Xem mẫu

  1. Dạy con biết giữ lời hứa Do cha mẹ thất hứa Trường hợp thứ nhất: Không ít bậc cha mẹ trong cuộc sống thường ngày lấy lời hứa ra làm giải thưởng. Có thể tại thời điểm đó, cha mẹ nghĩ là chỉ cần con đạt được điều họ mong muốn thì sẽ không tiếc gì con. Ví dụ: Khi con còn bé, để dỗ con ăn, người mẹ sẵn sàng hứa: "Ăn đi rồi tí nữa mẹ cho đi chơi. Hay: Nếu ăn hết bát này mẹ sẽ mua cho một cái ô tô to bằng cái chuồng gà nhà bà ngoại, tha hồ trèo lên lái quanh sân, bóp còi pin pin thế này này...". Với trẻ đến tuổi đi học, có những cha mẹ treo giải thưởng bằng việc hứa hẹn: Cứ đạt danh hiệu học sinh giỏi, bố (mẹ) sẽ thưởng cho một chuyến du lịch. Nhưng cuối kì, cuối năm có thể vì một lí do khách quan nào đó bố mẹ không thực hiện được. Trường hợp thứ hai: Cha mẹ hứa cho xong chuyện nhưng lại chẳng bao giờ thực hiện lời hứa ấy. Những bậc phụ huynh này có lẽ đã nghĩ rằng trẻ con vô tư, hồn nhiên, dễ nhớ nhưng cũng dễ quên nên chẳng để ý xem cha mẹ đã hứa với chúng những gì. Trong suốt quá trình dạy dỗ con cái, những lời cha mẹ đã hứa với trẻ đều rất quan trọng. Thái độ ứng xử của cha mẹ về việc thực hiện lời hứa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, hành vi của con cái. Những hành vi ứng xử của cha mẹ luôn ăn sâu trong từng nét tính cách của trẻ. Bất luận trường hợp nào thì việc thất hứa của cha mẹ cũng làm cho con trẻ thấy hụt hẫng, ấm ức. Việc đó không chỉ gây mất niềm tin trong trẻ mà cha mẹ còn tự làm giảm đi uy tín của mình, đồng thời còn tạo ra một thói quen xấu cho con cái.
  2. Hầu như đứa trẻ nào khi mắc lỗi cũng sợ bố mẹ. Cho nên câu mà chúng chuẩn bị để đối phó với bố mẹ lúc ấy là "vâng, con xin hứa". Không có gì là quá khi coi việc hứa của trẻ là bị dồn ép chứ không phải chủ ý chúng muốn. Kiểu như: "Lần sau còn lười học nữa không" "Con không, con xin hứa sẽ chăm học". Có thể coi đó là những lời hứa trống rỗng đến cả bản thân chúng cũng không biết chúng có thực sự làm được điều đó không. Do cha mẹ dồn ép Có cha mẹ vì sốt ruột việc con mình học hành chậm tiến, hàng ngày cứ nhìn vở của con mà như phát điên. Mỗi khi con bị điểm kém thì đánh, mắng, chửi bới. Cho nên, những đứa trẻ trong hoàn cảnh ấy luôn chuẩn bị câu: "Vâng, con xin hứa lần sau con sẽ không thế nữa". Lời hứa ở thời điểm đó coi như không tính. Bởi vì học tập là cả một quá trình. Muốn biết làm sao con mình chậm tiến cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân thay vì dùng đòn roi rồi ép con phải hứa này nọ. Bản thân mỗi đứa trẻ đều muốn học hành bằng bạn bằng bè. Nhưng có thể tư chất của chúng chỉ có thế. Vậy nếu cứ ép con: "Lần sau còn thế không?" thì cha mẹ không bao giờ giúp con thực hiện được lời hứa của mình cả. Không có gì là quá khi coi việc hứa của trẻ là bị dồn ép chứ không phải chủ ý chúng muốn. Dạy con giữ lời hứa Để con biết giữ lời hứa, trước hết cha mẹ phải nhất quán giữa lời nói và việc làm. Cha mẹ cũng cần lưu ý: người lớn có thể hứa với trẻ, tạo một động lực để trẻ phấn đấu thực hiện công việc của mình. Song, không được thất hứa với chúng, nó có thể trở thành "con dao hai lưỡi". Bởi trẻ đang sống trong hy vọng rằng mong muốn, ước ao của trẻ sẽ được cha mẹ đáp ứng. Trẻ cố gắng quyết tâm hết mình để
  3. đạt những điều được hứa hẹn. Trẻ sẽ ghi nhớ rất kỹ những gì cha mẹ đã nói. Nhưng vì một lý do nào đó không thể thực hiện được điều kiện mình đặt ra thì cha mẹ không nên giải thích qua loa, đại khái cho xong việc. Cha mẹ cần thẳng thắn chủ động nhận lỗi và thực hiện càng sớm càng tốt những gì mình đã hứa. Điều này không những không hạ thấp uy tín của bạn trong mắt trẻ, mà còn tạo được sự gần gũi, thông cảm, tin tưởng ở trẻ dành cho cha mẹ.
nguon tai.lieu . vn