Xem mẫu

  1. Bé toàn nấp sau lưng mẹ Giúp trẻ diễn đạt tình cảm Một đứa trẻ nhút nhát thường sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác. Nỗi lo này thường đi kèm với ý nghĩ không được ai hiểu. Hãy thường xuyên hỏi trẻ những gì trẻ cảm thấy, lắng nghe trẻ, cho biết bạn đồng ý hay không đồng ý với trẻ. Quan tâm củng cố sự tự tin nơi trẻ, trẻ càng bày tỏ nhiều với bạn, việc thông đạt với người khác càng tự nhiên hơn. Tránh nói đến tính nhút nhát của trẻ trước nhiều người Những trẻ nhút nhát thường rất nhạy cảm trước những lời nói liên quan đến chúng. Nói về tính nhút nhát của trẻ với những người mẹ khác lúc tan trường chỉ càng khiến trẻ thêm bối rối và làm vấn đề trầm trọng hơn. Chế nhạo trẻ có thể càng khiến trẻ thêm nhát. Ngay cả đôi khi thái độ của trẻ làm bạn nổi giận, bạn nên kiềm chế vì những nhận xét gay gắt thốt ra dưới cơn giận sẽ in sâu trong óc con bạn và sau đó cần nhiều công sức để xóa bỏ nó. Cùng trẻ xử lý tình huống Ở nhà, bạn có thể nhắc lại những hoạt cảnh trong cuộc sống hàng ngày khiến trẻ bối rối, sợ hãi. Trẻ sẽ quen với những tình huống ấy và giảm lo. Đặt cho trẻ những "thách đố" nho nhỏ, chẳng hạn bảo trẻ chào và hỏi thăm sức khỏe bà cụ hàng xóm mỗi ngày hay tập mua hàng ở gần nhà. Cách ấy sẽ giúp trẻ tự tin, bạo dạn hơn. Giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân Khen trẻ mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ. Những trẻ nhút nhát thường nghĩ chúng không thể đến đích hoặc bị phán đoán sai. Nên mỗi gắng sức của trẻ, cha mẹ đừng tiếc lời khen, nhấn mạnh hành
  2. động tích cực trẻ vừa hoàn thành. "Mẹ thật tự hào vì con, con đã vượt qua nỗi sợ", hay "Con thật can đảm". Lòng tin của trẻ sẽ được củng cố. Nghĩ đến những sinh hoạt ngoài trường học Những môn thể thao như judo hay karaté giúp trẻ chống lại cảm giác tự ti, còn các môn thuộc lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật lại giúp trẻ thể hiện ra ngoài những cảm xúc và nỗi đau. Nhưng chỉ ghi danh cho trẻ những loại hình sinh hoạt này khi trẻ thực sự muốn. Ngược lại, cha mẹ sẽ gây cho trẻ cảm giác ngạt thở, có nguy cơ trẻ trở nên khép kín. Cuối cùng, cha mẹ nên kiên trì, linh hoạt trong cách dạy con. Phải liên tục giám sát, nhắc nhở con hàng ngày. Ngoài ra, có thể có một cách dạy bé nào rất hiệu quả nhưng đến giờ không còn tác dụng thì cha mẹ tránh lo lắng. Mỗi giai đoạn của bé ứng với mốc nhận thức khác nhau, đòi hỏi cách giáo dục cần phù hợp, cải tiến. Nếu xây dựng cho bé những thói quen tốt ngay từ sớm thì sau này, việc dạy con sẽ nhàn mà hiệu quả hơn. Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ khi dùng hình phạt mới có thể ép con học thật tốt. Tuy nhiên, roi vọt không phải là cách thức để bé học tốt hơn, ngược lại nó có thể gây ức chế khiến một ngày nào đó bé sẽ phản kháng, thậm chí chống đối và nảy sinh những hành vi tiêu cực. Cái việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào con để rồi trút giận lên trẻ bằng nhiếc móc, roi vọt mỗi khi con thua kém bạn bè thực ra là một phương pháp giáo dục tệ hại. Nó đặt áp lực lên con bạn, khiến trẻ học vì sợ chứ không hề hăng hái với việc tiếp thu kiến thức. Hãy là những người bạn, tạo một không khí học tập thật thoải mái cho bé,
  3. khuyến khích con bằng lời nói hoặc phần thưởng, đó mới là những điều bé cần để có hứng thú học tập.
nguon tai.lieu . vn