Xem mẫu

  1. Chọn thời điểm phỏng vấn Nếu được gọi phỏng vấn vào buổi sáng, hãy xung phong là ứng viên đầu tiên gõ cửa nhà tuyển dụng (NTD). Còn nếu dự phỏng vấn buổi chiều thì ngược lại, nên chọn thời điểm cuối giờ làm để trở thành ứng viên cuối cùng của cuộc phỏng vấn trong ngày, bởi đó là hai thời điểm phỏng vấn dễ ghi điểm nhất. Là người tiên phong... Một số Cty yêu cầu ứng viên đến phỏng vấn vào ngày giờ chính xác do họ ấn định, một số khác lại trao quyền chọn thời gian phỏng vấn cho ứng viên, khiến nhiều người lúng túng. Thực tế, chọn thời điểm phỏng vấn thích hợp không đơn giản, bởi nó không chỉ phải thích hợp với NTD mà còn phải thích hợp với cá nhân bạn, phải là thời điểm bạn tự tin, thoải mái và đầu óc minh mẫn nhất trong một ngày. Theo một số nhà tư vấn chuyên nghiệp, nếu định gặp gỡ NTD vào buổi sáng, bạn có thể dũng cảm làm ứng viên đầu tiên. Nhiều người cho rằng là người phỏng vấn đầu tiên sẽ dễ bị NTD “quay” với rất nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, khi chọn phỏng vấn vào đầu giờ sáng, bạn có khả năng gây ấn tượng tốt với NTD nhờ sự nhanh nhẹn, linh hoạt và đầu óc tỉnh táo, phản ứng nhạy bén với những câu trả lời mới mẻ, không trùng lặp với những ứng viên trước đó. Nhưng không nên máy móc chọn thời điểm này, vì trước tiên bạn phải xem xét thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn thường thức dậy muộn vào lúc 9h sáng và phải mất 1 tiếng mới lấy lại được sự tỉnh táo thì nên nghĩ lại về thời điểm gặp gỡ nhà tuyển dụng vào đầu giờ sáng. Còn nếu bạn đã quen dậy sớm, thực sự tỉnh táo, nhanh nhẹn
  2. thì hãy là người tiên phong trong cuộc phỏng vấn và tận dụng mọi cơ hội để gây ấn tượng với NTD. ...hoặc là người cuối cùng Nếu chọn thời điểm phỏng vấn vào buổi chiều thì ngược lại, nên chọn thời điểm cuối giờ, để bạn là ứng viên cuối cùng của cuộc phỏng vấn trong ngày. Lợi ích dễ thấy nhất là NTD sẽ không “quay” bạn quá lâu, bạn không bị đem ra “cân lên đặt xuống” bởi đã có đủ ứng viên để NTD đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn rồi; nhưng không bị hỏi nhiều thì bạn cũng không có cơ hội thể hiện mình. Hơn nữa, bạn có nguy cơ đối diện với những câu hỏi cũ mà NTD đã lặp đi lặp lại với rất nhiều ứng viên trước trong ngày hôm đó. Lúc này, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng về một số câu hỏi thường gặp và nghiên cứu sâu thêm về những kế hoạch sắp tới, những khó khăn Cty đang gặp phải và giải pháp khắc phục và trả lời sáng tạo, tự tin, ứng biến linh hoạt để ghi điểm với NTD. Một số lý do để bạn muốn gặp lại ứng viên (ƯV) như: giới thiệu ƯV đó với các thành viên khác của DN; Hỏi ƯV thêm những câu hỏi khác và muốn biết thêm về họ; So sánh họ với các ƯV khác một lần nữa trong danh sách rút gọn để ra quyết định về "người chiến thắng"; cho ƯV làm thêm các cuộc kiểm tra khác nhau... Liên hệ lại với ứng viên Khi bạn liên hệ lại với ƯV, nên xác định xem họ còn quan tâm với công việc dự tuyển đó nữa không. Việc gọi lại cần phải tế nhị, cẩn trọng vì có thể gây ra sự lúng túng ở nơi họ đang làm việc. Việc bố trí thời gian cũng sẽ khó hơn lần đầu vì có thể liên quan tới nhiều người hơn (những người tham gia tuyển dụng hoặc đồng nghiệp, lãnh đạo
  3. cấp cao của bạn). Ngoài ra, việc xắp xếp gần nhau các cuộc PV có thể giúp bạn lưu lại những ấn tuợng sâu sắc về ƯV. Biết những điều cần hỏi
nguon tai.lieu . vn