Xem mẫu

  1. Phần 10 Sau cái phút xúc động ban đầu , mọi người mới nhận ra sự đổi thay lớn lao ở Tân. Trước hết , anh mặc bộ Âu phục nhàu nát bằng vải nội hóa. Điều này chưa hề thấy ở Tân. Mọi lần từ Hà nội về , Tân luôn luôn mặc áo dài , quần trắng và đội nón trắng. Ơ nhà thì mặc quần áo ta , cũng màu trắng , giống kiểu pyjama nhưng đơn giản hơn. Đây là lần đầu tiên anh mặc áo sơ-mi , quần tây , và vì vậy lúc nãy Duyên cứ ngờ ngợ mãi , không nhận ra được khi anh bước vào cổng. Nhưng Duyên không nhận ra được là đúng , bởi Tân gầy rộc đi , má hóp lại , râu mọc lởm chởm , nước da tái mét , hai quầng mắt trũng sâu xuống làm anh già hẳn như người ốm đói lâu ngày. Hậu và Duyên , hai người hai bên dìu anh lên lề , đặt ngồi xuống chiếu. Hai cô tự hỏi , không hiểu Tân làm cách nào mò về được đến nhà , vì toàn thân anh đang run lẩy bẩy. Bà Lương đau xót hỏi: - Con ốm phải không? Để mẹ bảo các em nấu cháo cho con nhé? Tân run run đáp: - Con không đói. Mẹ cho con xin cái chăn. Giời rét quá ! Dứt lời , Tân tựa mình vào góc cột, hai hàm răng đánh vào nhau lách cách. Bây giờ cả nhà mới biết là Tân đang bị sốt rét nặng bởi ngoài trời còn hâm hấp nóng mà chỉ riêng anh thấy lạnh. Bà Lương sợ hãi quay đầu nhìn vào nhà gọi chồng: - Ông ơi ! Ông làm gì trong ấy? Con nó bị sốt rét ! Ông ra bắt mạch , cắt thuốc cho con. Nhanh lên ông ơi ! Ông Lương ngồi trong phòng khách , không thèm lên tiếng. Ông đã bỏ vào nhà ngay từ lúc vừa nhìn thấy Tân. Ông giận ứ lên cổ , định ngồi thở một chút rồi trói Tân vào cột nhà , lấy roi tự tay ông đánh cho hả giận ! Nhà này phải có gia phong , không phải theo Tây học rồi muốn làm gì thì làm , muốn đi đâu thì đi ! Ngoài hè , bà Lương và hai cô con gái dìu Tân vào buồng , căn buồng vẫn bỏ trống từ ngày Tân đi. Bà Lương cho Tân nằm xuống , đắp chăn lại. Rồi bà chạy ra gian giữa năn nỉ chồng - Tôi van ông ! Ông giận con thì ông cũng chờ con nó khỏi bệnh đã , rồi ông muốn đánh mắng thế nào tôi cũng chịu ! Nó đang lên cơn sốt rét ! Ông nỡ ngồi mà nhìn hay sao? Hậu và Duyên cũng đứng thập thò ở cửa buồng , nhìn ông Lương chờ đợi. Ông vẫn ngồi yên , bàn tay đặt trên bàn run run theo nhịp thở dồn dập. Bà Lương nắm tay ông giật mạnh: - Đi ! Ông lấy thuốc cho con nó uống !
  2. Ông quát lên: - Cho nó chết đi ! Tôi không muốn nhìn thấy mặt nó nữa ! Bà Lương biết chồng nói thế cho hả giận thôi chứ bố nào không thương con. Bà tha thiết nhắc lại: - Con nó trót dại thì ông dạy dỗ nó ! Nhưng nó lên cơn sốt rét. Ông là thầy thuốc , chữa cho bao nhiêu người , chả nhẽ nhìn con ốm mà ông dửng dưng ! Ông thương tôi , tôi xin ông một lần này thôi ! Ông Lương thở mạnh , nuốt giận bảo: - Luộc ngay cho nó hai quả trứng gà đã ! Sốt rét ngã nước thì phải ăn trứng gà luộc , đồng thời bắc nồi cháo hoa để ăn dần. Suốt đêm hôm ấy , bà Lương chạy ra chạy vào , đặt bàn tay lên trán Tân để xem nhiệt độ , mặc dù việc đặt tay như thế chẳng giúp ích gì cho người bệnh. Bà bảo Hậu pha nước nóng cho Tân tắm rồi thay bộ quần áo khác vì bộ đồ của Tân đã bốc mùi chua loét sau bao nhiêu ngày lăn lóc bụi đường. Bà Lương đi ngủ rồi thì đến lượt Hậu và Duyên vào ngồi bên anh. Chờ anh tương đối tỉnh táo sau bát cháo nóng , Hậu hỏi: - Anh ốm thế này , làm thế nào mà về được đến nhà? Tân thấy trong người đã khá hơn rất nhiều , nở nụ cười mệt mỏi nói: - Có người đưa anh về. Đến cổng làng thì họ để anh vào làng một mình vì sợ trương tuần bắt gặp , hỏi han lôi thôi ! Rồi Tân ngồi lên , sốt sắng hỏi hai em về hoạt động của chi bộ Hải Ninh. Rõ ràng Tân không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình