Xem mẫu

  1. Cá rô nghệ
  2. Trời đại hạn đã lâu. Bà con nông dân ra sức tát nước vào những đám ruộng lúa đang thì con gái. Có một lão nhà giàu không muốn bỏ sức lao động ra, đêm đêm rình mò để tháo trộm xung quanh vào đám ruộng mình. Người ta nói, lão nạt: - Ta đâu thèm tháo nước ruộng của các ngươi. Đấy là mấy hôm trước có mấy con cá rô nghệ vẫy đuôi, nước ở ruộng các ngươi bắn sang ruộng ta đấy chứ. Có trời đất ta thề với các ngươi là chính mắt ta trông thấy như thế. Bà con có ruộng xung quanh nhà lão tức lắm. Họ chờ dịp. Trời vẫn nắng hạn. Một đêm tối trời, lão lại tháo trộm nước. Lúi húi từ ruộng nọ qua ruộng kia, lão tưởng như không có ai ngoài ruộng giữa đêm khuya khoắt này. Nhưng lúc lão ngẩng mặt lên thì một bác nông dân đang sừng sững đứng đó, tay cầm cái nơm, mắt chăm chăm nhìn vào mặt. Lão sợ quá, nhào đầu vào ruộng lúa, lấy tay vọc nước "lách tách" giả tiếng cá rô quẫy. Bác nông dân giơ nơm ra, úp mạnh vào đầu lão : - Bắt được con các rô nghệ đây rồi.
  3. Băm lăm hạn nặng
  4. Có một gã lý trưởng nhà giàu, ỷ thế Tây đồn hà hiếp nhân dân, nên ai cũng oán ghét. Có một lần không rõ vì lý do gì mà hắn bị Tây đánh cho què chân phải đi khập khiễng. Hắn gặp một ông, ông này hỏi: - Thầy lý sao coi bộ không được bình thường. Hắn đáp qua quýt: - Trước có bị phong. - Thưa, thầy lý năm nay xuân thu bao nhiêu ạ? - Băm lăm. - Dạ, thế thì hạn nặng. Lý trưởng sừng sộ: - Anh nhằm vào sách vở nào mà dám nói thế? Ông nọ thản nhiên đáp: - Dạ, dân chúng tôi không biết sách vở nhưng căn cứ vào lời chim nói chuyện nên tin như vậy. Lý trưởng nghe lạ liền đấu dịu hỏi: - Chim nói ra sao? - Dạ, xin kể thầy nghe. Có con ác là bám vào đít trâu để kiếm ăn. Ác là thấy con vẹt trong háng trâu, rúc vào mổ, bị chân trâu kẹp ra không được. May lúc đó có
  5. con cà cưỡng bày cho "Thò chân ra cọ", "Thò chân ra cọ", ác là liền lấy chân cào làm trâu non ngứa rẩy chân mới chui ra được, chim chích choè tới ỏi ác là: - "Bác năm nay xuân thu mấy ạ". Ác là trả lời: - "Băm lăm, hạn nặng; băm lăm, hạn nặng". Lý trưởng biết ông nọ chưởi mình liền bỏ đi chứ không có cớ làm gì được.
  6. Vật quý
  7. Anh kia là học trò chữ nghĩa văn vật mà nghèo phải đi vay tạm của ông nhà giàu kia hết ít chục quan tiền, tới kì hẹn không có trả, nên bị bắt tới ở xó nhà lão nhà giàu. Bữa ấy có ông nhà giàu khác quen tới thăm ông chủ nhà giàu ấy. Ngồi nói chuyện nói: "Ðây anh nhà giàu có tiếng, mà anh có vật chi quý không biết, chớ tôi, tôi có một vật thật quý". - Vật gì vậy, anh nói tôi nghe thử? - Tôi có một con gà nó thường gáy: "Giàu có kho! Giàu có kho!" Ông kia nghe vậy thì nói: "Giàu hú! Giàu hú!" Chú học trò bị bắt nợ nghe gai lỗ tai, chạy vô xen rằng: "Thưa với hai ông tôi nghèo thì nghèo, tôi cũng có một cái cối đạp quý lắm". - Quý làm sao mà kêu là quý, nói nghe thử? - Quý là hễ khi giã gạo, nhứt là khi giã lia thì nó kêu ngộ lắm. - Nó kêu làm sao? - Nó kêu: "Láo xược! Láo xược! Láo xược".
nguon tai.lieu . vn