Xem mẫu

  1. Phần 18 Nghề sửa mũ của ông Sửu chắc không khá, bởi khách hàng vào ra thưa thớt. Huống chi ông bị tật ở một chân, bước đi khập khiễng khó khăn. Một người tầm thường như thế đáng lý ra thì chỉ là một bóng mờ như bao người khác giữa phố phường, chẳng bao giờ được Minh chú ý. Nét đáng yêu duy nhất Minh thấy ở ông chỉ vì một lý do đơn giản là ông nói năn lễ phép. khác hẳn những người lao động chân tay mà Minh thường hay tiếp xúc, lúc nào cũng lạnh nhạt với Minh. Một hôm Minh ghé quầy thuốc lá ngay bên cạnh quầy mũ của ông Sửu. Minh giật mình kinh ngạc thấy ông chăm chú đọc cuốn sách viết về tư tưởng Mạc Hữu Vy và Lương Khải Siêu do Nam Đồng Thư Xã ấn hành. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất hiếm, nhất là trong giới thợ thuyền. Huống chi loại sách này khô khan khó nuốt, khó nuốt, không phải để giải trí. Minh tiến lại gần và ngỏ lời làm quen: - Ông đọc sách gì đấy? Xem xong cho tôi mựơn xem được không? Ông Sửu vội buông cuốn sách, đứng dậy, niềm nở gật đầu chào Minh: - Chào thầy, quyển này thì thầy còn lạ gì nữa mà phải mượn!...Thèm đọc báo mà chả có tiền mua, thành ra hễ khi nào vắng khách, tôi lại lôi quyển này ra xem! Mấy chục bện rồi đấy. Nhưng càng đọc càng thấy hay, thầy ạ! Minh thân tình ngồi xuống chiếc ghế đẩu xát gốc cây, mời ông điếu thuốc và bảo: - Ông thích đọc báo thì thỉnh thoảng tôi biếu ông một tờ. Ông Sửu xuýt xoa đáp: - Thầy có lòng như thế thì thật là quý hóa quá! Tôi nghe đồn thầy viết cả báo tiếng Tây! Minh hân hoan đáp: - Vâng, Nhưng thỉnh thoảng thôi! Ông có thích xem thì tôi biếu ông luôn! - Thầy cho thứ nào, tôi cũng quý cả! Thế là từ hôm ấy, Minh hay ra ngồi đàm đạo với ông Sửu. Sống thui thủi một mình, có thêm người bạn để hàn huyên cũng tốt. Hai người ngồi hút thuốc Bastos, uống trà mạn sen, nói đủ thứ chuyện nắng mưa, nhưng đôi bên cùng né tránh những đề tài quốc cấm bởi chưa ai tin ai cho tới hôm nay, sau nửa năm dè dặt, hai người đã khá thân nhau. Minh từ căn gác nhỏ chạy xuống, băng qua đường. Ông Sửu vội kéo ghế mời Minh ngồi rồi chuẩn bị gót trà trong bình htủy ra hai cái cốc như thường lệ. Nhưng Minh ngăn lại và vui vẻ bảo:
  2. - Không! Hôm nay phải uống rượu ông Sửu ạ! Chè thì ngày nào chả uống! Tòa báo vừa cho lĩnh lương cuối năm!Mình tống rượu nghinh tân một hồi cho thỏa thích. Ông muốn nhắm rượu với thứ gì thì cứ tùy thích! Tôi đãi! Ông Sửu từ tốn đáp: - Thầy cho uống rượu thì tôi dạy gì từ chối. Nhất là năm hết Tết đến, uống để quên hết những vất vả trong năm qua! Nhưng hôm nay thầy cho tôi khất. Tại tôi có câu chuyện muốn thưa với thầy! Nghe giọng nói nghiêm trang của ông Sửu, Minh tắt nụ cười, chớp mắt nhìn ông chờ. Anh lấy gói thuốc, chìa ra mời ông Sửu. Ông Sửu đưa hai tay kính cẩn đỡ lấy theo thối quen, gắn một điếu lên môi. Rồi ông trao Minh cái nón mũ nỉ cũ, bảo anh cầm lấy như một khách hàng đến thuê ông khâu nón. Ông hỏi bâng quơ: - Năm nay thầy có định về quê ăn Tết không? Minh lắc đầu: - Công việc nhiều quá. Thư thư, ra Giêng này rộng tháng dài tôi mời về! Để thiên hạ khỏi chú ý, ông Sửu lấy kim chỉ ra, vá một cái