Xem mẫu

  1. Phần 20 Nghĩ miên man về quẹ nhà trong đêm cuối năm, Minh bất chợt mỉm cười vì nhớ đến Lụa, người đàn bà trẻ lỡ làng mà Minh từng đứng ra chống đỡ giùm ở sân đình. Đến giớ này, mỗi lần nghĩ lại, Minh vẫn ngầm hãnh diện về việc làm ấy vì anh biết dân làng vẫn dành cho anh sự cảm phục hiếm thấy bởi anh dám đơn thân độc mã phá vỡ bức tường hủ tục từ ngàn đời. Duy có điều cũng từ dạo ấy, mỗi lần về làng, Minh cứ phải tránh né Lụa vì Lụa hay tìm gặp, biếu xén quà cáp để tạ ơn. Lụa vẫn còn xinh xắn lắm, mà dường như ăn nên làm ra. hoặc có người bí mật chu cấp, nên áo quần bỗng tơm tất hơn nhiều. Căn nhà nhỏ mái tranh đất xiêu vẹo của Lụa cũng mới được lợp lại, càng gây thắc mắc hơn cho dân làng hiếu kỳ. Bà Truyền luôn miệng nhắc nhở Minh: - Này! Mẹ bảo thật! Chớ có dạy mà léng phéng với con gáy ấy! Con là người có ăn học. Còn nó, chẳng qua cũng chỉ là thứ mèo mả gà đồng, ai tấp vào cũng được! Đừng có để mang tiếng, con nhé! Mỗi lần nghe mẹ cảnh cáo, Minh chỉ cười bởi mẹ anh đang dặn những điều thừa thãi. Chính bản thân Minh cũng phải giữ gìn cho bản thân để tránh mọi sự ngờ vực của thiên hạ vốn lắm điều. Anh mà yếu lòng dan díu với Lụa thì việc anh bênh vực Lụa ở sân đình có còn ý nghĩa gì nữa đâu! Riêng ông phó lý Phúc, chú của Minh, tuổi mới ngoài 40, hễ gặp Minh thì lôi ra ngay một góc vắng, tò mò hỏi có một câu: - Thế cháu có biết đứa nào nó ngủ với cái Lụa không? Nhìn nét mặt đau khổ của ông chú, Minh toan phì cười, nhưng anh cố nhịn. Dù sao thì ông đã là cái dù che chở cho anh trong cuộc đấu khẩu ở sân đình. Minh lắc đầu: - Thư a chú, không! Ông chú nhìn thằng cháu ngạc nhiên: - Cái Lụa nó không cho cháu biết hay sao? - Thưa, cô ấy chả nói, mà cháu cũng chả hỏi! Ông chú gắt nhẹ: - Sao không hỏi nó? - Hỏi làm gì hả chú? Ông chú bứt rứt khó chịu, nhăn mặt đáp: Ơ hay! Hỏi làm gì à! Phải hỏi cho biết chứ lị! Để thế thì người này cứ nghi ngờ
  2. người kia, lôi thôi lắm! Ông Phúc nói đúng. Đứa con của Lụa là một nghi vấn lớn trong làng Hải Ninh. Mỗi lần Lụa bế nó đi ngoài đường, người ta cứ đăm đăm nhìn mặt nó xem nó giống ai! Rồi đoán già đoán non, gán cho ông này ông nọ, lắm khi cãi nhau vì ngờ vực! Ông Phúc tha thiết dặn Minh: - Bận sau, hễ găp cái Lụa, cháu nhớ hỏi xem bố đứa bé là ai? Cháu hỏi thì thế nào cái Lụa nó cũng nói vì nó nể mặt cháu! Minh cười xòa: - Vâng, cháu hỏi thì thế nào chị ấy cũng nói thật. Nhưng cháu chắc chả hỏi đâu!... Ngừng một chút, Minh nghiêm trang tiếp: - Duy có điều cháu thấy là, hình như đứa bé ấy có nét hao hao giống chú! Ông Phúc mắng: Cái mồm mày! Chỉ ăn nói lăng nhăng! Tao mà thèm cái thứ ấy hay sao! Năm nay không về được, ngồi trên hè phố nhìn người qua lại đón Xuân, Minh thấy nao nao những kỷ niệm quê nhà, những bóng dáng thân yêu, mới đây thôi mà tưởng chừng như đã lâu lắm! Anh định sáng mùng 1 Tết sẽ đến nhà bà dì ở phố Hàng Bạc cho phải phép. Rồi sau đó, dành hết những ngày xuân còn lại cui chơi với ông Sửu. Minh uống cạn tách trà rồi đứng dậy chào ông Sửu, băng qua đường, leo