mà chỉ lo lắng cho bước đi của VNTNCMĐCH. Hậu thắc mắc về thời gian vắng mặt vừa qua , anh có vẻ ngần ngừ không muốn tiết lộ. Duyên giục hai ba lần Tân mới đáp: - Tổng bộ định đưa anh sang Quảng Châu , nhưng mới đến biên giới thì được tin Tưởng giới Thạch đã bắt giữ một số người của mình ở bên ấy. Anh được lệnh nằm lại chờ. Một tháng sau thì lên cơn sốt rét rất nặng , uống thuốc gì cũng chả khỏi. Đến khi thấy anh không thể nào đi được nữa , tổng bộ mới bảo anh về chữa bệnh. Khi nào khỏi thì liên lạc lại để nhận công tác mới. Những điều này , trên nguyên tắc Tân không được tiết lộ dù là với các đồng chí. Nhưng vì tình cảm ruột thịt anh mới nói ra cho hai em biết tình hình phía bên kia biên giới. Tuy vậy , anh vẫn giấu cái tin Nguyễn ái Quốc bị trục xuất khỏi Quảng Châu và Hồ tùng Mậu cùng hàng loạt đồng chí bị công an Tưởng giới Thạch giam giữ. Trung Hoa vốn là địa bàn hoạt động của các nhà cách mạng Việt Nam , nhưng tình hình chính trị và ngoại giao thay đổi bất thường. Chính phủ Dân quốc đôi khi cần lấy lòng Pháp ,
  3. đã bán đứng ngay tổ chức đấu tranh Việt Nam trên đất họ. Giọng kể của Tân bị đứt quãng nhiều lần như người đuối sức sau cuộc chạy đua đường trường. Những cơn sốt cứ ập đến mỗi ngày mấy lần , làm toàn thân anh cứ run lên bần bật. Cả nhà nhìn Tân rớt nước mắt , nhưng anh vẫn cười. Ông Lương nguôi giận , hốt thuốc cho con. Tiếc rằng thuốc ông chả công hiệu , Hậu đi tìm mua kí-ninh cho anh , cũng chẳng chửa dứt được cơn bệnh sốt rét. Nước Sơn-la , ma Vạn-bú ! Nữa năm chui rút trên rừng , thuốc men đã không , mà dinh dưỡng cũng thiếu , Tân như người kiệt sức , không chống chọi n?i với tử thần. H?u và Duyên , ngoài tình anh em còn có tình đồng chí , mỗi ngày đi làm về đều vào ngồi bên giường nhìn anh đau xót. Tân mà mất đi thì Hậu và Duyên sẽ như những người đi trên mặt đường bằng phẳng , bổng bị hụt chân thụt xuống hố sâu , bởi đường hoạt động cách mạng của hai cô còn quá non , rất cần có Tân hướng dẫn. Lắm khi sau cơn sốt rét , Tân trở lại tỉnh táo như chẳng có bệnh gì cả , nếu khuôn mặt và toàn thân anh không quá sa sút. Một hôm Tân bùi ngùi bảo hai em: - Trong các truyện Tàu bố thường kể cho anh em mình nghe , thì bố thích nhất là truyện Tam quốc chí , anh cũng thích nhất là Tam Quốc. Chu Du là đại tướng của Tôn Quyền , trước khi chết có để lại lá thư , trong đó Chu Du chỉ giận mình là chưa làm được việc gì đã vội nằm xuống. Thật ra thì Chu Du đâu có chết trẻ ! Lúc Chu Du chết đã 36 tuổi rồi. Anh mới là người đáng giận cho số phận của mình , năm nay anh mới hai mươi hai. Anh chưa giết được thằng Tây nào mà đã biết mình sắp chết … Tân vẫn nở nụ cười héo hắt dù lệ trào trong khóe mắt. Hậu nắm chặt bàn tay anh , mím môi để khỏi òa lên khóc lớn. Duyên cũng gục vào vai chị rồi ngẫng lên trấn an Tân: - Anh đừng nói dại ! Anh cố uống thuốc , nghỉ ngơi , thế nào cũng khỏi ! Hậu cũng tiếp lời em: - Anh đừng làm chúng em sợ ! Anh phải sống đến ngày đuổi được giặc Pháp ! Tân tội nghiệp hai em , không nói nữa. Hậu lấy cho anh cốc nước , loại nước đặc chế của ông Lương nấu bằng cái siêu sắc thuốc bắc mà ông bảo là thuốc bổ chống suy nhược. Ông Lương bảo uống thì Tân cứ uống chứ thật ra anh chẳng thấy chút công hiệu nào. Hai hôm sau , Hậu và Duyên đang cuốc đất ngoài bãi ngô thì thằng Hoàn chạy ra gọi. Chị em tất tả bỏ về. Vừa tới cổng đã nghe tiếng khóc của bà Lương từ trong buồng vọng ra. Hai chị em hốt hoảng đưa mắt nhìn nhau và cùng chạy lao vào. Quả nhiên , bà Lương nhìn ra , nghẹn ngào nói trong tiếng nấc: - Hậu ơi ! Duyên ơi ! Anh Tân con chết rồi ! Khổ thân tôi chưa ! Hậu quăng cái nón ở cửa. Duyên buông cái thúng trên thềm , bàn tay lấm lem nắm lấy
