Xem mẫu

  1. Cầu Thượng Đế Phù Hộ Cầu Thượng đế phù hộ Han, học sinh đệ lục, nhà xa, ở trọ để đi học tại Tư thục Co Đo. Tháng đó gia đình gửi tiền trễ, Han không biết vay mượn ai, đành phải khất nhà trọ. Lúc ở nhà, cha mẹ thường bảo Han: “Những khi xa nhà, nếu gặp hoạn nạn thì con nên cầu Trời khấn Phật để nhờ các ngài phù trì”. Han mới viết một bức thư, đại ý: “Con tháng này túng tiền quá chừng vì không hiểu sao gia đình lại không gửi tiền vào. Xin Thượng đế phù hộ cho con, ban cho con số tiền 4.000$ để con trả tiền trọ”. Ngoài bì, Han đề: “Kính gởi Thượng đế - Thiên cung. Người gởi: Lê Han, học sinh đệ lục Tư thục Co Đo, nhà ở số 75/632 đường Phan Thanh Giản”. Bưu điện thấy bức thư có một cái địa chỉ lạ lùng liền bóc ra xem và gởi lại cho trường Tư thục Co Đo. Các thầy trong trường thương tình Han nghèo cực, mới góp tiền tay được 3.000$, mua ngân phiếu gửi cho Han, kèm theo một bức thư ngắn: “Thượng đế đã nhận được thư con xin tiền. Con không phải lo, trước sau gì rồi gia đình cũng gởi tiền vào cho con ăn học. Nay Thượng đế ban cho con số tiền này, con cất lấy mà tiêu, đừng xài phí và phải chăm học”. Ba hôm sau, Bưu điện lại chuyển về trường một bức thư thứ hai của Han gởi Thượng đế: “Con đã nhận được số tiền của Thượng đế ban cho con. Trong thư con xin bốn ngàn, nhưng con chỉ nhận được có ba. Chắc là các giáo sư ở
  2. trường con đã lấy bớt đi môt ngàn. Lần sau Thượng đế có cho con, xin gởi thẳng về địa chỉ nhà con trọ thì tiện hơn”. Cavát Đen Chị vợ có chiếc quần láng đen đẹp lắm, không may hôm đến nhà cô bạn bị chó cắn toạc một miếng. Chị tiếc lắm, cứ xuýt xoa mãi là không có cái mụn đẹp như thế để vá, chị giặt sạch chiếc quần cất kỹ trong rương. Đã hết mùa rét chồng gửi áo "Vec" về; vợ đem giặt, gấp nếp cất đi. Khi giở áo ra, trong đó có một miếng vải đen hợp với màu quần của chị, chị sướng quá, nói một mình: Quan tâm tới vợ hết mức, kiếm cả vải vá quần cho mình, xin ở đâu cái túi đựng gì mà khâu dài thế này lại đầu to đầu bé? Kíp đến mùa đông sang năm, khi đưa chiếc áo cho chồng, chồng hỏi: Cái cavát đen của tôi đâu rồi? Cavát là cái miếng vải dài ấy chứ anh? Còn gì nữa? Thế thì bỏ mẹ, em đã vá quần từ năm ngoái. Cây Bất Biến Động
  3. Có một thầy đồ dạy học trò sách Tam Tự Kinh, đến câu "Phàm huấn mông.." (nghĩa là: Phàm việc dạy học...) thầy không rõ nghĩa, cứ giảng liều: - Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông. Trẻ cứ thế mà gào. Ðến bài khác có chữ bôi là cái chén, thầy cũng bí, thấy có bộ mộc đứng bên cạnh chữa bất, đoán là một loài cây, bèn giảng: - Bất là cây bất. Học trò có đứa hỏi: - Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ? Thầy trả lời bừa: - Cây bất mọc ở ngoài biển đông chúng bây biết thế nào được mà hỏi! Ở cạnh trường có người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mới hát ru con rằng: Ai trồng cây bất bể đông? Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm! Cây Đơn Một ông quan về hưu đã lâu. Nhân buổi chợ định ra mua cây đơn về trồng làm thuốc. Cả chợ chỉ có một thằng bán cây đơn mà thôi. Ngài hỏi: - Cây này giá bao nhiêu?
