Xem mẫu

  1. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRONG NHÀ TRƯỜNG I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU Trư ớc năm 1995, đội ngũ giáo viên của nhà trẻ Huỳnh Thị Hưởng (nay là nhà trẻ Tuổi Thơ), nội bộ lủng củng, không khí việc trong đơn vị nặng nề, khó thở. Bởi vì đ ồng chí Chủ nhiệm Nguyễn Thị Hiệp h ầu như ôm h ết công việc, chỉ sợ giao công việc cho đồng chí Phó Chủ nhiệm thì giảm bớt th ành tích của mình. Hơn nữa đồng chí Chủ nhiệm còn sợ tập thể đánh giá trong Ban Chủ nhiệm, người kỹ tính, người khó tính, sợ đồng chí Phó Chủ nhiệm được kết nạp vào Đảng. Từ đó, đồng chí đ ã có những việc làm sai nguyên tắc tổ chức. Ví dụ: đồng chí Chủ nhiệm đã tổ chức cho tập thể quần chúng bỏ phiếu kín về việc phát triển Đảng cho đồng chí Phó Chủ nhiệm. Thậm chí, đồng chí còn đồng tình với một số hành vi không tốt của nhân viên. Thời điểm nặng nề nhất là năm học 1991 - 1992. Lúc đó tổng nhân sự của nh à trẻ có 25 người, nh ưng luôn luôn có hai phái, phái chính nghĩa là những người trung thực, số lượng rất khiêm tốn. Vì vậy, toàn bộ công việc trong nh à trường hình như là “nước chảy bèo trôi”.
  2. Cuối năm 1992, đồng chí Chủ nhiệm Nguyễn Thị Hiệp tròn 46 tuổi, đồng chí xin ngh ỉ hưu, vì đồng chí có thâm niên về năm tháng kháng chiến (làm giao liên). Từ năm 1992 đến năm 1995 vẫn còn một số giáo viên “ngựa quen đ ường cũ”. Mỗi khi cá nhân không được thỏa mãn nhu cầu, là viết thư gửi về lãnh đ ạo phòng giáo dục hoặc gởi về Sở giáo dục và Đào tạo. Đơn thưa có khi đứng tên, có khi nặc danh, với những nội dung tôi xin không nêu ra đây (vì nói ra thật xấu hổ). II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ: Tháng 10/1992 tôi nhận được quyết định giữ chức chủ nhiệm nhà trẻ Huỳnh Thị Hưởng (nay là nhà trẻ Tuổi Thơ). Nh ận quyết định mà tôi rất băn khoăn, vì phải đứng trên một khối công việc bề bộn, đôi ngũ giáo viên xào xáo rối bời, chuyên môn thì bình bình . Đứng trước khó khăn đó, tôi sực nhớ tới lời dạy của Bác Hồ: “Làm việc gì cũng phải công minh chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Suy nghĩ về lời dạy của Bác, tôi đã bắt tay vào xây dựng một số biện pháp hữu hiệu nhất, nhằm loại bỏ những tư tưởng ganh đua, b è cánh, đ ố kỵ, kèn cựa, tranh giành địa vị và quyền lợi v.v … Những hiện tượng này m ột mặt làm xấu đi quan hệ giữa người với người trong một tập thể, mặt khác gây ra những hậu quả tiêu cực trong tổ chức đoàn th ể, trong cơ quan nhà nước. Thật vậy, muốn xây dựng đội ngũ trong môi trường sư ph ạm vững mạnh, trước hết, ban lãnh đạo phải là những con chim đầu đàn cho tập thể noi theo, và tôi đã bắt tay vào công việc.
