Xem mẫu

  1. 1 Dạy cách đọc 09:17' AM - Phạm Toàn Thứ ba, Tạp chí Người đọc sách 12/12/2006 Nhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc. Trước hết, có chuyện về sinh lý của con mắt khi ta đọc. Con mắt ta hoạt động như thế nào khi chúng ta đọc sách? Không ít người cho rằng con ngươi mắt ta cứ lừ lừ mà tiến từng tiếng rồi đọc cho đến hết. Thực ra thì không phải vậy. Người ta đã quay phim cách đọc của người đọc giỏi thì thấy rằng con ngươi mắt nhảy từng bước theo dạng chữ, mỗi lần nhảy thì nó tóm gọn một cụm 3 tiếng hoặc 4 đến 5 tiếng. Còn điều này nữa cũng lạ, ấy là bước nhảy của con ngươi từ dòng trên xuống đầu dòng dưới sẽ không rơi vào tiếng đứng ở đầu dòng, mà vị trí rơi của con ngươi mắt ta sẽ vào tiếng thứ hai hoặc thứ ba. Sinh lý của con mắt khi ta đọc là những bước nhảy như vậy thế nhưng các giáo viên dạy lớp 1 lại cứ bắt con trẻ lấy ngón tay trỏ đi di vào từng chữ để đọc. Có cô giáo đi thi dạy giỏi lại còn "sáng tạo” cung cấp cho mỗi em một cái que thật đẹp để các em dùng que chỉ chỏ vào từng tiếng mà đọc. Các nhà tổ chức thi dạy đọc tiếng Việt cũng không khi nào uốn nắn cách dạy theo lối "bắn tốc độ” ở đường cao tốc như vậy. Sự chăm chút của giáo viên với cái que chỉ chỏ từng chữ khi đọc đã làm cho chiếc xe đọc của các em bị “bó phanh”. Người ta còn đó được cả phần năng lượng tiêu thụ cho mỗi bước nhảy của con ngươi mắt khi ta đọc. Năng lượng tiêu phí cho mỗi bước nhảy đó tương đương với năng lượng cho một bước leo núi. Một ngày đọc sách 8 giờ, không tính đến năng lượng tiêu tốn cho chuyện suy nghĩ về nội dung, chỉ tính riêng chuyện những bước nhảy sinh lý của con ngươi mắt cũng tiêu phí năng lượng tương đương với 40 dặm leo dốc. Thảo nào, đọc sách cũng mệt! Tuy biết rõ sinh lý của mắt khi đọc, nhưng không phải ai ai cũng đọc giỏi ngay. Vì thế, người ta chia ra ba trình độ. Loại kém nhất để cho con ngươi dịch chuyển chậm và đọc từng tiếng. Loại cao hơn thì đọc từng cụm tiếng . Và loại "siêu” hơn nữa thì còn biết đọc lướt nghĩa là đọc những từ khoá nằm cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang của trang báo hoặc trang sách. Học sinh lớp 1 theo chương trình cải cách không được phép đánh vần hoặc đọc theo kiểu ê a, càng không bao giờ cho chỉ ngón tay mà đọc, nên sau khi học hết học kỳ I nhiều em đạt tốc độ đọc mỗi phút 60 tiếng. Tốc độ đó còn tăng hơn nhiều nếu vừa đọc đúng cách và vừa đọc với hứng thú về nội dung. Tài liệu của John Francis Mckey cho biết, trong thời gian dùng cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng, Tổng thống Kennedy đọc được 25 nghìn chữ. Nhưng làm thế nào để đọc nhanh cỡ ông Kennedy? Đọc báo chí, thì học cách chú ý đến những tít lớn, sau đó đến những phần in đậm, sau đó mới lướt vào
  2. nội dung bên trong mỗi bài nếu ta quyết định đọc nốt. Tiếc rằng nhà trường phổ thông của ta hiện vẫn còn coi việc đọc báo như một công việc tuỳ thích, chưa có hướng dẫn cách đọc như vừa nêu. Còn với sách, dĩ nhiên là sách nghiên cứu, thì cần huấn luyện cách đọc theo 4 bước như sau cho học sinh trung học và sinh viên. Bước 1 : Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu tạo cuốn sách. Người ta khuyên nên giới hạn công việc này trong vòng 5 phút. Nếu quyết định đọc tiếp, thì sang bước 2. Bước 2: Đọc các câu mở đầu và những câu kết luận mỗi chương. Bên trong mỗi chương thì đọc nhanh những câu đầu và câu kết của các đoạn. Thời gian cho mỗi chương là 3 - 4 phút. Đánh dấu bằng bút màu những chỗ cần chú ý. Nếu thấy cần tiếp tục thì sang bước 3. Bước 3: Tiếp tục đọc cả cuốn sách hoặc chọn những chương có giá trị cho công việc tìm kiếm thông tin của mình để đọc kỹ hơn. Bước 4: Tìn thông tin là những ý tưởng ở cả cuốn