Xem mẫu

  1. Con bạn thông minh kiểu gì? 1. Thông minh ngôn ngữ: Người thông minh về từ vựng - ngôn ngữ có thể lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế. Họ sớm bộc lộ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tranh luận thành thạo. Khi nói chuyện, những người này thường thêm thắt từ ngữ theo nhiều cách khác nhau cũng như sử dụng yếu tố hài hước trong các câu chuyện kể để tăng tính hấp dẫn cho những chuyện bình thường. Biểu hiện của nhóm người thông minh ngôn ngữ là khả năng ghi nhớ và hiểu nhanh các cấu trúc ngữ pháp, nhờ đó mà việc học ngoại ngữ khá dễ dàng. Họ thường dành ưu thế trong các cuộc tranh luận hay thuyết phục ai đó bằng khả năng ăn nói. Chính vì nhờ khả năng đọc, ghi chú, nghe và tiếp thu bài giảng, thảo luận, tranh luận thành thạo nên nhóm người này thường học tập khá hiệu quả. Kỹ năng nghề nghiệp của người thông minh ngôn ngữ thường thiên về: nói chuyện, kể chuyện, hùng biện, thông tin, hướng dẫn, viết, nói, sử dụng ngoại ngữ, phiên dịch, biên dịch, giảng dạy, thảo luận, tranh luận, nghiên cứu, nghe, sao chép, đọc, biên tập... Ngành nghề thích hợp của nhóm người này gồm: thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư, phụ trách bảo tàng, biên tập viên, biên dịch, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà văn, phát thanh viên, nhà báo, cố vấn pháp lý, luật sư, thư ký, nhân viên đánh máy, giáo viên dạy ngoại ngữ. 2. Thông minh logic:
  2. Khả năng này tương quan với khái niệm chỉ số thông minh IQ. Người có khả năng vượt trội về trí thông minh logic - toán học thường gắn liền với khả năng làm việc các con số, khả năng suy luận, tìm hiểu các vấn đề trừu tượng, xác định nguyên nhân vấn đề, xâu chuỗi các sự kiện, sáng tạo và tìm giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí cuộc sống nói chung. Nhóm thông minh này cũng thường tò mò về những thứ xung quanh nên khi đi học, họ rất hay đặt ra những câu hỏi "vì sao" và say mê làm các thí nghiệm. Kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, đưa ra giả thuyết, ước lượng, kế toán, tính toán, đếm, sử dụng số liệu, kiểm toán, suy luận, phân tích, hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp thứ tự. Ngành nghề thích hợp: kiểm toán viên, kế toán, đại lý kinh doanh, người ký nhận thanh toán, nhà toán học, nhà khoa học, chuyên viên thống kê, chuyên gia phân tích máy tính, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật viên, nhân viên kế toán, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên. 3. Thông minh không gian: Người có năng lực tư duy thị giác - không gian có khả năng cảm nhận, hình dung ra thế giới hình ảnh, không gian dưới nhiều góc độ khác nhau một cách sống động cho dù hình ảnh đó ở thế giới thực hay ảo. Họ có thể định hình và định dạng những hình ảnh tưởng tượng này thông qua những phương pháp cụ thể như vẽ, điêu khắc, xây dựng và sáng chế. Những người này có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng. Họ thích theo dõi các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh, video và xem phim. Họ chơi trò xếp hình rất giỏi nhờ khả năng nhớ hình ảnh tốt, cũng với đặc tính này mà thiên hướng của nhóm người này thiên về nghệ thuật. Tóm lại với trí
  3. tưởng tượng và khả năng quan sát, người thông minh không gian có thể tìm ra nhiều tri thức còn ẩn giấu mà thường khác thường bỏ qua. Kỹ năng nghề nghiệp của nhóm này gồm: vẽ, minh họa, thuyết trình bằng hình ảnh, thiết kế, tưởng tượng, phát minh, tô màu, vẽ bản đồ, chụp ảnh, trang trí, quay phim. Nhóm nghề thích hợp: Kỹ sư, nhà khảo sát, kiến trúc sư, kỹ thuật viên đồ họa, trang trí nội thất, nhiếp ảnh gia, giáo viên nghệ thuật, nhà phát minh, chuyên viên vẽ bản đồ, phi công, nghệ sĩ, mỹ thuật, điêu khắc... 4. Thông minh âm nhạc: Người thông minh âm nhạc - nhịp điệu có khả năng cảm nhận, thưởng thức âm nhạc và tạo ra các tiết tấu, nhịp điệu. Họ rất nhạy cảm với các loại âm thanh nh ư tiếng nước chảy, dế kêu, chuông. Nhóm người này có khả năng ca hát, chơi nhạc cụ, ghi nhớ các gia điệu, hiểu biết và dễ tiếp thu về cấu trúc, nhịp điệu âm nhạc. Vì thế họ thường phản ứng khen, chê, phê bình các bản nhạc mà họ nghe thấy. Kỹ năng nghề nghiệp: ca hát, chơi nhạc cụ, thu băng, chỉ huy dàn nhạc, ứng biến, sáng tác, cải tiến, sắp xếp, nghe, phân biệt âm, lên dây đàn, hòa âm, phân tích và phê bình âm nhạc. Nghề phù hợp với những người này gồm: DJ (người hòa âm, phối khí), nhạc công, làm dụng cụ âm nhạc, chỉnh âm đàn, chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc, kinh doanh nhạc cụ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên phòng thu, lĩnh xướng, chỉ huy dàn nhạc, ca sĩ, giáo viên dạy nhạc...
nguon tai.lieu . vn