lên gác căn trọ, Minh lại trở về ngay với nỗi cô đơn. Anh thấy đêm nay quạnh hiu lạ thường, làm anh ra riết nhớ đến cái Tết ở quê nhà. Giờ này, gia đình Minh ở Hải Ninh chắc hẳn đang quây quần nấu bánh chưng và ông bà Truyền tránh sao khỏi rơi lệ khi cả nhà cùng nhắc đến Minh. Minh thở dài cởi áo quăng lên mặt bàn, cái bàn gỗ mộc quanh năm chất đầy các loại báo: La Jeune Indocine của Vũ Đình Ly, La Tutte của Tạ Thu Thâu, La Tribune Indochinoise của Bùi Quang Chiêu, Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng v.v... Minh ra sau múc thau nước rửa mặt rồi quay vào, lên giường, buông mùng nằm. Khá lâu không được ngủ, anh lại ngồi lên, bước xuống, đốt thuốc lá và đứng trong cửa sổ trông ra. Con đường khuya thưa thớt người qua lại. Chỉ thỉnh thoảng mới thấy một gã đội xếp đạp xe thong thả đi tuần đêm dưới ánh đèn mờ nhạt trong hơi sương. Buổi trưa hôm 26 Tết, Minh đang ngồi chơi với ông Sửu, nghe ông say sưa bàn về cái thú rút bất và đánh tam cúc ngày đầu năm thì có khách tìm đến. Thoáng thấy có người quen đứng lớ ngớ trước cửa, Minh vội cáo lỗi và chạy qua đường đón khách. Minh mời khách lên gác. Nhưng khách không lên mà rủ Minh đi tìm một nơi khác. Đó là ông Vương Luân , một nhà báo đàn anh xuất thân từ Nam Phong tạp chí mà giới viết lách
  3. thường gọi đùa là " Khâm Thiên công tử". Vương Luân có cái tên ấy là vì ông quá mê cái thú cô đầu, bao nhiêu tiến kiếm được đều đổ vào gần hết cho các nhà hát. Với Minh, ông là một người ơn, vì ông từng chỉ dạy cho Minh rất nhiều điều trong nghề cầm bút, nên Ming thường bắt chước truyện Tàu, kêu ông bằng " tiên sinh " để tỏ ý trọng vọng. Nói đúng ra thì ông hơn Minh đến gần 10 tuổi, xưng hô như thế cũng là đúng mức, Minh hỏi: - Tiên sinh định đưa đệ đi đâu hôm nay? Vương Luân cười thoải mái: - Cứ đi! Cuối năm phải giải sầu để quên hết chyện năm cũ! Minh cười hỏi lại: - Giải sầu thì chỉ có uống rượu thôi! Dục phá thành sầu duy hưu tửu? Phải không tiên sinh? Vương Luân thọc tay vào túi áo, lôi ra bao thuốc. Ông thích mặc Âu phục nhưng hình như chỉ có một bộ, vì lần nào gặp ông, Minh cũng thấy cái áo sơ mi trắng đục và cái quần tây vàng đã bạc phếch hai đầu gối. Ông chìa bao thuốc Cho Minh rồi bảo: - Cậu biết tôi có biệt danh là Khâm Thiên công tử! Như thế thì cái thú của tôi đâu phải là uống rượu! Minh đốt thuốc rồi gật đầu đáp: - Đệ nói đùa tiên sinh đó thôi! Chứ ai chả biết tiên sinh chỉ mê thú ả đào. Đệ vẫn nghe tiên sinh ngâm thơ Tú Xương. Nghe mãi rồi đệ cũng thuộc: Nhân sinh quý thích chí Chẳng gì hơn hú hí với cô đầu Khi vui chơi năm ba ả ngồi hầu Chén rượu cúc đánh chầu đôi ba tiếng! Vương Luân hếch mặt ra về hãnh diện về cái sở thích tao nhã của mình rồi lắc đầu trách Minh: - Cậu không thích ả đầu thì thuê nhà ở xóm Khâm Thiên này làm gì? Minh cãi: - Tại tiên sinh ở xa, tiên sinh mới thích. Chứ giá như tiên sinh dọn về khu này ở với đệ, suốt ngày phải nom thấy các cô đào hát đi gánh nước, hoặc lắm khi nghe các cô đánh xé nhau, thì biết đâu tiên sinh lại chán ngay!
