Xem mẫu

  1. 1.Bốn kỹ năng sinh tồn cần có Chúng ta dường như không chú ý nhiều đến kỹ năng sinh tồn như những kỹ năng khác, bởi lẽ sự sống dường như là điều tất yếu với mỗi chúng ta. Mỗi người khi sinh ra đều có sẵn kỹ năng này, nhưng không phải ai cũng phát huy tối đa năng lực mà nó mang đến. Bình thường, chúng ta sinh ra, lớn lên và chết đi như một điều tự nhiên nhưng đôi lúc cuộc sống lại đặt cho chúng ta khá nhiều thử thách khiến chúng ta phải vật lộn để bả tòn sinh mạng cho mình! Sau đây là năm kỹ năng sinh tồn bạn cần biết: Thứ nhất: Lòng ham sống – bạn đừng nghĩ rằng ai cũng ham sống, ai cũng muốn được tồn tại trên đời cho dù khổ sở thế nào đi chăng nữa! Nhưng không hẳn như vậy, quá nhiều người khi rơi vào nghịch cảnh đã chịu buông xuôi số phận. Nhưng giữa ranh giới sự sống và cái chết nếu lòng ham sống trỗi dậy bạn có thể xoay ngược tình thế! Chúng ta đã từng biết đến rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh bi đát nhưng chính lòng ham sống đã thúc đẩy họ tìm kiếm lỗi thoát cho mình! Những người có thể nhịn đói và vùi lấp trong đống đổ nát suốt 8 ngày vấn có thể còn sống? Lý do là gì nếu họ không có một ý chí phi thường, nghị lực và lòng ham sống hơn người! Thế nên, ngay từ bây giờ bạn hãy yêu thương cuộc sống của bạn, bạn sẽ cố gắng sống cho dù cuộc đời có khó khăn thế nào đi nữa! Thứ hai: Thích nghi với môi trường sống – Điều này thường thì chúng ta cũng không mấy quan tâm bởi vì có vẻ chúng ta ai cũng dễ dàng thích nghi với cuộc sống xung quanh! Nhưng không phải ai cũng có thể chịu được sự thay đổi đột ngột môi trường sống và hoàn cảnh sống của mình! Nhiều người đã tìm đến cách giải thoát tiêu cực chỉ vì không chịu được cuộc sống khổ cực và nghèo khó! Thế nên, dù bạn là ai, bạn giàu có bao nhiêu thì hãy học cảnh thích ứng với hoàn cảnh và môi trường sống, nếu một lúc nào đó bạn phải đương đầu với cuộc đời khốn khó, bạn sẽ ra sao? Thứ ba: Mưu sinh – Hãy ghi nhớ, mưu sinh là một kỹ năng vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta, đó không chỉ là việc làm mà còn vô số những việc chúng ta cần lo lắng. Bạn có biết nấu ăn, bạn có biết làm việc nhà? Đó có phải là mưu sinh? Nếu bạn nghĩ rằng đó không phải thì bạn đã phạm một sai lầm lớn! Chỉ khi chúng ta biết làm tốt những việc đó chúng ta mới có thể tự tin rằng mình hoàn toàn có thể tự lo cho mình! Nếu bạn không đủ giàu để thuê người giúp việc, ai sẽ nấu ăn, quét nhà, rửa bát cho bạn! Mưu
  2. sinh không đơn thuần chỉ là tìm một việc làm nào đấy để kiếm tiền mà là cả một chuỗi những công việc bổ trợ cho nhau mà việc làm chỉ là một trong số đó! Thứ tư : Bơi lội và những môn thể thao bổ trợ – Nếu bạn gặp phải cơn nước lũ đang cuốn phăng tất cả mọi thứ và bạn không sớm thì muộn cũng bị nó cuốn theo? Bạn sẽ làm gì để vượt qua nó? Chấp nhận và nhìn cuộc sống đang tuột khỏi tay bạn ư? Nếu không biết bơi, không biết bấu vứu vào những cành cây bạn sẽ ra sao? Thế nên hãy học bơi lội và những môn thể thao khác để bạn có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để vượt qua những thử thách ấy! Đừng vì sự thiếu hụt của bản thân mà đánh mất đi cuộc sống của mình! Cuối cùng, bạn đừng bao giờ quên trau dồi kỹ năng sinh tồn cho mình nhé! Bởi vì thiếu nó bạn đã thiếu đi những điều kiện tiên quyết để đến với thành công 2.Chinh phục cuộc sống Cây trái chỉ chín, quả hạt chỉ nẩy mầm khi được hấp thụ cái lạnh của sương giá. Cuộc sống cũng vậy, chỉ tươi đẹp và đầy ý nghĩa khi nếm trãi tất cả những gì mà nó mang lại! Chúng ta sẽ làm gì với cuộc sống của chính mình? Bạn có muốn nó thực sự là cuộc sống của bạn, hạnh phúc tươi đẹp và luôn ngập tràn niềm vui! Ai cũng biết, cuộc sống không đơn giản chỉ là những thuận lợi mà nó còn vô vàn những khó khăn thử thách! Nhiều khi chúng ta còn nhận được những cái tát phũ phàng từ nó, chúng ta còn bị nó vùi dập và làm cho chán ngán …nhưng mấy ai trong chúng ta từ bỏ nó! Bởi đơn giản một điều : còn sống là còn tất cả! Từ ngàn xưa, sự sống đã trở thành mục tiêu tồn tại cho những kẻ có quyền lực, họ khát khao sống trường tồn cùng vũ trụ và tìm kiếm những phương thức bí ẩn để suy trì sự sống! Nhưng ít ai nghiệm được rằng: cuộc sống chỉ thực sự tốt đẹp khi chúng ta dành cho nó những điều tốt đẹp! Muốn nhận lại điều gì chúng ta phải cho đi thứ đó!
