Xem mẫu

  1. DẠY TỐT GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO I.- TH ỰC TRANG BAN ĐẦU : - Giáo dục lễ giáo rất quan trọng đối với học sinh và nh ất là đối với các cháu mẫu giáo, là bước đầu hình thành thành nhân cách cho trẻ. - Đầu năm học, tôi được Ban Giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Cũng như hằng năm, lớp tôi cũng có một số cháu chưa qua lớp mẫu giáo 3-4 tuổi và đa số và đa số các cháu là con một, thường được ông, bà - cha, m ẹ cưng chìu nên việc lễ giáo của các cháu có ph ần hạn chế, các cháu thường hay ngổ nghịch, mu ốn gì được nấy. Do đó việc giáo dục lễ giáo ở lớp tôi gặp nhiều khó khăn . II/. NHỮNG BIÊN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO CÁC CHÁU : - Trư ớc tình hình thực tế của lớp như th ế, tôi suy nghĩ m ãi mình phải làm gì đây để giáo dục tốt các cháu. - Vào đầu năm tôi đ ã làm góc tuyên truyền nhằm gây sự chú ý cho Phụ huynh học sinh, trong đó ghi những bài thơ có nội dung giáo dục nhằm giáo dục những hành vi của trẻ đối với mọi ngư ời, với mọi vật xung quanh gắn ở trước lớp để Phụ huynh có thể tham khảo sau mỗi giờ đón và trả trẻ.
  2. - Tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với Phụ huynh nhằm tìm hiểu và nắm đư ợc hoàn cảnh gia đình từng cháu để có biện pháp kịp thời. - Luôn giáo dục cháu ở mọi lúc mọi nơi, luôn làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ vào lớp, tôi luôn giáo dục trẻ phải ngồi ngoan nghe cô giảng b ài, muốn phát biểu hay có ý kiến phải giơ tay. Để cháu nhớ, tôi thường kết hợp dạy trẻ vào các bài thơ "Ngồi giơ tay", "Ra vào lớp"... cho trẻ dạo chơi ngoài trời, cho trẻ quan sát, tiếp xúc với cây cối. Từ đó giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc cây trồng, giáo dục cháu ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ mọi người, mọi vật xung quanh m ình. - Giáo d ục cháu bằng cách lồng vào các tiết học có trong ch ương trình. - Qua những biện pháp trên. Lớp tôi các cháu đ ã hình thành một số hành vi rất tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cháu chưa ngoan vì các cháu đó đ ã quen với sự nuông chìu. Nên tôi nghỉ nếu các cháu đã quen với sự nuông chìu thì không ph ải một sớm, một chiều trẻ thay đổi ngay mà cô giáo cần phải kiên trì. Và tôi theo dõi thấy vào giờ hoạt động góc ở góc học tập, các cháu rất thích xem sách có những hình ảnh đẹp. Th ế là tôi suy nghỉ và tình cờ tôi thấy quyển sách Đạo Đức lớp 1 mà cháu tôi đang học ở nhà, trong sách có rất nhiều tranh ảnh với m àu sắc đẹp mà mỗi hình ảnh là một nội dung giáo dục trẻ. Tôi đem vào lớp, đến giờ hoạt động góc tôi đưa các cháu xem những tranh ảnh có nội dung phù hợp với các cháu, tôi đọc lên và giải thích cho các cháu hiểu đồng thời liên hệ thực tế với những việc cháu làm chưa đúng. Ví d ụ : như "Lễ phép chào hỏi người lớn" - Nam lễ phép chào cô giáo và người bạn cùng đi với cô.
  3. - Đi học về, Nam chào bà và cha mẹ. Đọc xong, tôi nói với các cháu : Nam rất ngoan, Nam đ ã biết chào cô, chào khách nên được mọi ngư ời khen ngợi. Các con cũng vậy, đến lớp các con cũng phải biết chào cô, chào khách, về nhà thưa ba mẹ, chào ông bà, giống như bạn Nam nhé. " Biết cảm ơn, biết xin lỗi " Ngày đ ầu tiên, Thỏ con vô ý làm đổ bình mật ong, thỏ con vội xin lỗi bác Gấu, bác Gấu hết giận còn cho Thỏ con ăn mật ong. Gặp Sóc nâu, sóc Nâu cho Thỏ con một quả mận rừng, Thỏ con cảm ơn bạn. Sóc nâu rất vui, trút cho Thỏ con cả giỏ mận rừng. Biết truyện, Thỏ mẹ âu yếm khen Thỏ con . Đọc xong tôi hỏi trẻ : Các con thấy bạn Thỏ thế nào ? Bạn Thỏ có ngoan không ? các con phải bắt chước như b ạn Thỏ nhé. Tôi tìm nhiều câu truyện với nhiều nội dung giáo dục khác cho cháu xem và các cháu rất thích. Tôi còn khuyến khích trẻ vẽ những nhân vật mà mình yêu thích trong truyện đã xem, khi trẻ vẽ xong tôi hỏi tại sao con thích vẽ nhân vật đó thì tre nêu lên được những hành vi tốt của nhân vật đó trong truyện. Dần dần các cháu đã được hiểu được những việc làm của mình là đúng hay sai. Cháu nào có tiến bộ, tôi liền khen thưởng trước lớp để động viên khuyến khích những việc làm tốt của trẻ, đồng thời tôi báo phụ huynh biết để phụ huynh mua nhiều truyện, tranh ảnh có nội dung giáo dục trẻ.
  4. Sau một thời gian, lớp tôi các cháu ngoan hẳn lên, các cháu rất thích làm những việc tốt để được khen như các bạn ở trong truyện. III/- K ẾT QỦA : Đầu năm học đa số các cháu chưa ngoan, chưa biết lễ phép với ngư ời lớn và mọi người xung quanh nhưng qua các biện pháp vừa nói trên, học sinh ở lớp tôi đều có một số chuẩn mực và hành vi có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày; có thái độ đúng đắn vối Thầy cô, Cha m ẹ, Anh em, Bạn bè và những người xung quanh, có tình cảm tốt đối với môi trường thiên nhiên, vật nuôi và cây trồng. Trẻ ngoan ngo ãn lễ phép với người lớn, biết chào cô, chào khách khi đi đ ến lớp, biết giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Thực hiện tốt các hành vi văn minh, ho ngáp biết lấy tay che miệng, không vẽ bậy trên tường, không ngắt bẻ hoa, tiêu tiểu đúng chỗ, không vứt rác bừa b ãi. Các cháu đã trở thành con ngoan trò giỏi. Tỷ lệ học sinh đạt trên 90 %. Được bằng khen Bộ Giáo dục : Có th ành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện chuyên đề Giáo dục lễ giáo 1993 - 1996. IV/- BÀI HỌC KINH NGHIÊM : Qua việc làm trên, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau : Gia đình phải thật sự là mái ấm của trẻ, phụ huynh là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, thực sự th ương yêu và đối xử công bằng với trẻ. Cô giáo phải mẫu mực, kiên trì và luôn có biện pháp mới, sáng tạo trong giảng dạy.
  5. Giáo viên chú ý nhiều h ơn nữa đến trẻ cá biệt để có h ình thức giáo dục phù hợp. Phải động viên khen thưởng kịp thời, kích thích những việc làm tốt của trẻ. Long Xuyên, ngày 25 tháng 04 năm 2001 Người viết THÁI THỊ HỒNG HẠNH GV trường MG Hướng Dương-LX
nguon tai.lieu . vn