian này , cũng chính là lúc mà Hậu được lệnh thóat ly , giã từ Hải Ninh , lên đường theo tiếng gọi của Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Buổi sáng hôm ấy Hậu khăn gói giã từ Hải Ninh , băng ngang cánh đồng làng lên mặt đê , rồi cứ thế rảo bước tới thị xã gặp Quảng . Lúc ấy Quảng đang sắp sửa ăn trưa . Hiệu thuốc lào vẫn mở cửa , nhưng Quảng mời Hậu ngồi ăn luôn ngay bên trong , trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ bày đầy ấm chén và điếu cày . Hậu bỏ nón , buông cái túi cói xuống chân bàn rồi kéo ghế ngồi đối diện Quảng . Quảng vói tay khép cửa sổ sau lưng rồi hạ giọng bảo Hậu : - Trước tiên , chị phải lấy một cái tên mới . Tên cũ ở làng không dùng được nữa , vì mọi người đều biết , rất dễ bị lộ . Nghĩ đến thái độ dứt khoát của mình , dám gạt nước mắt giã từ cha mẹ và quê nhà , Hậu chọn tên mới là Quyết , để đánh dấu sự quyết tâm thoát ly , đồng thời cũng tự nhắc nhở mình không nản lòng trên bước đường chông gai sắp tới . Quảng hài lòng bảo : - Tốt lắm ! Như vậy từ nay tên của chị là Vũ thị Quyết . Rồi ông xòe bàn tay , nhắc Hậu ăn cơm . Bữa cơm rất đơn giản chỉ có cá quả kho với khế phơi khô , thêm bát muối vừng bên cạnh , nhưng Hậu thấy rất ngon vì đang đói bụng sau quãng đường dài cuốc bộ . Quảng bảo :
  5. - Tối nay chị ngủ tạm ở đây . Sáng mai sẽ có người đưa chị đi xuống Hà Nội . Đi tàu lửa . Lẽ ra thì tôi phải đi cùng với chị , nhưng tôi còn đợi một đồng chí nữa . Chị cứ đi trước đi . Có thể mình sẽ gặp nhau ở dưới ấy cũng chưa biết chừng ! Cơm trưa xong , Hậu lang thang ra con phố chính của thị xã , mặc dù không cần mua bán gì . Lòng cô bâng khuân xao xuyến vì nhớ cha mẹ và các em ở nhà , mặc dù mới xa Hải Ninh có mấy tiếng đồng hồ . Hai năm nay , từ ngày dấn thân hoạt động , cô đã sống thường trực trong nỗi lo âu phập phòng . Nhưng chuyến đi hôm nay mới thật sự đặt chân lên lộ trình sinh tử , chẳng biết trong tương lai rồi sẽ ra sao . Chỉ có điều là trái tim cô đang tràn đầy nhiệt huyết , vì cô hãnh diện mình theo đuổi một lý tưởng mà cô cho là hết sức chính đáng . Tối hôm ấy , Hậu ngủ lại hiệu thuốc lào Vĩnh Bảo . Ông Quảng nhường cho Hậu chiếc giường có căng mùng và trải chiếu hoa . Còn ông thì nằm trên cái ghế mây kê sát cửa ra vào . Ông không nói chuyện nhịều với Hậu bởi nhiệm vụ của ông chỉ là giao liên , đại diện tỉnh bộ đưa người lên thành bộ ở Hà nội mà thôi . Sáng hôm sau , Hậu thức giấc lúc ông Quảng đã sắp mở cửa tiệm . Vì đêm qua thao thức nhớ nhà , nên Hậu ngủ trễ , chắc phải quá nữa khuya mới thiếp đi . Cô ngồi dậy , vén mùng , gấp chăn và ngượng ngùng nhìn ông Quảng mỉm cười . Ông bảo : - Cô ra sau xúc miệng rửa mặt đi , rồi vào đây ta nói chuyện . Hậu làm theo lời ông dặn . Lúc quay vào thì ông Quảng đã mua sẳn đĩa xôi gấc và một khoanh giò đặt trên bàn cho Hậu . Ăn sáng thế này thì sang quá , quanh năm Hậu chả được động tới . Ông Quảng