  3. II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Công tác xây d ựng động ngũ là một công tác hết sức phức tạp, đòi hỏi phải sáng tạo và khoa học, luôn tin tưởng vào khả năng của mình, phải xác định đ ược nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng mục tiêu kế hoạch và biện pháp thực hiện. Tôi đ ã tiến hành như sau: 1. Thứ nhất là xây dựng tốt công tác tổ chức chính trị tư tưởng: a. Biện pháp tiến hành: Bác Hồ đ ã d ạy: “Làm việc gì cũng phải công minh, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, tư thù, tư oán. Ch ớ vì sợ mất địa vị mà dìm những người có tài năng hơn mình”. Thật vậy, một tập thể chỉ có thể vững mạnh và hoàn th ành tốt nhiệm vụ được giao, n ếu mỗi người trong tập thể đó đều có tính tổ chức, kỷ luật tốt. Chính vì th ế tôi đã tập trung vào việc xây dựng và củng cố đội ngũ nòng cốt, có năng lực chuyên môn để làm đòn xeo trong mọi lĩnh vực công tác. Mặt khác động viên đội ngũ giáo viên tích cực tham gia học bổ túc văn hóa để nâng cao nhận thức về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, thông qua các buổi nghe thời sự, các phương tiện thông tin và các chuyên đề do ngành tổ chức … b. Kết quả: Bước đầu, mọi người và mỗi người h iểu ra vấn đề, thông suốt tư tưởng và không còn ùn đẩy nhau trong công việc, nhìn chung có chiều hướng tiến triển.
  4. Kể từ năm 1994 đến nay, đơn vị không còn hiện tượng viết đ ơn thưa (kể cả nặc danh hoặc đứng tên). Cô giáo Nguyễn Thị Liễu đ ã tâm sự: “Lúc trước tôi có viết đơn thưa gởi về phòng giáo dục, tôi nghĩ viết cho hay, không ngờ tác hại lớn đến uy tín của tập thể”. Cũng từ năm 1994 đến nay, đơn vị đã quy định: Nếu cá nhân nào thắc mắc gì thì cứ mạnh dạn trình bày với ban chủ nhiệm, ban chấp hành công đoàn, ban nữ công hoặc tổ công đoàn, nội bộ sẽ tự giải quyết. Nếu quá khả năng của đơn vị thì ban lãnh đ ạo sẽ xin ý kiến các cấp có thẩm quyền. Đến nay công tác tổ chức chính trị tư tưởng đội ngũ của nhà trẻ Tuổi Thơ đ ã ổn định. Mọi hoạt động đi vào n ề n ếp. 2. Thứ hai là quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong trường học: a. Biện pháp tiến hành: Tôi ngh ĩ: Muốn xây dựng đội ngũ tốt phải có nhiều cá nhân tiêu biểu, nhiều gương người tốt, việc tốt và phải xây dựng được chi bộ trong sạch vững mạnh. Một đơn vị đư ợc thành lập từ năm 1978 với biên ch ế từ 25 đến 30 người, đến nay mới được quan tâm đến công tác phát triển Đảng, song mọi người vẫn luôn luôn tin tưởng vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết của Thành ủ y Long Xu yên, nghị quyết của Đảng ủy phường Mỹ Bình là năm 2000 tất cả các trường học phải phấn đấu có chi bộ. Tháng 12/1995, nhà trẻ Tuổi Th ơ có 01 Đảng viên. Tôi luôn suy nghĩ làm sao để đến năm 2000 có đ ược một chi bộ trong nhà trẻ? Tạo nguồn bằng cách n ào?Trước hết
  5. tôi bồi dưỡng hàng ngũ cốt cán như ban chấp h ành công đoàn cơ sở, ban giám hiệu, ban chấp hành đoàn thanh niên, bồi dưỡng đo àn viên ưu tú. b. Kết quả: Năm 1996, kết nạp được 01 Đảng viên là đồng chí Lý Ngọc Hiền Phó chủ nhiệm nhà trẻ. Năm 1997, kết nạp đư ợc 01 Đảng viên là giáo viên trực tiếp đứng lớp. Năm 1998, kết nạp đư ợc 01 Đảng viên là nhân viên phục vụ. Năm 2000, đã thành lập chi bộ nhà trẻ Tuổi Th ơ + Măng Non và đã hoàn thành 02 hồ sơ đối tượng Đảng gửi về Đảng ủy phường xem xét để kết nạp. 3. Thứ ba là thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình: a. Biện pháp tiến hành: Công tác phê bình và tự phê bình trong tập thể là m ột nguyên tắc tổ chức, nhằm xây dựng một tập thể trong sạch, giỏi về chuyên môn, mạnh về nghiệp vụ. Mục đích của phê bình và tự phê bình nhằm phát hiện “bệnh” để cứu mính, cứu người, cứu tập thể. Tự ph ê bình và phê bình cốt để phát hiện sự đoàn kết, để mọi ngư ời học tập ưu điểm của nhau, giúp đỡ nhau nh ìn thấy sai lầm, khuyết điểm mà kịp thời khắc phục sửa chữa. Trong đơn vị, công tác ph ê bình và tự phê bình rất thẳng thắn và tiến hành từ trên xuống dưới.
