Xem mẫu

  1. CUỘC SỐNG VÀ CƠ HỘI
  2. Sự phát triển của “thế giới phẳng” mở ra nhiếu cơ hội cho con người ờ bất cứ nơi nào. Tuy nhiên việc nắm bắt được cơ hội hay không lại tùy thuộc vào năng lực, thái độ và khả năng nhận diện cơ hội ẩn chứa trong từng hoàn cảnh. Dù cơ hội vẫn luôn hiện hữu trong mọi tình huống, nhưng nó luôn ở ngoài tầm nhìn của người có thái độ sống tiêu cực, an phận. Cơ hội là bạn của những người có khát vọng và ý chí kiên cường để hành động. Thái độ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng nắm bắt cơ hội. Nếu không thất cơ hội, hãy thay đổi cách nhìn. Albert Einstein nhắc nhở: “Từ mớ hỗn độn, hãy tìm ra cái đơn giản. Từ những bất đồng, hãy tìm ra sự hòa hợp. Trong khó khăn có cơ hội.” Cơ hội mở ra triển vọng thành công, nhưng thành công trong việc nắm bắt cơ hội lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý chí, lòng quyết tâm, tính kiên trì, biện pháp hành động. Khả năng xấu nhất có thể xảy ra là
  3. thất bại. Tuy nhiên thất bại thường đi đôi với việc mở ra một cơ hội mới, một khả năng thành công mới. Thành công đòi hỏi sự nỗ lực hơn người khác, dù điều đó không đảm bảo chắc chắn sẽ thành công, nhưng nếu không nỗ lực thì sẽ mãi mãi không thành công. Càng nổ lực, cơ hội thành công càng lớn, khi đó với những kết quả và kinh nghiễm tích lũy được giúp cho cánh cửa đến những cơ hội mới càng rộng mở. Hai bài học về sự kiên trì. Bài học thứ nhất: Cơ hội dễ bị bỏ qua do thiếu sự kiên trì để đi đến cùng. Khi còn trẻ, R.U. Darby đã đi theo người chú về miền tây tìm váng, khi ông ấy phát hiện ra một nơi có vàng. Người chú đã bán cả gia tài để đầu tư hệ thống thiết bị khai thác vàng. Thế nhưng ngoài số ít vàng kiếm được lúc đầu, máy đào ngày càng xuống sâu, nhưng chẳng thấy vàng đâu cả. Lâm vào tình thế tuyệt vọng,
  4. người chú đành bán tất cả thiết bị cho người mua phế liệu. Người mua phế liệu đã tìm đến một kỹ sư địa chất giỏi để tư vấn. Sau khi nghiên cứu, người kỹ sư cho biết mạch vàng nằm ở độ sâu hơn một ít. Người mua phế liệu đã sử dụng thiết bị mua được để đào tiếp và quả nhiên khi đào sâu thêm khoảng 90 cm thì tìm thấy mạch vàng. Nhờ vậy ông ta trở thành người giàu nhất vùng. Khi R.U. Darby trở lại khu vực đó thì thấy một tòa nhà to lộng lẫy của người mua phế liệu trước kia. Darby đã rút ra cho mình bài học bỏ lỡ cơ hội làm giàu chỉ với khoảng cách 90cm, vì thiếu kiên trì. Bài học thứ hai: Một buổi chiều trong khi anh đang phụ ông bác xay lúa mì trong nhà xay cũ của ông ấy – ông bác này làm chủ một trang trại lớn trong đó có một số nông dân da màu làm công hưởng hoa lợi – thì cánh cửa nhẹ nhàng mở ra và một cô bé da màu, con gái của một tá điền, bước vào và đứng bên cửa. Ông bác nhìn lên, trông thấy cô bé và quát cộc lốc: “Mày muốn gì?” Cô bé lễ phép đáp: “Mẹ cháu bảo ông đưa cho mẹ cháu năm mươi xu.”.“Tao không đưa!”, ông bác mắng lại. “Mày biến về nhà đi!”. Nhưng cô bé không hề nhúc nhích. Ông bác tiếp tục cặm cụi làm việc của mình nên không nhận thấy cô bé vẫn còn đứng đó. Khi ông ngẩng đầu lên lần nữa, và nhìn thấy con bé, ông ấy hét: “Tao đã bảo mày