  3. Thế nên, cuộc sống vẫn cứ luôn tồn tại nhưng con người thì không! Chúng ta sống chỉ một lần và phải làm thế nào để những người xung quanh luôn nhớ rằng: Chúng ta đã từng sống bên cạnh họ! Chinh phục cuộc sống quả là điều không đơn giản! Bạn có muốn cuộc đời mình trôi qua như vết lằn trên cát? Khi gió thổi qua sẽ làm biến mất tất cả? Không đúng không? Vậy hãy sống thật tốt, chấp nhận và vượt qua những khó khăn của cuộc sống! Người được ghi nhớ nhiều nhất trong lịch sử không phải là những người sống lâu nhất mà là người sống để lại nhiều ý nghĩa nhất! Tức là họ đã sống cuộc đời tươi đẹp, vượt qua gian nan vất vả để chinh phục những đỉnh cao! Bạn hãy sống như vậy nhé, bởi vì chỉ có trãi qua khó khăn, thử thách , cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp hơn! Bạn sẽ làm gì khi gặp khó khăn, bạn sẽ làm gì khi người khác cần giúp đỡ? Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống vùi dập bạn! Hãy sống để sau này nhắc đến bạn ai cũng sẽ mỉm cười! 3.Kỹ năng học từ người khác Dường như chúng ta luôn nhận thấy những điểm chưa được từ người khác mà ít khi chú ý đến những điểm tốt của họ! Nhiều người than vãn tại sao những người sống bên cạnh mình đều không có gì “ đáng” để học hỏi cả! Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi mình, họ có thực sự “ tệ” như bạn nghĩ không? Trong mỗi con người đều tiềm ẩn những kho tàng cô cùng quý giá mà không ai khác có thể sở hữu được! Thế nên, họ luôn có những điểm tốt để chúng ta học hỏi, đó có thể là những điều rất nhỏ như sự cần mẫn, sự khiêm nhường hay đơn giản là họ có thể nấu ăn cực ngon! Nhiều lúc chúng ta để ý quá nhiều đến những gì làm cho chúng ta khó chịu mà quên đi nhìn nhận những điều tích cực! Mỗi người ai cũng có tính xấu và tính tốt thế nên chúng ta hãy nhìn nhận những điểm tốt của họ như những bài học cho mình, và nếu ai cũng biết soi mình qua lắng kính người khác chắc chắn rằng chúng ta sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều! Mọi phiền toái bạn gặp phải trong cuộc sống đều có lý do của nó: chúng giúp ta học thêm được điều gì đó! Nhiều người hay than trách tại sao người này người kia lại hay mang lại phiền toái cho họ đến thế! Nhưng họ chưa bao giờ nghĩ đến lý do của việc đó! Bạn biết đấy chẳng việc gì tự nhiên sinh ra cả! Nó sinh ra vì một lý do nào đó và
  4. bạn hãy tìm nguyên nhân của việc đó! Nó sẽ khiến cho bạn không quá bực tức khi phải giải quyết một sống những phiền toái liên quan đến mình! Bạn có nhận ra, sau mỗi phiền toái đó ít nhất bạn và những người xung quanh sẽ cảm thấy dễ chịu với nhau hơn rất nhiều đó sao! Thế nên, đừng cau có nếu gặp phải điều gì đó làm cho bạn cảm thấy phiền phức nhé! Hãy tiếp nhận no với thái độ thân thiện và chia sẻ, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà! Cuối