  6. Trư ớc hết, ban chủ nhiệm phải thực hiện tốt công tác này. Vì vậy, ban chủ nhiệm luôn xác định là người “đ ứng mũi chịu sào”, phải tiêu biểu trong tập thể, trong mọi lĩnh vực công tác, phải “đồng tâm, hiệp lực” phải “đồng tâm, đồng h ướng, đồng lực, đồng ngôn, đ ồng hành”. Có như vậy mới xây dựng tốt đội ngũ vững mạnh toàn diện. Thẳng thắn đóng góp những thiếu sót trong khi giải quyết các công việc trong đơn vị, khi cần “đao to, búa lớn” để hiểu ra vấn đề cũng tốt. Kh ẩn trương loại bỏ thành kiến cá nhân, cá tính hẹp hòi ích k ỷ, kiêu ngạo. Mặt khác luôn luôn cảnh giác và tỉnh táo, không để những phần tử tiêu cực lợi dụng sơ h ở để gây mâu thuẩn nhằm chi b è kéo phái phá rối nội bộ. Nếu thực hiện tốt các yêu cầu đề ra thì sớm ho àn thành công tác xây dựng đội ngũ. b. Kết quả: Công tác đấu tranh phê bình và tự phê bình, được hình thành ở nhà trẻ Tuổi Thơ từ khi mới thành lập. Nhưng những năm gần đây mới thực hiện đúng nghĩa của nó. Mấy năm nay nhà trẻ Tuổi Thơ đã thực hiện tốt công tác này, m ọi người luôn phát tốt tính dân chủ trong nh à trường. Thầy Phạm Văn Ngâu, cán b ộ Phòng Giáo dục thành phố Long Xuyên, đã phát biểu trong buổi họp chứng kiến ranh đất của nhà trẻ Tuổi Th ơ với nhà hàng Hải Yến như sau: “Nếu đ ơn vị nào cũng như nhà trẻ Huỳnh Thị Hưởng (Tuổi Thơ) thì chúng tôi đỡ khổ”. 4. Thứ tư là xây dựng khối đoàn kết nội bộ: a. Biện pháp thực hiện:
  7. Một đơn vị 100% là nữ, mọi người đều có tinh thần đấu tranh xây dựng, bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của tập thể một cách tự giác. Các biện pháp xây dựng đội ngũ trong nhà trường muôn h ình muôn vẻ, phải xử lý nhiều tình huống trong ngày. Các biện pháp mang tính liên kết với nhau như sợi dây xích, song có một biện pháp không thể thiếu được đó là: Xây dựng khối đoàn kết nội bộ . Để có đ ược những điều kiện thuận lợi, để hoàn thành tốt các nội dung trên, tôi chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết, nhất trí cao, với tinh thần thương yêu đùm bọc lẫnh nhau. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại th ành công” Tôi đ ã tổ chức và tiến h ành như sau: Trư ớc hết tập hợp sức mạnh của các đo àn thể là nhân tố quyết định khơi dậy tính sáng tạo trong cán bộ công chức, đứng đầu là công đoàn cơ sở. Ban chấp hành công đoàn cơ sở là trung tâm xây dựng đo àn kết, tập hợp quần chúng, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất. Vì vậy, người chủ tịch công đo àn là đòn bẩy trong mọi công việc. Đồng chí chủ tịch công đo àn biết nâng chất hoạt động các tổ chức chân rết của đơn vị như: công đoàn, chi đoàn, nữ công, thanh tra nhân dân, hợp th ành một khối đại đoàn kết. Biết tranh thủ sự ủng hộ của chi bộ và chính quyền để hoàn thành xu ất sắc trong các mặt.
