Xem mẫu

  1. Dễ dàng hòa nhập vào trường MN Xin chào! Tên mình là... Sẽ là lợi thế nếu biết được tên của giáo viên và tên lớp của bé trước ngày đầu tiên tới trường. Nếu nhà trường có tổ chức sự kiện, hãy cùng bé tham gia các buổi gặp mặt định hướng, ngày hội đến trường, hay một buổi Pic-nic chào đón những học sinh mới. Sử dụng khoảng thời gian này để gặp các bạn học của bé cùng với các gia đình khác. Đây cũng là cơ hội hữu ích để thiết lập một buổi chơi cho bé với một vài trẻ thành viên trong lớp học mới. Nói về trường lớp. Một vài tuần trước khi năm học bắt đầu, hãy chia sẻ những sự hấp dẫn của trường học với con. Tập trung vào những thứ vui vẻ bé sẽ được học trong suốt năm học và tất cả những điều khác biệt bé sẽ làm. Nếu có thể, hãy dẫn bé đến thăm sân trường mẫu giáo. Nếu bạn hào hứng, con bạn cũng sẽ cảm thấy thế. Chuẩn bị sẵn sàng. Dọn dẹp sạch một không gian nào đấy trong nhà để bé đặt túi đi học và áo đồng phục. Thiết lập cho bé thói quen phụ trách việc thu dọn, làm sạch và treo ba lô mỗi ngày. Điều này sẽ khiến mỗi buổi sáng trở nên sôi nổi và háo hức hơn. Chúc mặt trăng ngủ ngon! Tìm vài khoảng thời gian yên lặng cuối cùng trong ngày để chia sẻ với con 2 hay 3 quyển sách. Hãy hỏi thủ thư của thư viện địa phương để tìm kiếm những quyển sách nói về ngày đầu tiên tới trường. Dành vài phút để nói chuyện về cảm xúc của trẻ và một ngày ở trường của bé. Cả bạn và con sẽ ngủ ngon.
  2. Ôm hôn và chào tạm biệt! Những cách tạm biệt kéo dài ở cửa lớp có thể gây khó khăn cho trẻ nhỏ. Từng bước thiết lập thói quen chào con và ra khỏi lớp nhanh chóng. Việc này sẽ tốt cho cả bạn và con. Sau đó, hãy giữ cùng một cách thức giống nhau và duy trì nó! Một cái ôm nhẹ nhàng, một cái hôn nhanh và lời nói tạm biệt nên được gửi đi theo cách riêng của bạn. Hầu hết những giọt nước mắt sẽ nhanh chóng biến mất khi giáo viên thu hút con bạn tham gia vào các hoạt động sôi nổi và vui vẻ. Một số trẻ cần một vài tuần để làm quen với lớp mới của chúng. Hãy cho trẻ thời gian, và đừng vội nản chí! Không ít bậc cha mẹ thể hiện tình thương của mình bằng cách làm giúp con mình tất cả mọi thứ, trong đó có cả việc làm bài tập về nhà cho con. Thực chất, đây là một sai lầm lớn mà tất cả các phụ huynh đều cần tránh. Sẽ là rất tuyệt nếu bạn giúp con mình tập trung và tiếp cận bài tập một cách tốt nhất, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng chính trẻ phải tự mình hoàn thành công việc một cách độc lập. Thỉnh thoảng, đối với những bài tập quá khó, bạn có thể hướng dẫn con một cách cụ thể hơn; nhưng hãy để trẻ cố gắng hết khả năng của mình rồi mới nhận được sự giúp đỡ từ ba mẹ. Chắc chắn rằng bạn và trẻ đã có sự thống nhất về thời gian và địa điểm làm bài tập ở nhà. Trong đó, trẻ sẽ chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm mà mình cảm thấy hứng thú nhất, vai trò của cha mẹ là xem xét xem sự lựa chọn của trẻ có hợp lý không và đưa ra quyết đinh cuối cùng dựa trên sự thống nhất của bạn và trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện "nhiệm vụ" của mình, bạn nên quan sát, theo dõi hiệu quả và có những trao đổi, điều chỉnh khi cần thiết. Liệu trẻ có bị áp lực khi làm bài tập vào thời điểm đó hay không? Không
  3. gian trẻ học bài và làm bài có bị gián đoạn bởi tivi, điện thoại hoặc sự trò chuyện của các thành viên khác trong gia đình không? Nếu có, bạn cần thảo luận với trẻ, tính toán và tìm ra những sự lựa chọn khác hiệu quả hơn. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm con mình về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình làm bài tập ở nhà.
nguon tai.lieu . vn