sách hoặc ở những chương sách đã được đánh dấu. Tự mình tranh cãi về nội dung của những điều đã lựa chọn cho riêng mình. Suy nghĩ và tìm tài liệu liên quan. Học cách đọc theo 4 bước như thế liên quan đến động cơ và hứng thú đọc. Động cơ và hứng thú không phải là cái có sẵn mà là cái được hình thành dần. Nói như Nhà toán học Nga Markushevich, ta đọc, ta đọc mãi, và đọc cho tới khi ta tìm ra cuốn sách ngỡ đâu như tác giả viết riêng cho ta đọc. Muốn đạt được trình độ đọc sách như thế, cần dạy cách đọc như là sự đi tìm điều mình không chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Cái bất ngờ không chờ đợi đó chính là thông tin, nhưng không phải là thứ thông tin chung chung, mà là thông tin gây hứng thú. Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết một công việc, và một lần nữa ta lại thấy thái độ học hờ hững, học cho qua ngày, học mà không biết học xong mình sẽ làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và hứng thú đọc sách? Thưa tiến sĩ Adler, Nói thật với ông, tôi nhận thấy những cuốn sách gọi là vĩ đại rất khó đọc. Tôi sẵn lòng tin lời ông rằng chúng vĩ đại. Nhưng làm sao tôi có thể đánh giá cao sự vĩ đại của chúng nếu như đối với tôi chúng quá khó đọc? Ông có thể cho tôi vài gợi ý hữu ích về cách đọc một cuốn sách khó không? I.C. I.C. thân mến,
  3. Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là nguyên tắc mà tôi cứ nói đi nói lại với nhóm nghiên cứu về những tác phẩm lớn của tôi: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức. Cứ làm như vậy. Đọc một mạch cuốn sách không nản lòng vì những đoạn, những chú thích, những luận điểm, những tham khảo mà anh không nắm bắt được. Nếu anh dừng lại ở bất kỳ những chướng ngại này, nếu anh cứ trì hoãn, anh sẽ thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, anh sẽ không thể giải đáp được sự việc bằng việc bám lấy nó. Anh có cơ hội hiểu nó nhiều hơn qua lần đọc thứ hai, nhưng điều đó đòi hỏi anh phải đọc cuốn sách một mạch trong lần đầu. Đây là phương pháp thực tiễn nhất mà tôi biết để bẻ gãy vỏ bọc của một cuốn sách, để có được cảm tưởng khái quát về nó, và chấp nhận cấu trúc của nó một cách nhanh chóng và dễ dàng như có thể. Anh càng lần lữa trong việc tìm hiểu nghĩa tổng thể của một cuốn sách, anh càng lâu hiểu nó. Đơn giản là anh phải hiểu biết tổng thể trước khi anh có thể xem xét những phần trong phối cảnh thực của chúng – hoặc trong bất kỳ phối cảnh nào. Giá trị của Shakespeare bị phá hỏng vì bao thế hệ học sinh trung học bị buộc phải nghiên cứu kỹ Julius Caesar, Hamlet, hoặc Macbeth từng cảnh một, tra cứu tất cả những từ quá mới mẻ đối với họ, và học tất cả những chú thích quá chuyên môn. Kết quả là họ không hề thực sự đọc vở kịch. Thay vào đó họ bị kéo lê qua nó, từng chút một, qua nhiều tuần lễ. Đến khi họ tới phần cuối vở kịch, chắc chắn họ đã quên mất phần đầu. Lẽ ra người ta nên khích lệ họ đọc vở kịch một mạch. Chỉ có như thế họ mới hiểu chút ít về nó và khiến họ có thể hiểu nó nhiều hơn. Những gì anh hiểu khi đọc một mạch cuốn sách từ đầu đến cuối – thậm chí nếu chỉ năm mươi phần trăm hay ít hơn – sau đó sẽ giúp anh có thêm nỗ lực trở lại những nơi anh đã qua trong lần đọc ban đầu. Thực ra anh sẽ đi giống như bất kỳ người lữ hành nào trên những đoạn chưa biết. Đã từng đi qua địa thế đó một lần, anh sẽ có thể khám phá nó lại từ những lợi thế mà trước đó có thể anh chưa biết. Anh sẽ ít có khả năng nhầm những con đường phụ với con đường chính. Anh sẽ không bị những bóng mát lúc giữa trưa đánh lừa, bởi anh sẽ nhớ lại chúng ra sao lúc mặt trời lặn. Và bản đồ trong tâm trí mà anh đã lập ra sẽ chỉ tốt hơn những thung lũng và núi đồi là tất cả bộ phận của một phong cảnh như