cùng, bạn đừng bao giờ cho rằng mình không cần học gì từ người khác nhé, bởi vì “kỹ năng” học từ người khác là một trong những kỹ năng mà chúng ta cần trang bị cho mình trong cuộc sống! Có nó chúng ta sẽ tránh được rất nhiều sai lầm có thể xảy ra trong cuộc sống! Chúc bạn có được những gì mà bạn mong muốn! 4.Kỹ năng chuẩn bị bài báo cáo – kỹ năng mềm cho sinh viên Trong những năm học đại học, chắc hẳn cũng có lần bạn được giao chuẩn bị một bài báo cáo. Vậy bạn đã làm như thế nào để chuẩn bị cho bài báo cáo đó? Làm như thế nào để người đọc có thể hiểu hết những ý nghĩa bạn trình bày trong bài báo cáo đó? Làm thế nào để người đọc bị lôi cuốn ngay từ khi nhìn vào bài báo cáo của bạn. Đây là một kỹ năng mềm bổ trợ cho việc học của bạn, giúp bạn chuẩn bị một bài báo cáo sinh động, cuốn hút. Bài báo cáo là một loại văn bản thường được dung để trình bày dữ liệu, thông tin dưới dạng kiến thức. Việc viết báo cáo thường tuân theo quy trình thu thập, phân tích dữ
  5. liệu, mô tả lo-gic. Nó khác với tiểu thuyết hay truyện bởi truyện và tiểu thuyết thường trình bày những mối quan hệ, kinh nghiệm và những cách nhìn của người viết. Trước khi chuẩn bị bài bào cáo bạn cần trả lời những câu hỏi sau: Mục đích và mục tiêu của bài báo cáo này là gì? Tại sao bạn phải làm bài báo cáo này mà không phải là người khác? Trả lời câu hỏi “Why?” sẽ cho bạn biết mục đích của bài báo cáo. Khi mục đích của bài báo cáo đã rõ ràng lúc này bạn đã có thể xác định mục tiêu của bài báo cáo. Bạn muốn truyền đạt gì trong đây, bạn muốn người đọc có được kiến thức gì khi đọc bài báo cáo của bạn. Bạn nên trình bày phần này ở phần giới thiệu của bài báo cáo. Phạm vi và đối tượng của bài báo cáo. Bài báo cáo chỉ giới hạn kiến thức cơ bản cho bạn bè bạn hay đó là một bài báo cáo khoa học mà bạn phải bảo vệ trước hội đồng. Xác định được phạm vi, đối tượng sẽ xác định được dữ liệu thông tin bạn cần tìm hiểu đến đâu. Ví dụ bạn báo cáo về kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ thì nên chú trọng vào sự lễ phép cho trẻ nhỏ. Còn nếu đối tượng của bạn là sinh viên thì kỹ năng giao tiếp là làm sao duy trì mối quan hệ, nói chuyện tự tin, thể hiện mình…. Hiệu quả của bài báo cáo đến đâu? • Trình bày: Bài báo cáo phải được trình bày một cách khoa học, dễ nhìn. Sử dụng font chữ gì, kích cỡ ra làm sao, tiêu đề, mục lục bạn trình bày như thế nào. Một bài báo cáo lộn xộn sẽ làm người đọc mởi mắt và không muốn đọc. • Ngữ nghĩa: Bời vì sẽ có nhiều người đọc bài báo cáo của bạn thế nên từ ngữ sử dụng nên đơn giản dễ hiểu, đừng sử dung những từ ngữ quá bác học. Làm thế nào thông tin mà bạn truyền tải ai cũng có thể hiểu được. • Giá trị: Người đọc phải cảm thấy họ được cái gì khi đọc bài báo cáo của bạn, bạn cung cấp gì trong bài báo cáo này.
