Xem mẫu

  1. mắt đáp ứng. Ánh sáng phản xạ được đo foot Lamberts. Các bề mặt khác nhau tạo ra các ánh sáng phản xạ khác nhau. Một dụng cụ đo sáng đo được lượng ánh sáng trên bề mặt của vật tiêu hoặc các bề mặt quanh nó. Ánh sáng thích hợp cho từng cá nhân thay đổi theo từng người Ngành kỹ thuật chiếu sáng có đưa ra một danh sách có độ chiếu sáng tính bằng ngọn nến cho từng bề mặt khác nhau. Loại ánh sáng Độ chiếu sáng có liên quan đến loại ánh sáng được sử dụng nguồn sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trới có thể cần kết hợp với ánh sáng đèn để đủ cho thị giác gần. Đối với một số người nhìn kém, ánh sáng mặt trời đủ để nhìn cánh vật xung quanh, nhưng lại có một số khác không thể chịu được ánh sáng mặt trới vì quá nhạy cảm với sáng. Gần tương tự với ánh sáng trời là ánh sáng đèn, thường được chiếu sáng trong nhà, lượng ánh sáng này dịu, ít gây kích thích nhưng không cung cấp độ tương phản cao, nên không thích hợp với một số người nhìn kém. Vì điều kiện ánh sáng thích hợp rất cần thiết cho người nhìn kém phát huy thị giác tốt nhất. Vị trí chiếu sáng Không có công thức để xác định vị trí chiếu sáng thích hợp cho từng cá nhân, do đó khi tìm vị trí thích hợp phải xem xét tình trạng bệnh lý của mắt, loại vật liệu, loại nguồn sáng, thời gian trong ngày và qua vai, ở phía ngược với tay thuận. Ví dụ nếu người thuận tay phải thì nguồn sáng ở phía sau vai trái để tránh đổ bóng trên vùng cần nhìn rõ. Nếu người chỉ có một mắt thì nguồn sáng phải phải đặt ở chỗ có thể chiếu qua vai phía mắt còn nhìn được. Đối với người có nguồn sáng phụ thì nguồn sáng phải đặt càng gần mắt càng tốt, vì càng xa vật ánh sáng càng yếu. Trong nhiều trường hợp, giá đọc sách tránh bị đổ bóng lên vùng đọc và giúp người đọc có vị trí thoải mái hơn, đặt giá đúng chỗ giúp người đọc đỡ mỏi cổ, lưng và cổ tay. Với một số giá đỡ có cần điều khiển ta có thể điều chỉnh giá đỡ chứ không cần thay đổi tư thế khi đọc từ đầu đến cuối trang sách. Một số giá đọc có gắn thêm đèn cổ ngỗng cho phép thay đổi vị trí chiếu sáng thích hợp. Giá đỡ hiện nay có hai loại: để bàn, để trên sàn nhà và loại có gắn thêm Sự đáp ứng với sáng và tối Khi di chuyển từ vúng sáng tới vùng tối, cần 10 đến 20 phút để các tế bào võng mạc, đặc biệt là tế bào que thích ứng với mức sáng thấp. Vì tế bào nón đáp ứng nhanh hơn - 39 -
  2. tế bào que nên chỉ cần từ 2 đến 6 phút là thích ứng cho người từ vùng tối ra vùng sáng. Do đó cần xem xét khi chỉ định các trợ giúp cho người nhìn kém giúp họ thích ứng với các môi trường ánh sáng khác nhau và cân nhắc khi chỉ định các dụng cụ trợ giúp như kính đỏ hoặc kính màu hổ phách Loá sáng Một yếu tố quan trọng cần xem xét trong vấn đề chiếu sáng là loá sáng. Có 3 loại loá sáng: loá sáng gây khó chịu, loá sáng môi trường và loá sáng giảm chức năng Loá sáng gây khó chịu là tia sáng làm khó chịu khi nhìn nhưng không ảnh hưởng đến hình ảnh trên võng mạc. Loá sáng môi trường có can thiệp vào sự tạo ảnh trên võng mạc. Loại loá sáng này gây ra cho các phần tử nhỏ trong không khí hay trên bề mặt nhìn phản xạ ánh sáng. Loại sáng quá nhiều như mặt giấy đọc quá bóng. Loá sáng giảm chức năng gây nên do những khiếm khuyết của mắt như sẹo giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Để làm giảm sự loá sáng nên làm giảm lượng sáng từ môi trường xung quanh hoặc trên bề mặt làm việc hơn là làm phản chiếu ánh sáng đi. Có thể khắc phục bằng cách là thu nhỏ kích thước các vật trên trần nhà, đặt một tấm thảm dưới bề mặt làm việc, cho đeo bớt tấm che sáng. Điều khiển độ chiếu sáng Có thể gắn thêm các biến trở vào các nguồn sáng để giúp người nhìn kém tự điều khiển lượng ánh sáng thích hợp với mình, nhất là những người có chứng sợ ánh sáng. Một người có thể dùng biến trở điều khiển lượng ánh sáng thích hợp với mình trong thời gian khác nhau trong ngày, khi đi làm các công việc khác nhau để tạo ra thị giác thoải mái nhất tránh được mệt mỏi thị giác. Các dụng cụ khác được dung để điều khiển lượng ánh sáng và tránh loá sáng là kính mát đeo mắt hay kính lọc ánh sáng. Kính mát tạo sự dễ chịu và bảo vệ mắt khỏi ánh sáng quá mức và loá sáng cho những người có độ nhạy cảm ánh sáng trung bình. Tuy nhiên ở người đục thuỷ tinh thể, sẹo giác mạc, xuất huyết thuỷ tinh dịch ngay cả ánh sáng mức trung bình cũng là quá nhiều gây ra khó chịu trong trường hợp này nên dùng kính mát hay dùng kính lọc để tạo thị giác khó chịu. Để chọn kính mát thích hợp phải chú ý đến các yếu tố: sự truyền sáng, sự tạo loá mắt kiểm soát tia cực tím, màu sắc kính thích hợp, dạng gọng kính và sự kết hợp giữa kính mát và kính điều chỉnh độ khúc xạ. Bởi vì mỗi người đều có ngưỡng nhạy cảm riêng với ánh sáng trong nhà và ngoài trời nên cần thử nghiệm trước trong các môi trường sẽ sử dụng - 40 -