mũ nỉ đã bạc thếch. Ông vừa làm vừa nhỏ nhẹ kể: - Đọc bài của thầy năm nay, biết thầy là người có chí hướng, tôi mới dám thố lộ tận tâm can... Rồi ông cho Minh biết, trước đây ông từng tích cực hoạt động chống Pháp trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Ông bị Pháp bắt và tra tấn đến mấy năm, ra tù thì bị bại hẳn mtộ chân. Ông vỗ nhẹ bàn tay lên đầu gối mình rồi thở dài bảo: - Dạo này đi lại cũng đã khá lắm. Chứ lúc mới ở tù ra, lê không nổi thầy ạ! Tôi cứ tưởng suốt đời phải ngồi một chỗ! Minh tròn mắt nhìn ông cảm phục. Anh biết rõ: Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu thành lập ở Trung Hoa theo đường hướng cách mạng dân quốc của Tôn Dật Tiên, nhằm mục đích lật đổ thực dân Pháp. Nhưng Quang Phục Hội chưa làm được gì đáng kể thì đã bị Long Tế Quang ở Quảng Đông trở mặt đàn áp để làm vui lòng Pháp. Giờ đây, nhiều đoàn viên Quang Phục Hội đang lưu vong bên Tàu, nghe tin Quốc Dân Đảng thành hình, đã kéo nhau về gia nhập, đồng thời huấn luyện cho đội quân cảm tử tiên khởi cho Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chính vò thế, trong tim ông Sửu cũng như đa số đảng viên Quang Phục Hội, thì Quốc Dân Đảng là đoàn thể anh em, nhất là cụ Phan Bội Châu đã được Tổng Bộ Quốc Dân Đảng mời làm chủ tịch danh dự. Minh ngồi thẳng lên, nhìn ông Sửu bằng cặp mắt đổi khác, vừa gần gũi vừa nể trọng. Minh cũng đã từng vào tù, nhưng tù học sinh vì tội rải truyền đơn ngày lễ truy điệu cụ
  3. Phan Chu Trinh, mặt thám Pháp biết Minh không nằm trong tổ chức nào nên chỉ tát cho mấy cái rồi đem nhốt. Minh lại may mắn được lãnh ra sớm, kinh nghiệm chẳng có bao nhiêu để tự hào. Ông Sửu mở nắp bình thủy, rót trà ra hai cốc tủy tinh cáu ghét, vàng như bôi nghệ. Ông trao cho Minh một cốc rồi nói: - Mời thầy! Hôm nay, tôi pah loại trà đặc biệt. Thầy uống thử đi, chắc chắn sẽ thấy khác mọi khi! Minh uống một hớp nhỏ, nhưng chẳng còn bụng dạ nào để quan tâm đến hương vị của tách trà. Anh đưa mắt nhìn quanh rồi hạ giọng hỏi ông Sửu một câu quan trọng: - Từ ngày ấy tới giờ ông có còn... Ông Sửu lắc đầu ngắt lời: - Không thầy ạ. Tôi thành người tàn phế rồi, đâu có còn nhanh nhẹn như trước nữa! Què chân đã đành, mà ngực cứ như có người đè, nhất là những hôm trời trở rét! Minh bùi ngùi nhìn ông tội nghiệp. Hai người cùng im lặng một chút. Rồi bỗng ông ngẩn đầu lên nhìn Minh , đột ngột hỏi nhỏ: Còn thầy thấy thế nào? Thầy theo Thanh Niên Cách Mệnh hay Quốc Dân Đảng? Minh giật mình trố mắt nhìn ông, rồi ngó quanh dù biết chẳng có ai rình rập, trừ lũ trẻ con đánh đáo bên cạnh luôn mồm la hét inh ỏi, Minh lắc đầu nói nhỏ: - Tôi chỉ viết báo thôi chứ đâu có theo tổ chức nào đâu? Ông Sửu nghiêm mặt trách: - Vậy là thầy vẫn giấu tôi! Thầy giấu tôi tức là thầy chưa tin tôi, dù tôi đã kể cho thầy nghe những năm hoạt động của tôi trước đây! Im lặng một chút, Minh đành thú nhận: - Vâng. Thú thật với ông: Tôi theo Quốc Dân Đảng! Nhưng sao ông biết mà hỏi? Ông tài thật! Ông Sửu đăm chiêu nói: - Tôi nghe bảo cánh trí thức trẻ nhất, nhất là giới nhà báo, đều đứng vào Qucố Dân Đảng cả, phải không thầy?