  6. 5.Gây ấn tượng-Kỹ năng dành cho bạn trẻ Có khi nào bạn bị thu hút bởi một giọng nói, một ánh mắt hay một nụ cười của người đối diện? Chắc chắn là bạn đã từng gặp tình huống như vậy? Bạn có muốn người khác nhớ về bạn bởi những ấn tượng không thể nào quên ngay từ lần đầu gặp mặt? Để tạo ấn tượng với người đối diện không cần phải tỏ ra quá phô trương, hay chứng minh ta đây tài giỏi mà rất đơn giản chỉ cần bạn để lại cho họ một ấn tượng tốt đẹp về tác phong chuyên nghiệp, tự tin hay lối nói chuyện dí dỏm hài hước… Hãy bắt đầu gây ấn tượng bằng hình ảnh của chính bạn. Nắm bắt cơ hội “được” PR bản thân với đối tác, với sếp lớn hay bạn bè của chính mình. Nếu bạn là nữ thì có gì tuyệt vời hơn khi người khác nhìn mình với ánh mắt ngưỡng mộ, ghen tỵ về phong cách ăn mặc trẻ trung, năng động và xinh đẹp . Còn bạn là nam giới? Cũng thật tuyệt vời khi khoác lên mình những bộ cánh lịch lãm. Trong cuộc sống, mọi người ai cũng có nhu cầu làm đẹp và hướng tới cái đẹp. Sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn không nắm bắt được xu hướng thời trang thậm chí không biết cách ăn mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh khác quan yêu cầu. Vì thế, dù bạn làm việc gì, đi tới bất cứ đâu thì trước khi ra khỏi cửa nhà bạn hãy ngắm mình trong gương, nếu hài lòng với ngọai hình của mình bạn hãy bước ra đường, còn không hãy “tút” lại vẻ ngoài của mình đi nhé! Hãy học cách nói chuyện. Một người được mời tới dự tiệc hay đi phỏng vấn việc làm nếu biết cách thu hút người đối diện bằng ngôn ngữ thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Không phải là khoác lác hay khoa trương về bản thân đâu nhé, đó là accsh nói chuyện thông minh dí dỏm pha trộn giữa những câu chuyện là những câu bông đùa hài hước. Gây ra những tiếng cười để lưu lại ấn tượng tốt đẹp. Bạn đã bao giờ thử chưa? Tiếp theo nữa đó là thể hiện thái độ lạc quan, tự tin, yêu đời. Việc quen với một người bạn luôn tin rằng ngày mai sẽ tót đẹp hơn hôm nay và cố gắng biến điều đó trở thành hiện thwujc sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt lạc quan sẽ khiến cho cuộc sống trôi qua nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ai cũng muốn nói chuyện, tiếp xúc với người luôn nở nụ cười trên môi. Hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình từ những việc nhỏ nhất bạn nhé, hãy học cách ăn mặc hợp thời trang hay ít ra cũng gọn gàng sạch sẽ để người khác nhìn bạn
  7. với con mắt thiện cảm. Hãy học cách ăn nói có duyên để trở thành tâm điểm của bữa tiệc, và cuối cùng hãy tập cho mình thói quen sống lạc quan yêu đời. Bằng kỹ năng gây ấn tượng này, bạn sẽ thuyết phục được người xung quanh chỉ với một nụ cười, một câu chuyện hài hước hay một câu trả lời thông minh. Thương hiệu của bạn sẽ được khẳng định! 6.Kỹ năng tập trung – kỹ năng mềm giúp học tốt Khả năng tập trung giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp bản tránh lãng phí thời gian, giúp giải quyết công việc trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Đây là một trong nững kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng quản lí thời gian của bạn. Nguyên nhân của sự mất tập trung: • Nguyên nhân khách quan: do những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến bạn như sự ồn ào, các thú vui giải trí như phim ảnh, âm nhạc, một cuộc hẹn, hay bị người khác làm phiền … • Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân bạn tạo ra, thường thì khi ốm đau bạn có xu hướng không muốn làm việc hay hay tâm trạng đang chán nản, hay vui chơi quá phấn khích cũng khó làm bạn tập trung được. Làm thế nào để tập trung: • Những nguyên nhân khách quan bên ngoài bạn khó mà có thể thay đổi được. Ví dụ như ban ở chung phòng với nhiều người bạn, bạn chỉ có thể góp ý họ nói