  4. vai chị. Rồi cả hai chạy lại , quì xuống bên giường , nhìn Tân nằm cứng đơ trên giường , phủ tấm chăn mỏng tới ngực. Da mặt xanh xao , hai má hóp xuống và miệng hơi há ra , trông Tân như một người lớn tuổi , chẳng còn dấu vết gì của một thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi. Hậu gục xuống ngực Tân , nức nở khóc lớn: - Anh ơi ! Sao anh nỡ bỏ chúng em đi sớm thế ! Ôi giời cao đất dày ơi , sao nỡ cướp mất anh tôi ! Duyên cũng lăn ra nền đất , nghẹn ngào khóc theo , trong khi cậu út Hoàn ngồi cúi đầu ở chân giường. Chỉ có ông Lương không vào buồng. Ông ngồi lặng thinh như pho tượng ngoài phòng khách , mắt ông mở trừng trừng nhìn ra sân. Thương con xé ruột , nhưng ông vẫn giận con đang học hành thì bỏ lên rừng để chuốc lấy căn bệnh hiểm nghèo. Giận con , rồi ông lại giận cả chính ông là thầy lang mà không chữa nổi cho con thì thiên hạ còn trông mong gì ở ông nữa ! Hàng xóm nghe tiếng khóc , lác đác vài người hiếu kỳ chạy qua thăm hỏi. Bấy giờ ông Lương mới miễn cưỡng đứng lên để đón khách. Bà Quán bên kia bờ ao là người chạy qua trước tiên. Con trai đầu lòng của bà tên là Kiết , cùng lứa tuổi với Tân , thuở nhỏ vẫn đi chơi chung rất gắn bó. Mãi đến gần đây , khi Tân lên tỉnh học , hàng rào giai cấp mới làm cho con bà dần dần xa cách người bạn láng giềng cũ. Xa cách vì nhà Kiết nghèo hơn nhà Tân đã đành , mà nhất là vì Kiết thất học trong khi Tân đã theo đến bậc cao đẳng , đường danh vọng tương lai chưa biết sẽ leo tới cỡ nào ! Bây giờ nhìn Tân nằm chết trên giường , bà Quán cảm động nhớ lại bao nhiêu lần Tân đã từng sang ngồi đánh đáo với con bà , chia nhau từng củ khoai , mẫu sắn. Khóc cười vốn là bệnh hay lây , cho nên bà ngồi thụp xuống bên bà Lương rồi nước mắt lập tức trào ra và bà nghẹn ngào nói: - Khổ thân ! Cậu Tân hiền lành thông thái thế mà giời chả thương ! Thấy có người vào thăm , bà Lương và chị em Hậu lại càng khóc lớn hơn. Bà Quán nói vài lời phân ưu cho đúng thủ tục rồi quay ra phòng khách , lặp lại cũng câu đó với ông Lương trước khi tất tả trở về để thông báo cho hàng xóm biết bản tin nhà ông Lương có tang , theo thói quen truyền miệng rất nhanh ở thôn quê. Ngày mai , lũ con bà sẽ tự nguyện chạy sang phụ giúp , chẳng hạn xúm nhau đào huyệt giùm cho tang gia. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau , huống chi nghĩa tử là nghĩa tận , gia đình nào cũng tự cảm thấy có trách nhiệm với người chung quanh khi họ cần đến. Bà Quán về rồi , ông Lương lại lui vào ngồi xuống chỗ cũ , im lặng uống trà. Khá lâu ông mới gọi thằng Hoàn , bảo nó đi mời ông lý trưởng tới chứng nghiệm làm giấy khai tử. Rồi ông nhẩm tính theo âm lịch , lựa một ngày thích hợp nhất để an táng đứa con trai đầu lòng. Người mình luôn luôn có những điều tin tưởng rất kỳ dị: đã chết rồi , tức là xui tận mạng , thế mà khi chôn vẫn phải chọn “ngày lành tháng tốt” chả hiểu để làm gì ! Cái chết của Tân tuy có làm cho chị em Hậu đau xót nhưng không vì thế mà nhụt chí , nhất là Hậu đang làm bí thư chi bộ.
  5. Chôn cất Tân được một tuần thì Trần Khải từ Hà nội về , lấy cớ viếng mộ người bạn thân , nhưng kỳ thực để gặp riêng Hậu. Ông bà Lương nhìn thấy Trần Khải , lại òa lên khóc lớn vì thương con. Bà Lương sụt sùi nói: - Nom thấy cháu , bác lại đứt ruột vì nhớ thằng Tân nhà bác ! Đang học hành , chả biết nghe lời ai dụ dỗ , bỏ lên rừng để đến nông nỗi này ! … Ôi ! Con ơi là con !
nguon tai.lieu . vn