  4. Minh gật đầu đồng ý. Ông Sửu kể ra danh tánh một số thanh niên tân học trong giới cầm bút cũng như giới nhà giáo rồi hỏi Minh: - Họ cũng theo Quốc Dân Đảng cả phải không thầy? Minh gật đầu: - Vâng! Các anh ấy được kết nạp trước tôi! Ông Sửu lại hỏi: - Họ có biết thầy theo Quốc Dân Đảng khôgn? Minh nhấn mạnh: - Có chứ! Chúng tôi vẫn liên lạc với nhau mà Nói dứt câu ấy, Minh cảm thấy bắt đầu bựt bội vì dường như ông Sửu đang cật vấn mình. Ông là cái gì mà ông có quyền hỏi ông những câu tỉ mỉ như thế? Ông chỉ là một kẻ cùng đinh ngồi khâu mũ bên đường, được Minh hạ cố làm quen là quý lắm rồi, sao lại dám đi quá sâu vào chuyện hoạt động của Minh! Người ta nói không sai: Rõ ràng là được đằng chân lên đằng đầu! Thân nhau quá rồi đâm ra lờn mặt! Mà chẳng phải Minh chỉ bực bội với ông Sửu, anh bực luôn với chính anh bởi vì trong một lúc cạn nghĩ mà anh đã trả lời những câu hỏi mà đáng lẽ anh không được nói ra dù với một người chí thân. Huống chi ông Sửu chỉ là một người mới quen trên đường phố, đã biết tông tích nhà cửa của nó đâu mà kể lễ chuyện hoạt động của mình! Minh đã bất cẩn quy phạm nguyên tắc của Đảng. Anh toan lên tiếng thì ông Sửu thở dài bảo: - Tôi nói cái này không phải thầy bỏ qua cho tôi! Thầy là người học rộng hiểu nhiều, đáng lẽ ra tôi chẳng dám đánh trống qua cửa nhà sấm. Nhưng vì quý thầy, tôi mới dám mạo muội thưa thật với thầy một điều... Minh xua tay ngắt lời: - Không dám! Không dám! Xin ông cứ nói! Ông Sửu buông kim chỉ, bưng cốc nước trong tay, nhưng không đưa lên miệng. Ông xoay xoay cai cốc rồi tha thiết bảo: Tôi chỉ là đứa khâu mũ ở lề đường mà tôi còn biết thầy theo hội kín, thì huống chi là mật thám Pháp! Nói dại, giả sử tôi là tay sai của mật thám Pháp thì thầy làm thế nào mà thoát được? Thầy chưa vào tù, thầy chưa biết cái tàn ác của tụi nó như thế nào!
  5. Minh giật thót người vì những lời trách cứ của ông Sửu. Phản ứng tự nhiên khiến anh hoảng hốt nhìn quanh tứ phía. Giờ này, nghe ông Sửu nói, anh mới chợt nhận ra mình quá sơ hở, coi chuyện quốc sự như một trò đùa với tử thần. Ông Sửu lại tiếp: - Tay hại nhất là thầy biết quá nhiều! Thầy biết rõ những ai theo Quốc Dân Đảng. Như thế thì nguy hiểm quá! Vì chỉ cần một người bị bắt, Tây nó đánh đập, thì sẽ khia ra hết! Tôi đã đi tù, tôi biết! không phải ai cũng chịu nổi những tra tấn cực hình của thực dân Pháp! Ngưng một chút để suy nghĩ, ông Sửu lại nói thêm: - Đúng ra một đảng viên thì chỉ được quyền biết vài người sinh hoạt cùng tổ đảng với mình mà thôi, chứ không được biết những người ngoài tổ đảng của mình. Càng biết nhiều thì càng làm hại cho tổ chức! Minh choáng váng ngồi im, tay run run đưa điếu thuốc lên môi. Sự phát triển ồ ạt của Đảng trong năm qua, quả thật không tránh khỏi được khuyết điểm. Xưa nay chưa hề có một Đảng cách mạng nào còn trong vòng bí mật mà có sức thu hút quần chúng mãnh liệt như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chỉ trong vòng một năm, khắp cả miền Bắc, hầu như tỉnh nào cũng có hình dáng của Đảng, mạnh nhất là cùng châu thổ sông Hồng, sông Mã. Người ta chỉ nghe mơ hồ chủ nghĩa Tam Dân, noi theo bước chân của những nhà cách mạng Trung Hoa, dù chưa hiểu rõ Tam Dân là cái gì mà đủ mọi tầng lớp vẫn nức lòng gia nhập, bất chấp mọi nguy hiểm. Thế mới biết cái nhu cầu đuổi ngoại xâm đã đến lúc chín mùi, cái lòng yêu nước từ lâu vẫn cháy âm ỉ, chỉ chờ cơ hội để mọi người cùng bày tỏ. Trong lịch sử, có lẽ chưa có tổ chức cách mạng nào dáy lên được phong trào ái quốc nòng cháy và mau chóng như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chỉ có điều, sự bồng bột của tuổi trẻ làm cho những người như Minh không nghĩ xa, cho đến nay nghe ông Sửu phân tích, anh mới giật mình tự kiểm! Cái ngang tàn thì Minh có thừa, bởi tự một mình chống lại tất cả các hương chức trong làng Hải Ninh để bênh vực người đàn bà cô thế. Nhưng cái ngang tàn ấy, khi Minh chưa đứng vào tổ chức nào, thì dù có gây tác hại, cũng chỉ một mình Minh chịu thiệt thòi. Còn giờ đây khi Minh đã là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thì phải gạt bỏ cái anh chủ trương anh hùng cá nhân để khép mình vào kỷ luật.Bởi đúng như ông Sửu nói, một đảng viên bị bắt, có thể làm vỡ cả một mạng lưới của Đảng!
nguon tai.lieu . vn