Xem mẫu

  1. CẢM XÚC GIẬN DỮ Trong cuộc sống, khi bị công kích, chỉ trích, lăng mạ bởi kẻ khác, con người thường phản ứng thế nào? Điềm tĩnh ứng xử để tìm giải pháp thích hợp; đáp trả giận dữ hay nuôi thù hận trong lòng để rồi mỗi khi nghĩ về chuyện ấy thì tâm tính lại bị ảnh hưởng xấu? Có câu “Giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng”. Giận dữ là biểu hiện của sự mất khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân, điều đó có thể gây ra những tác hại khôn lường. Người ta nói “Khẩu súng không thể giết người, mà chính cảm xúc giận dữ mới là kẻ bóp cò”. Molière, nghệ sĩ và tác gia hài kịch Pháp chỉ rõ: “Giận dữ thổi tắt ngọn đèn lý trí.” Nóng giận thường mang đến những hệ lụy tồi tệ, đó là: mất khả năng kiểm soát bản thân; mất lý trí, mất khả năng suy nghĩ hợp lý, tích cực; gây ra điều bất lợi cho thể xác và tinh thần; làm trầm trọng thêm điều tiêu cực đang tồn tại bằng cách “đổ thêm dầu vào lửa”; hủy hoại các mối liên hệ. Như tin đưa trên các phương tiện truyền thông, chỉ vì ghen tuông, giận dỗi... nhiều nữ sinh đã ra tay tàn độc, và không chút do dự cướp đi sinh mạng của chính bạn học của mình khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. M. Gandhi cảnh báo: “Một chút lửa giận đốt cháy một rừng công đức”. Giận dữ là cảm xúc tiêu cực tệ hại nghiêm trọng nhất, nó rút cạn năng lượng của con người và để lại hậu quả xấu kéo dài cả trong tâm trí và thể xác, cả khi cơn giận đã qua đi. Không ai có thể sống hạnh phúc và khỏe mạnh nếu cứ mãi mang theo nỗi cay đắng, tức giận và sự thù hận. Sự căng thẳng do giận dữ làm sản sinh cortisol – chất làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến nhiều căn bệnh và chứng rối loạn. Theo nghiên cứu của GS. Stafford (ĐH Bristol): “Cortisol gây teo tế bào thần kinh và
  2. dẫn đến mất trí nhớ. Nó cũng kích thích tăng huyết áp và đường huyết, làm cứng động mạch, gây ra bệnh tim mạch”. Khi giận dữ, nhịp tim và huyết áp tăng lên, nếu lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự rối loạn dòng máu trong động mạch vành, tạo thành mảng trên đó và tích lại nhanh hơn đưa tới chứng bệnh đông mạch vành. Sự giận dữ không những gây nguy hại cho thể xác và tinh thần của con người, mà còn làm mất đi sự sáng suốt để tìm ra giải pháp hợp lý, mất khả năng sáng tạo và hủy hoại các mối quan hệ trong xã hội và gia đình. Trong tất cả những cảm xúc tiêu cực, sự giận dữ dường như là bất trị nhất, khó chế ngự nhất, vì càng nghiền ngẫm về nguyên nhân cơn giận, con người càng dễ biện bạch ra những “lý do chính đáng” và càng đổ thêm dầu vào lửa. Nếu không tự bào chữa cho cảm xúc tiêu cực của mình, thì cơn giận cũng tiêu tan. Theo ngạn ngữ Hy Lạp: Cơn nóng giận thường bắt đầu bằng sự điên rồ và kết thúc bằng sự hối hận. Còn P. Syrus thì cho rằng: “Thắng được sự nóng giận, đó là chiên thắng được kẻ thù lớn nhất”. Khi nóng giận người ta thường quan trọng hóa vấn đề, dẫn đến phản ứng nặng nề hơn bản chất của sự việc, nên tình thế trở nên phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn. Thay gì có thể được dùng vào những việc có ích, giúp cuộc đời của mình và những người xung quanh thêm chút vui tươi, gắn bó, vì vậy, thời gian, nguồn năng lượng phải bỏ ra để giận dữ, trả đũa là một sự lãng phí tai hại, Cho dù nguyên nhân của cơn giận xuất phát từ sai lầm của người khác, thì giận dữ cũng chỉ có nghĩa là lấy cái sai của người khác để tự trừng phạt bản thân mình. Cảm giác mình là nạn nhân của ai đó, chỉ thổi bùng thêm sự giận dữ và đau khổ tinh thần. Khi đã nhận thức được tác hại của sự giận dữ thì đừng tự hủy hoại bản thân bằng những cơn giận, dù nó có chính đáng đến đâu đi nữa
nguon tai.lieu . vn