  3. và yếu tố thẩm mỹ cũng cần được bàn luận với từng cá nhân. Khi một đứa trẻ còn nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói của bạn bè xung quanh hơn là một người lớn trưởng thành. Sự phóng đại không liên quan đến quang học Chữ được phóng lớn là một ví dụ về sự phóng đại không quang học, liên quan đến kích thước, điều này cho phép người nhìn kém đọc được chữ ở khoảng cách thông thường. Tuy nhiên sách in chữ lớn không phổ biến ở khắp nơi và cồng kềnh vì độ dài của dòng chữ bị kéo dài thêm. Phóng đại lien quan đến kích thước không hữu dụng ở những người có thị trường thu hẹp nhỏ hơn 5 độ bởi vì khi đó hình ảnh bị rơi ra ngoài vùng thấy được của võng mạc, người này chỉ thấy một phần của hình ảnh. Để nhìn được toàn cảnh, phải đưa mắt nhìn từng phâầ một, khi đó hình ảnh trở nên phức tạp và phải có kỹ năng phân tích hình. Phóng đại liên quan đến khoảng cách là làm giảm khoảng cách giữa vật và mắt, khi đem lại gần mắt sẽ giúp nhìn rõ chi tiết hơn. Trong phương pháp phi quang học, vật không thật sự được phóng đại, nhưng khi vật đưa lại gần mắt thì hình ảnh trong võng mạc lớn hơn và não cho là lớn hơn. Phương cách này không đòi hỏi một thay đổi nào ở vật tiêu. Tuy nhiên cần phải cân nhắc là một khi vật càng gần mắt lượng thông tin về vật rơi vào vùng thấy được càng ít, do đó người nhìn kém phải học kỹ thuật phân tích hình ảnh từng phần để tổng hợp ra toàn cảnh. Hai là việc giảm khaỏng cách nhìn và giới hạn khi thị trường hữu dụng có thể gây mệt mỏi thị giác và một số người không muốn ở tư thế như vậy nơi công cộng. Ba là có trường hợp liên quan đến khoảng cách không được thực hiện như trong cửa hàng không thể đem bảng giá trên kệ cao lại gần mắt được. Các hệ thống điện tử Các hệ thống điện tử là các máy móc gíp phóng lớn hình ảnh. Mặc dù các máy chiếu Overhead, máy chiếu slide, máy chiếu projeto có thể phóng lớn hình ảnh theo nguyên tắc trình chiếu, nhưng chúng có một số bất tiện khi áp dụng cho người nhìn kém. Với lí do các mày này không thể xách tay được. Khi sử dụng phải tắt đèn trong phòng để có độ tương phản thích hợp, vì vậy không thể hoạt động ở ngoài trời. Với máy chiếu Slide và Projector, khi hình ảnh phóng lớn độ phân giải và độ tương phản giảm. Ở một số máy như Overhead có thể tạo ra sự chiếu sáng quá lớn làm không thoải mái khi xem trong thời gian lâu. Tóm lại các dụng cụ này chỉ giúp người nhìn kém trong từng lúc nhất định với đòi hỏi phóng lớn hình ảnh nhưng không phải là phương pháp cho nhu cầu thường xuyên. - 41 -
  4. Chương 4. GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM 4.1. Tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam Là một nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài, điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố không thuận lợi, đây là những nguyên nhân gây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của việc KHGD, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ khuyết tật. Trong đó, số đông tập trung ở nông thôn và miền núi, nơi có đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều hạn chế. Điều đó càng làm trẻ khuyết tật vốn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt lại ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc, phục hồi chức năng, học văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề. Đây là vấn đề mà Đảng, nhà nước, các lực lượng xã hội quan tâm và đang tìm cách tháo gỡ. Với truyền thống đạo lý nhân ái từ ngàn xưa, đặc biệt là mối quan hệ dòng tộc huyết thống, người khuyết tật Việt Nam đã được quan tâm. Nhưng trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, do đời sống của người dân Việt Nam vô cùng khó khăn nên vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay Việt Nam đang tích cực triển khai những hoạt động trong công cuộc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Hàng năm trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được xây dựng, hàng nghìn trẻ khuyết tật lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đặc biệt vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào nhiệm vụ của năm học. Nhìn lại lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật, nếu như thực tế giáo dục đặc biệt được hình thành và phát triển khá sớm ở Châu Âu, thì ở Việt Nam xuất hiện muộn. Trường dạy trẻ điếc đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1896 ở Thuận An (Bình Dương) do Linh mục người Pháp tên là Azemar khởi xướng. Năm 1954, tại Hà Nội, thành lập một cơ sở dạy trẻ điếc theo phương pháp thủ ngữ điệu bộ. Đầu những năm 1970, tại viện Tai – mũi - họng bệnh viện Bạch Mai đã mở thêm cơ sở dạy trẻ điếc do giáo sự - bác sỹ Trần Hữu Tước chủ trì. Năm 1974, Ban nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật – tiền thân của Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật được thành lập với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu về tật học thực hiện chức năng nghiên cứu lí luận và triển khai công tác giáo dục trẻ khuyết tật trong cả nước. Từ năm 1976 đến 1990, một số cơ sở dạy trẻ điếc, trẻ mù và trẻ chậm phát triển trí tuệ hình thành theo hướng chuyên biệt thu hút khoảng 4000 trẻ khuyết tật vào học. Do những hạn chế của mô hình này nên số lượng trẻ đến trường rất hạn chế, đồng thời những - 42 -
  5. chi phí trong đào tạo là rất tốn kém. Như vậy, phần lớn trẻ khuyết tật không được đến trường và nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình, cộng đồng xã hội là dễ xảy ra. Trường dạy học cho trẻ khiếm thị đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1903 đặt tại bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn. Năm 1926 trường học sinh mù Sài Gòn được thành lập, đến năm 1976 trường được đổi tên là trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu tp. Hồ Chí Minh. Năm 1954 thành lập trường dành cho nữ sinh khiếm thị, vào năm 1958 thành lập trường nam sinh khiếm thị. Ở miền bắc cũng thành lập một cơ sở dạy người khiếm thị ở số 55 Quang Trung vào năm 1943. Năm 1954 thành lập trường dạy chữ Braille cho thương binh khiếm thị và năm 1960 có một cơ sở bổ túc văn hóa cho thanh niên khiếm thị. Mục tiêu của các trường dạy trẻ khiếm thị giai đoạn này chủ yếu là dạy phục hồi chức năng, các môn văn, toán và học nghề thủ công đơn giản. Các trường áp dụng những phương pháp dạy học riêng biệt, không thống nhất. Hệ thống chữ viết được dịch từ chữ Braille Pháp ngữ sang chữ Braille Việt ngữ. Khi sử dụng, mỗi trường lại có sự thay đổi, do đó chữ viết Braille giữa các trường còn tồn tại nhiều điểm không thống nhất. Về tổ chức: các trường thành lập trước năm 1954 chủ yếu do các tổ chức từ thiện, các nhân đứng lên thành lập hoặc hình thức bán công. Giáo viên của các trường chủ yếu là những người làm việc từ thiện (tu sĩ công giáo,..) và giáo viên hỏng mắt. Năm 1992, ở Đà Nẵng, cũng thành lập trường Nguyễn Đình Chiểu dành cho trẻ khiếm thị. Cho đến nay, cả nước ta đã có rất nhiều cơ sở dạy trẻ khiếm thị tại nhiều tỉnh thành. Điều này tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị được phát triển toàn diện, hòa nhập với cộng đồng. Mục tiêu của các trường không chỉ nhằm phục hồi chức năng mà mục tiêu quan trọng là dạy văn hóa cho trẻ, dạy nghề cho các em, dạy các em cách sống độc lập trong cộng đồng. Chương trình dạy trẻ khiếm thị cũng đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu và khả năng của trẻ. Quá trình dạy học đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với học sinh. Thực trạng giáo dục trẻ khiếm thị của nước ta hiện nay Về số lượng: do chưa có điều tra tổng thể về trẻ khuyết tật trong cả nước và những quan niệm khác nhau của các ngành chức năng nên số liệu có nhiều khác biệt. Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Bộ Đào tạo đã điều tra, khảo sát khoảng 40 huyện thuộc các tỉnh trong cả nước, với xác xuất chung, nước ta hiện có khoảng 20.000 trẻ khiếm thị, trong - 43 -
nguon tai.lieu . vn