  4. Chủ hàng cây: - Ngài muốn mua ạ? Người ta thì bán rẻ, còn ngài thì mười nén. Quan hưu ngạc nhiên: - Cây có tí, trơ vài lá sao nói thách quá vậy! Chủ hàng cây: - Ngày trước, bất cứ to nhỏ, ngài cứ phang mỗi lá một đồng, ngài quên rồi sao? Bỗng có người bạn cũ của quan hưu qua chợ kêu lớn: - Chào ngài Huyện! Ông huyện bây giờ về bán cây đơn à? Quan hưu: -??!! Cây Mận Biết Đi Thu hoạch mùa màng xong rồi cứ ngửa ra nằm gác giò giàn bếp, nghỉ ngơi riết rồi cũng đâm ra chán. Tui móc đất vò bậy vài chục viên đạn bắn ná thun chơi, rồi thả rề rề ra hậu đất. Mọi khi ở con bờ này vào những buổi trưa trích cồ về đậu nghỉ mát nơi ngọn cây đen kịt. Vậy mà bữa nay im lìm, vắng hoe. Đi vòng vòng một hồi, tui thấy buồn, bắn bậy ba con chim sâu một hồi hết sạch mấy chục viên đạn. Nghe khát nước, tui rề lại cây mận chổ góc bờ để bẻ vài trái ăn chơi. Đến nơi, thấy cây mận sai trái , chùm nào chùm nấy oằn xuống như buồng dừa nước. Cái thứ mận rài này coi trái bóng lưỡng vậy chớ bên trong hột lớn. Tui leo lên cây mận, nằm ngửa chỗ cháng ba, bẻ từng trái nhấm nháp. Tàng cây mát như che dù, lại có gió thổi hiu hiu, tôi nghe lòng thơ thới làm sao.
  5. Cộng thêm mấy con chim chìa vôi "kéo đờn vu-long" đâm hứng chí, tui nói lối rao ra giọng nam xuất một hồi rồi vô mùi sáu câu vọng cổ. Đôi mắt lim dim mơ màng, tui đưa giọng ca trầm bỗng theo làn gió rì rào qua đọt cây. Các loại chim nghe tui ca, bu quanh, nhảy nhót, hót theo ríu rít. Đến chỗ xuống mùi, tui búng song loan cái tróc , bỗng nghe tiếng động rột rẹt. Mở mắt ra, tui vụt thấy một con nai chà cũng đang đứng gần bên thưởng thức giọng ca của tui. Thấy con nai chờn vờn sắp chạy, tui vội vã bẻ một trái mận bóc lấy hột , nạp vô ná thun bắn vào mặt nó một phát. Hột mận xuyên lủng vào mắt con nai. Nó đau quá , la lên "bét bét" rồi chạy tuốt vào rừng. Câu chuyện con nai đó lâu ngày tui đã quên mất. Đến ba năm sau, nào ngờ một bữa tui đi gặt lúa ở miếng đất cặp mé rừng thì được tái diễn lại. Số là vào lúc nắng trưa gay gắt, tui máng vòng hái lên cùi chỏ tay đi lại bờ để tìm một bóng cây đụt mát. Hai mắt đã tá hỏa nên tui tấp đại vào một tàng cây gần nhất mà ngồi dựa lưng. Hết cơn mệt, tui nhìn kỹ lại, cây ấy là một cây mận. Ôi nó đang sa oằn những trái! Buồn ngủ lại gặp chiếu manh, tui với tay bẻ vài trái mận ăn thử. Mận này cũng khá ngọt, nhưng sao lại có mùi hơi tanh tanh. Tui với bẻ một trái nữa. Nào ngờ cây mận vụt nhích đi chỗ khác và kêu lên một tiếng "bét". Tui giật mình, đứng dậy. Ối trời ơi! Cây mận vụt tốc chạy ào ào vào phía rừng! Lấy làm lạ tui đuổi theo xem thử. Chẳng ngờ tui càng rượt theo, cây mận càng chạy nhanh hơn, để lại đằng sau những tiếng kêu "bét bét".
nguon tai.lieu . vn