Xem mẫu

  1. Cần có nội dung giáo dục phù hợp kỹ năng sống cho học sinh nữ
  2. (HNM) - Với mục tiêu trang bị cho học sinh (HS) nữ kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống, định hướng hành vi cho các em khi gặp áp lực tâm lý, dự án xây dựng mô hình "Trường học an toàn và thân thiện với em gái" tại Hà Nội vừa khởi động đầu tháng 6 đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Thực tế cho thấy đây thực sự là việc làm cần thiết trong bối cảnh nhiều hành vi bất ổn xảy đến với HS nữ ngày càng biểu hiện phức tạp. Những câu chuyện buồn Chuyện HS nữ xích mích, giận hờn nhau trong trường lớp thì ở đâu cũng có, thời nào cũng xảy ra, nhưng mâu thuẫn đến mức đánh nhau, làm nhục nhau trước mặt nhiều người, thậm chí là quay clip để tung lên mạng internet, có lẽ chỉ thời nay mới có, với tần suất ngày càng nhiều. Đó là nhận định chung của nhiều thầy, cô giáo THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội tại hội thảo về thực trạng bạo lực học đường do Sở GD-ĐT tổ chức mới đây. Đã có khá nhiều nguyên nhân được mổ xẻ song tựu trung lại, hầu hết vụ đánh nhau của HS nữ đều xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm. Đây là điều khiến nhiều thầy, cô giáo dạy ở các trường phổ thông trăn trở bởi HS lứa tuổi này có sự phát triển về tâm sinh lý mạnh mẽ và phức tạp.
  3. Mô hình “Trường học an toàn và thân thiện với em gái” đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Đức Nghiêm Lãnh đạo Trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn) cho biết, tại trường từng xảy ra một số vụ việc khá nghiêm trọng liên quan đến HS nữ. Do mâu thuẫn giữa HS của 2 nhóm, các em đã hẹn nhau ra một điểm cách xa trường rồi đánh nhau tập thể. Tại trường cũng từng xảy ra việc 2 HS nữ vì ghen tuông nên đã dùng kẹp tóc đâm vào người nhau. Cũng vì chuyện tình cảm, một HS nữ đã có hành động "khủng bố" khi công khai mang vào trường dao cùng một chai rượu… Mâu thuẫn tình cảm không chỉ xảy ra với HS THPT mà còn có ở cấp học THCS. Tại Trường THCS Dương Quang (huyện Gia Lâm), cách đây 2 năm từng xảy ra
  4. việc HS nữ đánh và ép một bạn cùng trường uống thuốc ngủ trong nhà vệ sinh. Sự việc đã được phát hiện, ngăn chặn. Tuy thế, không phải lúc nào thầy, cô giáo và bè bạn cũng có thể can thiệp kịp thời. Câu chuyện một HS nữ cấp THCS ở Mỹ Đức đâm chết bạn ngay trong buổi lễ tổng kết cuối năm học trước đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về vấn đề giáo dục đạo đức trong HS, trong đó có việc kiểm soát, định hướng cho HS nữ khỏi những suy nghĩ bồng bột, lệch lạc. Lắng nghe trẻ nói Trước tình hình thực tế nói trên, Hà Nội đề xuất xây dựng dự án "Trường học an toàn và thân thiện với em gái", dự kiến triển khai thí điểm tại một số trường học trong thời gian tới. TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội), cho rằng, lẽ ra chúng ta phải làm việc đó từ lâu, giờ mới bắt đầu là hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. HS hiện nay có mức độ phát triển tâm sinh lý rất khác, còn giáo viên lại mang tâm lý, cách thức dạy từ cách đây vài chục năm. Xã hội ngày càng phát triển, HS ngày càng chịu nhiều tác động đến sự phát triển nhân cách. Khảo sát tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho thấy, những năm trước tỷ lệ HS có bố, mẹ ly tán chỉ chiếm khoảng 5-10%, nay có những lớp tỷ lệ này lên đến 30-40%. Thiếu sự quan tâm, thiếu đi một kênh giáo dục quan trọng từ người lớn, việc chuyên tâm vào học tập không phải dễ, chưa nói đến những "va chạm" về tâm
  5. lý. Cô giáo Nguyễn Phương Liên, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho rằng trước tác động đa chiều từ xã hội như hiện nay, quá trình phát triển nhân cách của HS nói chung, HS nữ nói riêng, rất cần có sự đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và dẫn dắt của người lớn. Câu chuyện ở Trường Nguyễn Thị Minh Khai là một ví dụ. Trong số hơn 1.700 HS của trường, có tới hơn 60% là HS nữ. Do đặc thù là trường ngoại thành, nhiều em nữ phải đi hơn chục cây số đường làng về nhà sau giờ học, trong khi hơn 5h chiều mới tan lớp. Một số em đã bị người lạ trêu ghẹo, cản trở đường về, thậm chí có hành vi sàm sỡ, song chỉ im lặng. Có em quá bức xúc đã lên facebook kêu gọi bạn bè tư vấn xem nên làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh đó… Thế nhưng không phải bạn nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tư vấn đúng. Đây không phải lần đầu tiên vấn đề lắng nghe, đồng hành để cùng tháo gỡ bất trắc về tâm lý cho HS được đặt ra. Đã có một vài trường trên địa bàn Hà Nội thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường. Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm) cũng nằm trong số này. Song như chia sẻ của Hiệu trưởng Lý Thị Lương, hiệu quả ban đầu mới chỉ thấy ở HS các khối 6, 7; việc tiếp cận với HS, nhất là HS nữ lớp lớn thường rất khó khăn…
  6. Rõ ràng, việc lắng nghe để định hướng, dẫn dắt suy nghĩ, hành vi của học trò là điều cần thiết. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, chúng ta phải mạnh dạn đi con đường ngược lại so với hiện nay, tức là tạo cơ hội để con trẻ bày tỏ mong muốn, nhu cầu, trên cơ sở đó xây dựng nội dung giáo dục phù hợp chứ không nên áp đặt ý kiến chủ quan của người lớn với con trẻ như trước. Đó mới là cách thức giáo dục đúng.
nguon tai.lieu . vn