Xem mẫu

  1. Cứ ngỡ…. - A (thở dài): Có đôi lúc tớ cũng ko biết tớ có phải là con người ko? - B: Tại sao vậy? - A: Lúc tớ cười thì nhỏ hàng xóm bảo tớ như đười ươi, lúc tớ ko hiểu bài thì anh tớ bảo ngu như heo và những lúc tớ quên tắm thì em gái tớ bảo tớ hôi như cú! Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. - Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ. - Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm. - Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. - Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì… - Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc
  2. chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ? - Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia." - Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao? - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! Tam Đại Gàn Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương? - Ông bảo: Đồng nào cũng được! - Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương? - Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân. - Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên! - Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.
  3. Thi nói khoác Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói: - Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ! - Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này! - Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng. - Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi. - Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy.Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi. - Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua. - Bốn ông quan đắt ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người: - Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta! - Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng: - Thằng kia, mày định trói ai thế?
  4. - Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!
nguon tai.lieu . vn