Xem mẫu

  1. Chọn đúng nghề Sau cuộc phỏng vấn, công ty gọi điện đến thông báo bạn đã được tuyển dụng. Điều đó đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã có một công việc. Nhưng liệu bạn dám đảm bảo mình có thể tìm kiếm được sự thoả mãn ngay trong chính vị trí mới này. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tự hỏi và trả lời 5 câu hỏi gợi ý dưới đây của Julie Jansen, tác giả cuốn sách I Don't Know What I Want, But I Know It's Not This: A Step-By-Step Guide to Finding Gratifying Work (Tạm dịch: Tôi không biết tôi muốn gì nhưng tôi biết cách tìm kiếm sự hài lòng trong công việc) để chắc rằng sự lựa chọn của bạn là đúng đắn. 1. Trách nhiệm công việc thực tế có đem đến cho bạn sự hài lòng và những thách thức mới? Đặt ra câu hỏi này có nghĩa là bạn đã có một cái nhìn tương đối xa về vị trí, về lương bổng và những lợi ích bạn thu nhận được từ công việc mới. Bên cạnh đó, hãy nghĩ xem bạn sẽ sử dụng phần lớn thời gian của mình để làm gì? Liệu công việc này có phù hợp với năng lực của bạn hay không? Bạn sẽ thích nghi nhanh chóng với công việc mới nhưng cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy chán? 2. Điểm mạnh và điểm yếu của sếp mới là gì? Thật khó có thể trả lời nhưng thực sự là rất cần thiết để biết điều đó. Nắm được sở thích, phong cách của sếp sẽ giúp bạn có thể linh hoạt trong các mối quan hệ cũng như khi làm việc với sếp. Nếu không, bạn sẽ rất dễ dàng bị bật ra khỏi vị trí đó. 3. Công ty mới có nhiều thay đổi hay không? Đó là những thay đổi nào? Việc tìm hiểu những thay đổi trong công ty (cơ cấu tổ chức, cách quản lý, các thủ tục kinh doanh…) sẽ giúp bạn tránh được những bất ổn ở vị trí mới. Nhớ rằng bất kỳ một
  2. sự thay đổi nào cũng có tác động ở một mức độ nào đó đến công việc việc của bạn. 4. Công việc yêu cầu những kỹ năng nào? Và bạn sẽ có được những kinh nghiệm gì từ công việc đó? Hãy chắc rằng những kỹ năng cần thiết này phải đảm bảo cho sự thăng tiến của bạn trong tương lai, chúng phải được đào tạo thêm và phát triển hơn nữa. Bạn nên hướng tới mục tiêu là vừa hoàn thành tốt công việc, vừa có thể đầu tư cho những kỹ năng và kinh nghiệm của mình. 5. Bao nhiêu người từng giữ vị trí đó? Biết được điều này, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao họ lại ra đi để từ đó bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về vị trí công việc. Bạn nên tìm hiểu xem tại sao họ được thăng chức hoặc tại sao họ lại rời bỏ công ty? Trả lời được những câu hỏi đó sẽ giúp bạn nhanh chóng quyết định n ên hay không nên gắn bó lâu dài với công ty. "Trên thực tế, để kiếm được một công việc lý tưởng không phải là chuyện dễ. Ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng có thể cảm thấy không thoả mãn về một điểm gì đó bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết đối mặt với những khó khăn đó và tìm cách khắc phục chúng", Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong muốn. Bạn lại càng dễ trở thành “nhanh ẩu đoản”, một trong những điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing. Tự tin. Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn - độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có tự chủ, có phân
  3. tích, sàng lọc. Năng động, linh hoạt, sáng tạo và khả năng dự báo. Một trong những khu vực - nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó. Khả năng giao tiếp. Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần - phải trao đổi và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác khác nhau... với sự nhiệt thành. Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều - ngành kinh doanh, nhiều hoạt động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn. Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Hãy đến với nghề marketing nếu bạn say mê kinh doanh. Ngoài ra, kỹ năng mềm (kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả...) và ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi nghề này.
nguon tai.lieu . vn