Xem mẫu

  1. Đàm phán theo trình tự tiến dần, luôn bám sát chủ đề Đàm phán là một nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng và đặc biệt trong giao dịch thương mại, đòi hỏi người tham gia đàm phán phải biết ứng phó linh hoạt, chu đáo.
  2. Nếu hai bên hội đàm trực tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên là nhân tố cơ bản mang lại thành công. Một trong những vũ khí chủ yếu của các nhà đàm phán thương mại giỏi chính là kỹ xảo để làm hai bên hiểu nhau. Khi đàm phán phải chú ý tới bầu không khí, mỗi buổi hội đàm lại mang một không khí riêng. Có khi rất lạnh lùng, đối lập và căng thẳng; có khi lại nhẹ nhàng, thoải mái, chậm rãi; có cuộc lại rất náo nhiệt, tích cực và hữu hảo; có lúc lại lặng lẽ, nghiêm trang.Thời gian để làm cho đàm phán thành công thường rất ngắn, không khí đàm phán đã được hình thành ngay từ khi hai bên chuẩn bị để bước vào đàm phán và sẽ kéo dài tới khi kết thúc. Cho nên, có được bước khởi đầu nhiệt tình, hữu hảo là rất quan trọng cho đàm phán thương mại. Cái gọi là trước lạnh sau nóng và chiếm thế chủ động chỉ là không tưởng. Muốn có được bầu không khí hợp tác trong đàm phán
  3. phải mất thời gian, không được vào đề trực tiếp ngay mà cần phải nói vài chuyện với những nội dung khác nhau như thể thao, văn nghệ và những thông tin mới nhất, thậm chí có thể hỏi chuyện gia đình để biểu thị sự quan tâm tới đối phương để tạo ra những điểm chung và tâm lý hiểu nhau giữa hai bên. Ngoài ra, giai đoạn khởi đầu của đàm phán hai bên phải bám sát nội dung đàm phán, kế hoạch và lịch trình tiến hành. Có thể tham khảo trình tự sau: 1. Tìm tòi những lợi ích của đối phương nằm ở đâu. 2. Đưa ra các khả năng để có được lợi ích chung. 3. Đưa ra những căn cứ hoặc chứng minh một số vấn đề.
  4. 4. Ký kết hiệp định khung. 5. Xây dựng những hiệp định cụ thể. 6. Thống nhất những vấn đề có thể đàm phán. 7. Kiểm tra tiến độ và kế hoạch. 8. Giải quyết những vấn đề còn tranh cãi. Sự thực chứng minh rằng, chỉ cần bám theo trình tự đã nói trên, bám sát chủ đề chính là có thể thành công.
nguon tai.lieu . vn