Xem mẫu

  1. Đàm phán giỏi sẽ bán hàng thành công Trước đó, cô và đồng nghiệp phải dành thời gian nghiên cứu, thống kê, làm biểu đồ để chứng minh cho khách hàng thấy hiệu quả và lợi ích của họ khi sử dụng các gói dịch vụ khác nhau của công ty. Kinh nghiệm của cô khi làm việc với tập đoàn này là tất cả đều phải qua thư điện tử, không nói miệng. Nhờ thế, cô và các đồng nghiệp đã thuyết phục họ ký được hợp đồng đầu tiên trị giá 2.500 USD. Một lần khác, cô phải “theo đuổi” một khách hàng tiềm năng đang chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam và có nhu cầu tuyển nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Người đại diện công ty không hình dung được thị trường lao động Việt Nam đang phát triển đến đâu và cũng không tin rằng việc tìm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao là vô cùng khó khăn. Xuân đã kiên trì thuyết phục khách hàng chọn gói dịch vụ của VietnamWorks Select - dịch vụ vừa có chất lượng tốt hơn cho khách hàng vừa đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Xuân chia sẻ: “Bán hàng là công việc đòi hỏi bạn phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Chính vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể quyết định thành công của nhân viên bán hàng là kỹ năng đàm phán. Bằng sự khéo léo, trung thực, nhân viên bán hàng có thể thuyết phục được đối tác thông qua những thông tin cụ thể cung cấp cho họ, qua thái độ và cử chỉ khi trò chuyện trực tiếp. Đàm phán trong công việc hàng ngày có thể chỉ đơn giản là cách bạn giao tiếp và làm việc với các bộ phận khác nhau trong cùng một công ty.
  2. Bộ phận nào cũng có công việc riêng của họ và bạn cũng vậy. Tuy nhiên điểm chung là công việc của cả công ty cho nên khi đàm phán, cần nhìn vào mục đích chung, có thái độ tích cực và luôn đàm phán trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Bằng cách này, người ta có thể chấp nhận hợp tác với bạn và bạn cũng dễ dàng đạt được mục đích của mình”. Một trong những giá trị truyền thống mà người nước ngoài ấn tượng nhất khi nói đến VN là sự gắn kết của gia đình. Điều này cũng ảnh hưởng rất rõ đến yếu tố nguồn nhân lực trong kinh doanh. Nhiều doanh nhân tại diễn đ àn trên phân tích rằng, nhân sự người Việt vẫn thể hiện tính tôn ti, trật tự rất rõ trong môi trường lao động và tư duy làm việc. Người lao động rất sợ cấp trên, rất ít khi dám tự suy nghĩ, tự sáng tạo vượt ngoài những chỉ thị vì họ sợ sai và sợ bị khiển trách vì lạm quyền. Đây cũng là một trong những tính cách rất rõ của lãnh đạo doanh nghiệp người Việt. “Theo cách lãnh đạo truyền thống, người Việt khá độc tài. Họ thường chỉ đạo theo kiểu: Anh hãy làm cái này, cái kia cho tôi đi, nếu không, tôi sẽ đuổi việc anh. Cấp d ưới cứ theo vậy mà làm, không dám phá cách hay quyết định riêng”. Đây là nhận xét của nhiều đại biểu. Những “cú sốc văn hóa” hay khó khăn trong nhân sự cho việc kinh doanh tại VN không chỉ xảy ra với các nhà kinh doanh ngoại quốc, mà ngay cả với người gốc Việt. Ông Ngô Dương Hoàng Thao, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt kiều, cho biết: “Tôi về VN được 6 năm, nhưng hễ chạm đến vấn đề con người, bao giờ cũng rất khó khăn”. Một trong những khó khăn lớn nhất cho các nhà lãnh đạo chính là sự thụ động và “tư duy đơn giản” của lao động người Việt: “Nhân viên VN có thể làm tốt những việc đơn giản và được chỉ dẫn rõ. Nhưng nếu kêu họ làm những điều phức tạp, đòi hỏi sự tự sáng tạo và kết hợp nhiều người, thì kết quả sẽ không cao”.
  3. Sự thiếu sáng tạo, rụt rè, tự ti, thụ động tạo nên sức ì rất lớn, trở ngại đến khả năng cạnh tranh của lao động người Việt nói chung và các doanh nghiệp tại VN nói riêng. Cụ thể hơn, ông Gary Dawson, c ựu chủ tịch của Cancham(3), nói: “Người VN quen cách nhận chỉ thị, bảo gì làm nấy. Lúc đầu tôi bị sốc lắm. Sau đó, tôi quyết định phải đi chậm lại, tập dần cho nhân viên của mình quen tính tự chủ với công việc của họ”.
nguon tai.lieu . vn