  8. Công đoàn cơ sở tham gia mọi hoạt động, không bỏ qua một phong trào nào, ngoài ra, công đoàn kết hợp với chính quyền tổ chức cho tất cả đo àn viên công đoàn trong tập thể nhà trường đi tham quan du lịch, học tập kinh nghiệm chuyên môn ở tỉnh bạn. Các buổi giao lưu tọa đàm v.v … là những dịp để củng cố khối đại đo àn kết trong đơn vị. b. Kết quả: Mấy năm gần đây đội ngũ giáo viên, nhân viên trong đơn vị, luôn hồ hởi phấn khởi, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Qua đợt kiểm tra toàn diện của phòng và Sở giáo dục, đ ã xếp loại nhà trẻ Tuổi Thơ đạt loại tốt toàn diện. Đơn vị có khối đại đoàn kết tốt tạo đà cho tập thể có sức bật, cất cánh vươn lên gặt hái được nhiều thắng lợi. Kết quả cho bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn, chi đoàn thanh niên cũng đạt vững mạnh. Năm 2000 nhà trẻ vừa được công nhận là “Trường học văn minh”. IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ 1. Kết quả ban đầu: Sau một năm áp dụng một số biện pháp trên, bư ớc đầu đơn vị có nhiều chuyển biến đáng kể.
  9. Từ năm học 1995 - 1996 đ ến nay không còn trường hợp nào viết đơn khiếu nại, thư nặc danh hoặc dù d ọa xuống phòng giáo dục để báo cáo những vấn đề mang tính chất cá nhân. Thời gian qua, đ ơn vị được Phòng Giáo dục TP. Long Xuyên kiểm tra to àn diện 02 lần, kết quả hai lần đơn vị đều được xếp loại tốt. Đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao tay nghề, nhiệt tình, yên tâm công tác. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, giúp cho việc nâng cao chất lượng và phát triển số lượng ngày càng tốt hơn. 2. Kết quả đạt được: a. Với nhà trường: Từ năm học 1995 - 1996 đến nay, nhà trẻ luôn luôn đạt được danh hiệu nhà trẻ tốt, nhà trẻ tiên tiến. Mọi hoạt động đi vào nế nếp, kỷ cương, có hiệu quả. Hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu, kế hoạch và chỉ tiêu phát triển số lượng vượt theo quy mô. Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn vững vàng. Môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm bảo đảm. Bảo quản và sử dụng tốt cơ sở vật chất. Cải tiến công tác quản lý, có nhiều giải pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi.
  10. Kết quả xếp loại qua các đợt kiểm tra hàng năm như sau: CÔNG ĐOÀN CHI ĐOÀN NĂM HỌC TRƯỜNG TNCSHCM CƠ S Ở Tốt Vững mạnh Tốt 1995 - 1996 Tốt Vững mạnh Tốt 1996 - 1997 Tiên tiến Vững mạnh Tốt 1997 - 1998 Tiên tiến Vững mạnh Tốt 1998 - 1999 Vững mạnh Tốt 1999 - 2000 Ghi chú: * Năm học 1996 - 1997 đơn vị được UBND tỉnh tặng bằng khen. Công đoàn cơ sở được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng bằng khen.