thế nào. Không hề có phép thần thông nào về việc đọc nhanh lần đầu. Nó không thể đạt được kết quả tốt và chắc chắn không thể được coi như một cách thay thế cho việc đọc cẩn thận đáng dành cho một cuốn sách hay. Nhưng việc đọc nhanh lần đầu làm cho việc nghiên cứu cẩn thận dễ dàng hơn nhiều. Thực tiễn này giúp anh giữ được sự nhạy bén trong khi lao vào một cuốn sách. Đã bao lần anh mơ mộng theo cách của anh qua hết trang này đến trang khác để khi tỉnh dậy trong đầu anh không có một ý tưởng nào về nơi anh đã qua? Điều đó có thể xảy ra nếu như anh để mình tự trôi một cách thụ động suốt cuốn sách. Chưa ai từng hiểu được gì nhiều theo cách ấy. Anh phải có một cách nắm bắt mạch chung. Người đọc tốt luôn tích cực trong mọi nỗ lực để hiểu. Bất kỳ cuốn sách nào cũng là một vấn đề, một điều bí ẩn. Thái độ của người đọc phải là thái độ của một thám tử tìm kiếm những manh mối đi vào những ý tưởng cơ bản và nhạy bén với tất cả những gì
  4. làm cho chúng rõ ràng hơn. Nguyên tắc về việc đọc nhanh lần đầu giúp duy trì thái độ này. Nếu bạn theo cách đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian, bạn sẽ hiểu thấu đáo hơn biết bao nhiêu, và nó sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu. 2 Đọc sách thời bận rộn 06:46' AM - Lam Điền Thứ ba, Tuổi Trẻ Online 20/06/2006 Nhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường. Và với anh, đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Trong một cuộc nói chuyện với trại sáng tác văn học Phật giáo TP.HCM, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người. Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại. Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn. Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết. Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian. Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.
  5. Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi. Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính. Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh. Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”. Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thầy giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống. Một số địa chỉ website đọc sách online: http://www.nxbtre.com.vn/; http://www.fahasasg.com.vn/; www.chungta.com; http://www.vnthuquan.net/; http://www.docsach.net/; www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/; www.nhanvan.com/docsach.htm; www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/f-34.htm (đây là câu lạc bộ đọc sách của cựu học sinh Trường chuyên Thăng Long) 3 Cách đọc sách hiệu quả
  6. 03:51' PM - Thứ năm, Tuổi Trẻ 23/10/2003 Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả... 1. Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ: Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm. Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ. Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài (trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng). Gấp sách lại và tự hỏi: ý chính của bài là gì, văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì? Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn. 2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm. Cố gắng xem việc đọc sách như thể đang ngắm một cảnh đẹp, hình dung một ý tưởng bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân. 3. Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa. 4. Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất. 5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không
  7. phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh. Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.
nguon tai.lieu . vn