Xem mẫu

  1. Cách suy nghĩ để thành đạt Mọi suy nghĩ của chúng ta đều ảnh hưởng lên cư xử, hành động, rồi tính cách và rồi số phận, chính vì vậy việc tập cho suy nghĩ tích cực để có cư xử, hành động tốt hơn chính là bước đầu tiên giúp làm chủ số phận và hướng nó theo con đường mà bạn muốn. Trong hoạt động sống của mình, dần dà ta hình thành “nếp nghĩ”, tùy vào cách thức giáo dục trong gia đình, nhà trường (trực tiếp từ người thân, thầy cô, bạn bè tới các phương tiện truyền thông) ngay từ lúc nhỏ, mà mỗi người có “nếp nghĩ” cứng nhắc hay “linh hoạt”. Đương nhiên, những nếp nghĩ cứng nhắc thì khó thay đổi và thích nghi với hoàn cảnh hơn là cách nghĩ linh hoạt. Thực ra nếp nghĩ cứng nhắc còn tệ hơn thế, khi gặp khó khăn, nếu đầu óc kém linh hoạt thì người ta có xu hướng trách cứ, đổ lỗi, nản lòng, nói dối, thậm chí sẽ sớm bỏ cuộc vì sợ gặp lại thử thách và rủi ro ở những lần tiếp theo. Ngược lại, với một nhận thức linh hoạt thì mỗi sự kiện xảy ra là một cuộc đổi mới của nhận thức. Có nó, ta sẽ ý thức được rằng không có tài
  2. năng nào là thiên phú và sự nỗ lực và học tập khiến ta thành tựu. Và với nếp nghĩ linh hoạt thì “bản ngã” không còn là vấn đề lớn nữa, thất bại là cơ hội hơn là sự nhục nhã, và khi gặp thử thách, trí óc sẽ dễ đánh giá, điều chỉnh và thử lại hơn. Loài người chúng ta có sẵn “nếp nghĩ linh hoạt” (nếu không thì chúng ta đã không phát triển như bây giờ). Nhưng cha mẹ, thầy cô thường cố sắp đặt “nếp nghĩ cứng nhắc” cho con em mình bằng cách thưởng sai cho một số hành động của trẻ và khen ngợi không đúng, dẫn đến việc định hình nhận thức cứng nhắc ở trẻ. Sau đây là vài chỉ dẫn đơn giản mà tiến sỹ tâm lý Carol Dweck cung cấp và ta có thể áp dụng để tập cách suy nghĩ tích cực và linh hoạt hơn cho con em và chính bản thân mình Đối với trẻ em Ở trường học: Không được khen một đứa trẻ bằng cách nói “Con thông minh lắm” hoặc “Con nhận thức rất nhanh”. Thay vào đó, khen nỗ lực hoặc chiến
  3. lược mà trẻ vận dụng, như thế này: “Cách con tiến hành việc này rất hay” hoặc “Thầy rất tự hào vì quyết tâm của con”. Trong các môn thể thao Thay vì nói “Con có tố chất trời cho” thì nói “Vì siêng năng tập luyện nên con tiến bộ rất nhanh”. Thay vì hỏi “Thắng hay thua?” thì hỏi “Con đã nỗ lực hết mình chưa?” Tiến sỹ Dweck cho rằng tài năng không di truyền qua gene mà qua nhận thức. Ở bàn ăn Thay vì hỏi câu hỏi chuẩn chung chung “Hôm nay mọi việc thế nào?”, thì nên hỏi “Hôm nay con học được gì nào?”, “Con đang phải đương đầu với việc gì?”. Tiến sỹ Dweck khuyên nên khuyến khích đam mê học hỏi ở trẻ. Khi hoạch định cho tương lai
  4. Đừng chỉ nói về các mục tiêu; phải hỏi trẻ về kế hoạch, cách thức để đạt được các mục tiêu đó. Khi giận dữ Đừng bao giờ gọi trẻ là kẻ thua cuộc, thất bại, ngốc hay chậm chạp. Tiến sỹ Dweck nói “Không được ghán sự thất bại trong một hành động trở thành một nhân cách thất bại”. Đừng dán nhãn con trẻ, rằng con là một nghệ sỹ thực thụ, rằng con rất siêu với máy tính. Điều đó chỉ cô lập con bạn khỏi sự phát triển tự do. Khi thiếu tự tin Khi trẻ còn nghi ngờ khả năng thành công của mình, hãy gợi ý cho trẻ nghĩ về những lĩnh vực mà khi xưa còn kém và bây giờ thì giỏi, hoặc cho trẻ thấy những tấm gương những người đã làm được những việc mà ban đầu không chắc sẽ thành công.
  5. Khó quá nhỉ? Đối với chính bạn Ở chỗ làm Thay vì để lương, thưởng, và chức vụ định nghĩa sự hài lòng đối với công việc, thì hãy tự hỏi mình xem mình có đang học tập được điều gì không. Nếu câu trả lời là có, tức là bạn đang có công việc giúp bạn nâng cao tư duy, nhận thức. Xem công việc đó như là cơ hội hơn là sự căng thẳng. Nếu bạn không còn học được điều gì mới, thì nên cân nhắc hoặc là tìm tòi điều gì mới hoặc tìm việc khác. Trong các mối quan hệ
  6. Trách cứ không bao giờ giải quyết được việc gì. Nó thuần túy là việc “bản ngã” bảo bạn rằng bạn đúng. Lần tới khi bắt đầu trách cứ, thì cứ nhớ lại lời Tiến sỹ Dweck “Mục đích của hôn nhân là khuyến khích sự phát triển của mỗi người”. Khi thất vọng, suy sụp Thay vì cho rằng mình là một thành phẩm bị lỗi, hãy tập cách nghĩ rằng mình chỉ đang là bán thành phẩm chưa hoàn thiện. “Chúng ta thường nghĩ tính cách là thứ gì đó rất ổn định”, tiến sỹ Dweck nói, “thực tế ngay cả những phần cốt lõi nhất của tính cách cũng có thể thay đổi được, bằng cách thay đổi cách nghĩ”. Theo Readers’ Digest
nguon tai.lieu . vn