  11. * Năm 1999 - 2000 đầu năm đơn vị đăng ký thi đua là “Trường tiên tiến xuất sắc”. b. Với giáo viên: Đội ngũ giáo viên thực hiện tốt quy chế, nề nếp chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo lịch sinh hoạt hàng ngày đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Vận dụng sáng tạo ph ương pháp nuôi dạy trẻ, làm tốt đồ dùng dạy học, đồ chơi, phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt, nghiêm túc ch ấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy nhà trường, thương yêu trẻ, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cả vật chất lẫn tinh thần. Thực hiện tốt các chuyên đ ề, giáo viên đăng ký d ạy tiết tốt theo từng bộ môn, có ý thức tự học, tự bồi dư ỡng, phát huy tác dụng của tổ chuyên môn trong từng lứa tuổi. Có sự chỉ đạo sâu sát của đồng chí phụ trách chuyên môn. Quan hệ tốt với phụ huynh học sinh, đ ược phụ huynh tin tưởng. Kết quả xếp loại tay nghề giáo viên và các danh hiệu thi đua của đội ngũ trong nhà trường như sau:
  12. XẾP LOẠI TAY NGHỀ DANH HIỆU THI ĐUA CUỐI NĂM NĂM HỌC CUỐI NĂM CSTĐ CẤP TỐT ĐẠ CHƯ GIÁO LAO KH ĐỘNG VIÊN Á T A TỈNH + CƠ SỞ GIỎI GIỎI ĐYC - YC ĐOÀN VIÊN CĐXS 1995 - 1996 02 04 18 05 06 05 0 1996 - 1997 05 04 13 07 05 03 01 1997 - 1998 08 08 08 10 07 03 0 1998 - 1999 02 08 22 10 09 02 0 1999 - 2000 04 05 17 06 12 02 0
  13. c. Với ban chủ nhiệm: Ban chủ nhiệm luôn xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, là công tác mũi nhọn, vì đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu quyết định th ành tích của nhà trường. Từ đó, ban chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu tổ chức và các điều kiện nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi người trên từng vị trí công tác. Quan tâm đến đời sống cán bộ giáo viên và nhân viên. Hàng tháng tổ chức sơ kết công tác, kịp thời rút kinh nghiệm và uốn nắn những sai sót, đồng thời động viên khen thưởng tập thể và cá nhân làm tốt nhiệm vụ. Tổ chức triển khai học tập các văn bản, chỉ thị của ngành và các tài liệu chuyên môn như: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch công tác tháng, tu ần, thực hiện các chuyên đề. Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các nhà trẻ tiên tiến tỉnh bạn. Tóm lại: Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên tốt toàn diện. Ban giám hiệu của nhà trường nói chung và nhà trẻ nói riêng, phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ của đơn vị có tinh thần tự học, tự rèn, không ngừng phấn đấu vươn lên. Tránh tư tưởng tư lợi, tự ti, tự ái. Hơn nữa ban giám hiệu phải là trung tâm đoàn kết, là tấm gương sáng cho tập thể noi theo.