mời Hậu rồi nói : - Lẽ ra , hôm nay có người đi cùng chị xuống Hà Nội . Nhưng vào phút chót , đồng chí ấy lại không đi được . Chị đành đi mình vậy ! Hậu véo miếng xôi , hốt hoảng nói : - Chết ! Tôi biết đàng nào mà mò ! Quảng cười trấn an : - Không sao ! Dễ lắm . Tôi sẽ chỉ đường cho chị từ đây ra nhà ga . Chị mua vé đi Hà Nội . Lên xe hỏa rồi là kể như xong . Đến sân ga sẽ có người đón chị . Hậu vừa nhai vừa lo lắng than : - Có chắc không đấy anh ? Chỉ sợ không có người đón , tôi đi lớ ngớ , người ta sinh nghi ! Quảng gật đầu quả quyết :
  6. - Tôi đã bố trí xong cả rồi ! Rồi Quảng giục Hậu : - Ăn đi ! Chị ăn no đi đã ! Hay là bọc theo ăn trên xe hỏa cũng được ! Hậu gật đầu đồng ý . Cô muốn đi sớm vì sợ xuống tới Hà Nội thì tối mất . Cô quay vào lấy cái giỏ cói của mình . Còn Quảng thì trút dĩa xôi vào miếng lá chuối khô , gói lại để Hậu bỏ luôn vào giỏ , ăn dọc đường . Quảng dặn dò tỉ mỉ đường đi nước bước , rồi ân cần chia tay , chúc Hậu công tác tốt , hy vọng có ngày gặp lại . Buổi chiều , Hậu đặt chân đến Hà Nội . Đây là lần đầu tiên trong đời , cô có mặt ở thủ đô , nên nhìn chỗ nào cũng lạ mắt . Tay ôm khư khư cái giỏ cói , Hậu hoang mang bước ra khỏi nhà ga . Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Hậu là mấy cô gái tân thời , có người mặc đầm , có người mặc áo dài nhưng dám mặc quần trắng , đi bên cạnh những anh lính Tây . Đối với Hậu cũng như đa số phụ nữ miền Bắc lúc ấy , mặc quần đã là cách mạng rồi , huống chi lại dám mặc quần trắng ! Đại đa số vẫn là váy đen và đi chân đất , đủ cả bốn mùa Xuân , Hạ , Thu , Đông . Chỉ buổi tối , trước khi lên giường , các cô mới mang đôi guốc ra giàn nước hoặc xuống ao rữa chân để đi ngủ . Sáng sớm tỉnh dậy , bước xuống giường là trở về chân không như thường lệ . Thi sĩ thời đó không ai làm thơ ca ngợi “gót son” hay “gót hồng” của người mình yêu , bởi gót nào cũng nứt nẻ vì lao động và vì đi bộ . Hậu bước ra lề đường , choáng ngộp bởi quang cảnh chung quanh . Xe kéo , xe ngựa thì vẫn nườm nượp , nhưng lâu lâu lại có những chiếc xe đạp cao lênh khênh , thô kệch chay qua chạy lại mà hiếm khi Hậu thấy ở làng mình . Hậu đứng ngó quanh hai bên đường , lo sợ không gặp người giao liên như Quảng đã dặn trước . Bổng cô giật thót người toan đánh rơi cái giỏ cói vì tiếng còi quá lớn hét lên bên tai . Cô bước lui vào và định thần nhìn lại : Một chiếc ô tô vừa chạy ngang . Dân Hà Nội thì đã quen mắt , nhưng người nhà quê như Hậu , nom thấy xe hơi thì kinh hãi lắm , như nhìn thấy quái vật lù lù chạy trên đường ! Chiếc xe đi khỏi , Hậu thở phào , đặt bàn tay lên ngực rồi chậm chạp bước theo vỉa hè , vừa đi vừa nhìn dáo dác tứ phía . Một chiếc xe kéo cũ kỹ chạy vượt lên phía trước Hậu và tấp vào lề đường . Anh phu xe còn khá trẻ , quần ta sắn lên khỏi đâu gối , áo cánh nâu bạc thếch gió sương , bỏ nón chào Hậu và nói nhỏ : - Mời chị lên xe !
nguon tai.lieu . vn