  4. Vương Luân cười xòa rồi lên tiếng giục: - Hẵng cứ biết thế! Năm cùng tháng tận, đi nghe hát một chầu đã! Hai người thả bộ leo lề phố. Bên kia đường, ông Sửu nhìn sang theo dõi và an lòng vì ông cũng biết Vương Luân là người vô hại. Vô hại bởi Vương Luân tuy là đệ tử của Phạm Quỳnh, nhưng hoàn toàn hững hờ vế chính trị, không theo Tây mà cũng chẳng thù Tây. Hễ có tiền thì chỉ nghĩ đến khu Khâm Thiên mà thôi. Hôm nay ở tòa báo về, Vương Luân muốn ghé thăm cô đào My õđể cùng cô tống cựu nghinh tân giã từ năm cũ, tạm quên bà vợ quê mùa và bốn đứa con nhỏ đang ngóng cổ chờ ông mang một món tiền nhuận bút ít ỏi về sắm Tết. Ông tạt vào rủ Minh, bởi nhà hát chỉ cách gác trọ của Minh chỉ có mấy chục thước. Điểm đáng quý ở ông mà bạn bè mà ai cũng thấy, là tiền bạc ông rất dè xẻng với vợ con, nhưng lại rất rộng rãi với người ngoài, nhất là phụ nữ! Cái thú ả đào thì Minh không say mê lắm, mặc dù anh vẫn thường nghe các đàn anh ca ngợi, trong đó có cả Nhượng Tống màMinh rất nể về văn tài. Không mê, nhưng Vương Luân đã hạ cố mà rủ thì Minh không bao giờ dám từ khước! Nhà hát cuối năm đang ế khách nên hai người được đón tiếp rất nồng nhiệt, nhất là Khâm Thiên công tử chi tiền rất hào phóng. Trong khi chờ thầy đàn đến, chủ nhà mang bánh mứt và chai rượu ra mời khách rồi trao cho cái trống chầu cho Vương Luân. Lần đầu tiên Minh chú ý đến cô đào Mỹ, ngôi sao nổi bật ở đây mà nhà báo đàn anh đang cực kỳ say đắm. Đào Mỹ tuổi đôi mươi, nhan sắc đang đương độ sung mãn, kề cận bên cạnh Khâm Thiên công tử, nói cười vừa phải để làm duyên, tay bưng nước rót hết mực lễ độ làm ông nhà báo chứa chan xúc cảm. Cũng như bao nhiêu khách vãng lai, ông đến đây vì thèm câu thơ giọng hát, thèm ánh mắt đưa tình, bàn tay vuốt ve âu yếm, giúp ông quên cuộc đời thực tế với gánh nặng của một gia đình đông con. Giá không có đôi tay tần tảo của bà vợ nhà quê thì đàn con bốn đứa cảu ông đã bị gậy đi ăn xin từ lâu rồi, bởi lương nhà báo chẳng có bao nhiêu mà rất hiếm khi ông ôm về cho vợ. Ấy vậy mà lắm khi ông đã từng lãng mạng nghĩ đến chuyện xoay xở tiền để chuộc cô đào Mỹ về làm vợ lẽ. Ông nhà báo đa cảm, mà chị em đào hát thì mỗi người một cảnh ngộ éo le, ai cũng cho biết là bất đắc dĩ lắm mới chọn nghề này, do định mệnh ác nghiệt đưa đẩy. Nghe chuyện đào Mỹ bị ông bố toa rập với dì ghẻ hành hạ trăm phần cơ cực, phải bỏ nhà lao vào đây làm nghề đào hát, Vương Luân rơi nước mắt vỗ về, rồi hứa hẹn sẽ kiếm tiền chuộc cô về, thuê nhà cho ở riêng! Hứa vậy thôi chứ đó