  5. về nhà kia mà! Đi đi, không tao quất cho một trận bây giờ!”. Cô bé vẫn đứng bất động. Ông bác quẳng bao lúa mì mà ông sắp cho vào máy xay xuống và hằm hằm tiến về phía cô bé. Darby nín thở và chắc rằng mình sắp chứng kiến một trận lôi đình của ông bác tính tình nóng nảy. Khi ông bác đến gần chỗ đứa bé đang đứng, nó nhanh chóng bước lên một bước, nhìn thẳng vào mắt ông và rít lên: “Mẹ cháu phải có năm mươi xu đó!”. Ông bác sững lại, nhìn chằm chằm vào cô bé rồi cho tay vào túi lấy năm mươi xu đưa cho nó. Cô bé cầm tiền và chầm chậm lùi về phía cửa trong khi mắt vẫn nhìn xoáy vào người đàn ông to lớn vừa bị khuất phục trước nó. Sau khi cô bé đi khỏi, ông bác ngồi bệt xuống một cái thùng, ánh mắt thất thần nhìn ra khoảng trống vô định ngoài cửa sổ trong hơn mười phút. Ông ngẫm nghĩ trong bàng hoàng về “ngón đòn” mà cô bé đã sử dụng để hạ gục mình. Về sau, nhờ tính kiên trì thuyết phục mà Darby đã trở thành người bán bảo hiểm nhân thọ có doanh số cao nhất. Darby kể: “Mỗi lần một khách hàng tiềm năng nào đó chào tiễn tôi ra cửa mà không mua bảo hiểm của tôi, tôi lại nhớ đến hình ảnh cô bé đứng đấy trong cái nhà xay cũ, mắt mở to đầy thách thức, và tôi tự nhủ: “Tôi phải bán bằng được
  6. hợp đồng bảo hiểm này.” Phần nhiều những hợp đồng mà tôi bán được đều từ những người đã từng nói “Không” với tôi”. Để nắm bắt và tận dụng hiệu quả cơ hội, cần có sự chuẩn bị tốt về năng lực của bản thân, cả về kiến thức, thái độ và kỹ năng sống. Cơ hội luôn hiện diện trong cuộc sống đối với những người có năng lực tốt. Các công ty đa quốc gia đầu tư ở nước ta luôn than phiền thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó cho thấy cơ hội tìm được việc làm với mức lương cao khá nhiều, nhưng trở ngại chính là năng lực. Vì sao người ta thường bỏ lỡ cơ hội? Việc nắm bắt cơ hội đòi hỏi lòng can đảm dấn thân, sự mạo hiễm vượt ra khỏi vùng an toàn của mình dù cho có phải trả cái giá nào đó. Cơ hội không đến với những con người chỉ thích quanh quẩn trên những lối mòn dễ bước, vì sợ việc chọn con đường mới mà mình chưa biết có thể gập gềnh đến mức nào. Không thể nào đạt được mục tiêu của mình nếu chỉ biết suy nghĩ, ước mơ nhưng không dám hành động. Chỉ khi hành động tích cực mới có thể huy động được nguồn năng lượng và sức mạnh tinh thần tiềm ẩn. Đừng chờ đợi cơ hội đến với mình. Muốn thành công thì đừng sợ thất bại, hãy chuẩn bị cho mình một năng lực cần thiết cùng ý chí kiên cường và lòng liên trì để mạnh dạn khai phá con đường mới húa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn.
nguon tai.lieu . vn