Xem mẫu

  1. Đàm phán giao dịch có lợi
  2. Nếu tiếp đãi khách hàng hậu hĩ, kết quả lại không ký được hợp đồng là trường hợp mà có lẽ nhiều nhà kinh doanh đã từng trải qua. Giảm kinh phí, không giảm mức độ tiếp đãi “Chiêu đãi” là nhằm xây dựng mối quan hệ giao tiếp. Nếu không có quan hệ giao tiếp thì không có nghiệp vụ. Nhưng đối với những cuộc giao dịch không có hy vọng thành công (ký được hợp đồng) thì dù bạn có nhiệt tình chiêu đãi thế nào cũng chỉ mất công toi. Nếu công ty bạn thấy thật sự cần phải chiêu đãi thì chi bằng đợi sau khi cuộc đàm phán đã đi đến thoả thuận rồi sẽ mở tiệc chiêu đãi như vậy sẽ càng có ý nghĩa. Nếu là những người khách thích được đối phương chiêu đãi nhưng lại không có tinh thần đàm phán đi đến thoả thuận ký kết hợp đồng, họ sẽ cảm thấy không còn hứng thú nữa mà phải chấm dứt đàm phán hoặc ngược lại họ sẽ tích cực đàm phán để sớm đạt được kết quả. Như vậy đối với những khách hàng vốn không có ý định hợp tác tất nhiên sẽ không cần phải mất thì giờ giao tiếp nữa và bất kể là ở trạng thái nào mình cũng không bị thiệt hại. Khi tiếp đãi khách hàng, cần phải chuẩn bị một món quà nhỏ tặng khách. Dù chỉ là một món quà nhỏ nhưng có tác dụng làm tăng thêm mối quan hệ giao
  3. tiếp. Món quà đó có thể giúp người ta nhớ lại những lời đã nói trong bữa tiệc chiêu đãi. Ngoài ra khi chuẩn bị tặng phẩm cần chú ý tới người nhà của đối tác. Ví dụ khi đối tác về nhà muộn là vì cái này (tặng phẩm) đây. Nếu món quà đó lại là thứ mà “bà xã” thích thì hiệu quả lại càng lớn. Nhưng tác dụng to lớn nhất của tặng phẩm là làm cho người ta “ghi nhớ”. Đối tác không chỉ nhớ tới bữa tiệc vui vẻ của ngày hôm đó mà còn có ấn tượng sâu sắc mãi ở trong lòng. Bất kể là cuộc chiêu đãi long trọng tới mức nào nếu mà sau đó không có liên hệ gì nữa thì cuộc chiêu đãi như vậy chưa thể coi là thành công, không thể coi là đã phát huy được giá trị thực sự của cuộc chiêu đãi.
nguon tai.lieu . vn