là chuyện đội đá vá trời, ốc còn không tha nổi mình ốc, ông xoay đâu ra tiền mà đòi vung tay nghĩa hiệp, cứu người lầm than! Minh liếc nhìn ông ngồi bên đào Mỹ, nét rạng rỡ hiện rõ trong ánh mắt. Ông cầm chầu. Tiếng trống " chát, tom " ròn tan, được gia chủ và các cô đào xúm lại khen là vừa hào hao vừa lẳng lơ! Đào Mỹ cầm phách, tức là gỗ lim hình chữ nhật đã lên nước bóng loáng với hai thanh tre nhỏ gõ nhịp. Đàn đáy dạo vài cung đưa đẩy rồi đào Mỹ cất giọng:
  5. " Hồng Hồng, Tuyết Tuyết. Mới ngày nào chỉ biết cái chi chi..." Chầu ả đào nào cũng phải bắt đầu bằng bài này bởi nó làm rung động lòng người, gợi niềm luyến tiếc dĩ vãng, nhớ nhung tháng ngày đã qua đi. Cô nào hát bài này cũng hay, bởi nó giải bài tâm sự sâu lắng trong lòng, thương thân phận mình. Tuổi xuân đi qua quá nhanh, nhan sắc mỗi năm một phai tàn! Người mê thú ả đào ai cũng thầm nhận đây là bài hát điển hình, xứng đáng dùng để tế tổ nghiệp. Minh ngồi nhâm nhi cốc rượu, có hai cô đào trẻ đưa mãi khai bánh mứt trước, ân cần mời mọc. Họ thuộc loại " đào rượu ", nghĩa là không biết hát, vào đây chỉ để mời rượu quan viên mà kiếm tiền độ nhật. Không khí này Minh chưa thấy hấp dẫn lắm, nhưng hôm nay anh vui lây cái vui của người đàn anh trong ngày cuối năm, nên cũng gật gù ra chiều thưởng thức câu ca tiếng trống một cách rất tận tình. Khoảng nữa tiếng sau, đào Mỹ ngừng hát. Căn phòng lặng thinh một chút rồi đào Mỹ chuyển sang giọng ngâm: Lũ chúng em chờ chàng qua mấy kiếp Tình giang hồ tha thiết mãi còn đây... Tất cả những cô đào chung quanh đều đồng thanh ngâm theo câu thơ quen thuộc ấy để báo trước phút chia tay như thông lệ. Giọng ngâm đuổi theo nhau, nghe não nề ray rứt. Vương Luân buông dùi buông trống, moi tiền đặt vào quả và đậy nắp lại. Vốn liếng có bao nhiêu trong túi, ông dốc ra gần hết, chấp nhận năm nay ăn cái tết đạm bạc với vợ con. Không phải ông chỉ tặng riêng cho đào Mỹ, mà tất cả chị em, ai ai đều có phần. Minh cũng toan moi ra ít tiền, nhưng Khâm Thiên công tử khua tay cản lại vì ông đảm nhận hết mọi chi phí hôm nay. Ông bịn rịn đứng dậy cùng Minh bước ra. Khác với thông lệ, hôm nay Vương Luân không ở lại, vui thú gối chăn với người ông thương. Dân trong nghề gọi là đi hát một " chầu chay "! Đào Mỹ sửa lại khăn áo, níu cánh tay đưa ông ra tận cửa, hết lời cảm ơn và hẹn ngày tái ngộ. Vương Luân vừa đội nón lên và toan bước đi thì chủ nhà chạy ra, xoa tay tha thiết nói: - Ngại quá mà vạn bất dĩ phải nhờ quan anh giúp cho một việc...
nguon tai.lieu . vn