Xem mẫu

  1. Bé học 'tiếng lóng' từ cha mẹ Nhiều ông bố ,bà mẹ không hiểu rằng mọi hành động của mình đều khiến bé bắt trước dù nó tốt hay xấu. Có một số trường hợp, cha mẹ đã vô tình để nhưng thói quen, lời nói không hay của mình ảnh hưởng đến bé. Con gái mới lên năm. Bé nhõng nhẽo không chịu ngủ đúng giờ, anh bảo: "Con không đi ngủ là ba múc con đó”. Bé tròn xoe mắt khi nghe từ "múc" nó hay nghe từ mẹ hay cô giúp việc nói khi làm bếp, bây giờ được ba dùng để dọa. Vài hôm sau chơi với bạn, không hài lòng điều gì đó, bé líu lo: "Coi chừng mình múc ấy đó nghen".
  2. Trong bữa tiệc gia đình thân mật, anh ôm con gái nhỏ gần 6 tuổi vào lòng, giọng hóm hỉnh: "Nó thông minh lắm. Xem đá gà suốt ngày với tui nên nó nói chuyện cũng dùng toàn từ đá gà như đá nó chết, đập nó chèm bẹp, giết nó luôn. Hôm bữa, biết bà nó sắp lên chơi, nó bảo tui thế này: T. à (T. là viết tắt tên anh), T. đem bánh của bé cất hết đi để bà khỏi ăn. T. mà không cất là bé đạp bánh chèm bẹp hết đó nghen!". Nghe xong chuyện, mọi người nghiêng ngả cười. Anh nựng con gái, vẻ tự hào. Bé cũng cười chúm chím thích thú.
  3. Bạn có thể thấy đoạn quảng cáo một loại kem đánh răng trên ti vi nói đến chuyện một chú bé bắt chước mọi hành động của cha từ ủ rũ, hớn hở khi xem bóng đá đến thói quen đánh răng trước khi đi ngủ. Khi xem mẩu quảng cáo ấy, bạn có thể nhận ra một điều rằng bé rất hay bắt chước người lớn. Tiếng lóng, "ngôn ngữ chuyên ngành… bạo lực" có thể mang lại ít nhiều thú vị ở một nơi, một lúc nào đó nhưng cũng có thể là con dao làm hỏng cả cách giao tiếp, ngôn ngữ của bé. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý lời nói của mình để bé không bắt chước theo nhưng từ gũn không hay. Theo Tuổi Trẻ
nguon tai.lieu . vn