  8. chuyện nhỏ khi bạn đang học bài chứ không thể cấm họ không nói gì được. Nếu gặp tình trạng này hãy cố gắng “lờ” đi sự ôn ào xung quanh. Điều này không đơn giản, nếu tiếng ồn quá lớn thì coi như không thể làm gì, nhưng nếu nó ở mức vừa phải thì bạn có thể tập quen dần với nó. • Khi làm việc hay học tập hãy giải quyết hết những thứ linh tinh khác như cuộc hẹn, nói chuyện với ai đó, hay những sở thích khác. Hãy làm chúng xong xuôi trước khi bạn bắt tay vào công việc của mình. • Những nguyên nhân chủ quan thì bạn có thể điều chỉnh để nâng cao sự tập trung cho mình. • Một cơ thể mệt mỏi khó có thể làm việc tốt được. Thế nên hãy biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc khi bị ốm nhẹ. Đó là những cách tốt nhất giúp bạn khỏe mạnh • Những khi tâm trạng không tốt thì làm việc chỉ làm bạn mệt mỏi thêm thôi. Lúc này đừng bắt tay vào công việc, hãy tìm cách cho tinh thần bạn thoải mái hơn như làm những gì bạn thích, nghe nhạc, đọc sách…Sau đó bắt tay vào công việc lại, lúc đó sẽ hiệu quả hơn là bạn gượng ép bản thân mình làm việc khi chán nản. • Tập những thói quen tốt. Hãy chọn thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, yên tĩnh nhất làm việc hiệu quả nhất để bắt tay vào làm việc. Cứ như vậy cơ thể bạn sẽ có “nhịp sinh học” vào giờ đó, khi bạn bắt tay làm việc vào giờ đó hiểu quả sẽ tốt hơn nhiều. • Thư giãn hợp lý, đừng làm việc liên tục hãy dành chút thời gian để giải khuây và thư giãn đầu óc. Nhưng cũng không nên thư giãn quá lâu hoặc thư giãn bằng các hoạt động mạnh, lúc đó bạn sẽ tập trung vào việc “thư giãn” thay vì công việc đó. • Thường xuyên tự nhắc nhở mình mỗi khi cảm thấy mình bị sao lãng. Tự nhủ với bản thân là “Tập trung, tập trung”. “Sự tập trung giúp là một chỉ số giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả, đây là một kỹ năng mềm mà sinh viên nên học, bởi sinh viên rất hay bị sao lãng” 6. Làm thế nào để trở thành người đáng yêu Trở thành một người đáng yêu không có nghĩa là bạn phải gò ép những cảm xúc, hành động, cách cư xử của bạn theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn cứng nhắc. Bằng cách ghi nhớ những mẹo nhỏ này, bạn có thể trở nên một con người đáng yêu, tự tin, khỏe khoắn hơn nhiều. Bạn phải ý thức được những suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách khách quan. Hãy tự suy nghĩ về những tính xấu của chính bản thân mình như là nóng tính, hay tự ti, hay ghen tỵ, tham lam, khó tính, vô trách nhiệm, thiếu kiên nhẫn, ưa... gây sự.
  9. Bạn có 2 lựa chọn: hoặc là tiếp tục sống với những suy nghĩ/cảm xúc tiêu cực đó, hoặc là phớt lờ nó và thay thế nó bằng hướng suy nghĩ/cảm xúc tích cực khác. Tuy nhiên, bạn hãy nói "không" với những suy nghĩ tiêu cực. Có thể bạn không tin là bạn có đủ sức mạnh để vượt qua những suy nghĩ/cảm xúc ấy, nhưng mỗi khi phát hiện ra mình đang suy nghĩ một cách tiêu cực về một thứ gì đó, hãy chặn đứng suy nghĩ ấy ngay lập tức. Hãy hét "STOP" thật to! (Vâng, điều này ban đầu trông có vẻ ngớ ngẩn, nhưng hãy thử mà xem!) Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận ra những suy nghĩ/cảm xúc tiêu cực không còn nữa. Hãy để cho đầu óc luôn bận rộn với những suy nghĩ lạc quan và thay thế những suy nghĩ tiêu cực một cách quả quyết, cứng rắn. Cách này sẽ khiến cho tâm trí bạn luôn bận rộn đến nỗi mà bạn không có thời gian để than thở, càm ràm về những điều vô nghĩa. Hãy viết ra những câu châm ngôn của chính bạn, về những gì mà bạn mong muốn đạt được. Viết những câu ấy ra một tờ giấy và dán nó trên chiếc gương ở trong nhà tắm. Mỗi sáng, sau khi đánh răng, hãy đọc to nó lên! Bạn càng lặp lại nhiều lần, bạn càng có thêm lòng tin vào nó. Hãy năng làm việc tốt. Mỗi ngày hãy làm một điều gì có ích cho ai đấy, nhưng đừng có đi khoe khoang khắp nơi là "Tôi đã làm việc tốt!!!". Cho người ăn xin vài trăm đồng, những người già một tờ báo, "bo" cho người phục vụ. Cư xử như một người tuyệt vời sẽ làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời. Tự "tán thưởng" mình về điều đó, nhưng cũng đừng quá phóng đại nhé!!! Hãy hưởng thụ những gì bạn yêu thích,và tự nhủ rằng bạn xứng đáng với điều đó. Bạn cũng có thể đi chơi thể thao, hoặc đi mua sắm. Nên nhớ, những giờ phút ấy sẽ khiến đầu óc của bạn thoải mái nhất, vui vẻ nhất sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng do đó hãy... tận hưởng nhé!
  10. ( Phương Mai sưu tâm ) ̀
nguon tai.lieu . vn