  14. V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG 1. Thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị nghị quyết của Đảng. Tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của ngành học. 2. Được Phòng Giáo dục TP. Long Xuyên quan tâm ch ỉ đạo và giúp đỡ đơn vị kịp thời, tháo gỡ mọi vướng mắc đ ể tạo tiền đề cho việc củng cố, xây dựng đội ngũ ngày càng vững mạnh. 3. Bám sát các m ục tiêu, kế hoạch công tác của ngành, xây dựng biện pháp phù hợp và cụ thể hóa từng mặt công tác trong từng thời điểm theo chủ đề. 4. Biết tập hợp và phát huy sức mạnh của các đoàn thể trong nh à trường, động viên mọi thành viên thực hiện nghiêm túc về quy chế chuyên môn, nội quy trường học. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường. Tóm lại: Công tác xây dựng đội ngũ đạt hiệu quả cao và phải thực hiện đồng th ời biện pháp bồi dưỡng và xây d ựng đội ngũ, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây: * Tư tưởng chính trị * Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ * Nâng cao trình độ chuẩn hóa * Xây d ựng phong cách sư phạm VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Cho bản thân:
  15. Bản thân ph ải luôn luôn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và việc chỉ đạo giáo dục toàn diện trong nh à trường. Công tác tư tưởng tốt tạo không khí trong tập thể sư phạm thuận lợi để nâng cao hiệu suất lao động. Quan sát lắng nghe ý kiến và dư luận của tập th ể sư ph ạm, để rút ra những kết luận chính xác cho công tác bồi dưỡng, giúp đỡ. Lập qui hoạch đội ngũ, nhằm xây dựng kế hoạch trong công tác bồi dưỡng và cũng cố đội ngũ sư ph ạm. Sắp xếp phân công giáo viên hợp lý để tạo khả năng hoàn thành xu ất sắc nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cốt cán để làm nòng cốt. Tóm lại: Bản thân biết tận dụng những điều kiện thuận lợi, dự đoán những khó khăn sẽ đến để chủ động các giái pháp hữu hiệu về công tác xây dựng đội ngũ. 2. Tổ chuyên môn: Duy trì thường xuyên các n ề nếp đã có. Họp tổ chuyên môn đúng đ ịnh kỳ để trao đổi thống nhất các nội dung và phương pháp truyền thụ cho các cháu theo từng lứa tuổi. Xây dựng tiết dạy tốt thực hiện các chuyên đề theo từng bộ môn và chuyên đề trọng tâm m à ngành đã ch ỉ đạo. Rèn luyện nề nếp tốt cho các cháu, bồi dưỡng cho một số cháu có năng khiếu về các bộ môn: Tạo hình, chuyện kể và giáo dục âm nhạc.
  16. Thường xuyên tổ chức lễ hội, văn nghệ “Cô + cháu vui hát” theo kế hoạch năm học. Tóm lại: Đội ngũ giáo viên ổn định, hoạt động chuyên môn thuận lợi, nhịp nhàng và tất cả các đều thực hiện vì mục đích chung. 3. Với nhà trường: Xây dựng tốt công tác chính trị tư tưởng, phối kết hợp các đoàn thể trong nhà trường, kế hoạch công tác hàng năm, tháng đều đ ược thông qua tập thể, lấy ý kiến đóng góp của từng thành viên đ ể phát huy tinh thần làm chủ tập thể. Ho ạt động tốt các phong trào chuyên môn, ho ạt động ngoài giờ nhằm tạo nên sinh khí phấn khởi, đầm ấm trong đơn vị. Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, thực hiện thường xuyên công tác phê bình và tự phê bình. Xây d ựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng “Trường học văn minh”. VII. KẾT LUẬN Muốn xây dựng một tập thể có nề nếp, kỷ c ương, đội ngũ vững mạnh, đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên “đồng tâm, hiệp lực” nh ằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Ban giám hiệu nhất trí cao. Phải chịu cực, chịu khổ, phải là tấm gương là chỗ dựa đáng tin cậy cho đồng nghiệp. Có uy tín với phụ huynh học sinh. Mặt khác ban giám hiệu quản lý và điều hành bộ máy trong nhà trường hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với
  17. nhau, thông su ốt từ trên xuống dư ới, nhanh nhạy, chính xác. Có biện pháp hữu hiệu khắc phục dần từng việc trong một thời gian nhất định. Nh ự vậy, đơn vị n ào cũng có thể làm được, nếu có quyết tâm, kiên trì và n ăng động, gác cái riêng, lo cái chung thì chắc chắn hiệu quả cao. Long Xuyên, ngày 24 tháng 5 năm 2000 Người thực hiện Nguyễn Thị Tân
nguon tai.lieu . vn