Xem mẫu

  1. Bẫy phỏng vấn Có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó ăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của mình trong bất cứ việc gì và bạn có những tố chất phù hợp với công việc. Có rất nhiều tình huống mà người ta vẫn thường gọi là những "cái bẫy" mà nhà tuyển dụng thường áp dụng để "xoay" các ứng viên. Đưa ra các câu hỏi không rõ ràng: Nhân viên phỏng vấn cố tình đưa ra các câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi là những câu hỏi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến nghề nghiệp, công việc với mục đích quan sát khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Trong những trường hợp đó, nếu các câu hỏi không rõ ràng, bạn nên tế nhị lái nhân viên phỏng vấn vào vấn đề cụ thể Ngưng giữa chừng: Khi trả lời xong câu hỏi và chờ đợi câu hỏi khác, nhưng chẳng biết là vô tình hay hữu ý, nhân viên phỏng vấn vẫn chăm chú ngồi quan sát bạn, chừng như đang muốn nghe bạn nói tiếp. Một số ứng viên đã thật sự mất bình tĩnh trong những tình huống này, và họ lại cố gắng nói thêm một cái gì đó. Kiểu ứng phó như vậy thường bị đánh điểm thấp. Tốt nhất nên thật bình tĩnh và với ánh mắt thân thiện đáp trả lại cái nhìn của nhân viên phỏng vấn và đợi câu hỏi tiếp tục. Gợi chuyện để biết bí mật cá nhân: Nhân viên phỏng vấn có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Hãy cẩn thận với loại "bẫy" này! Họ đang tìm cách khơi mào để bạn có thể nói ra các bí mật riêng tư. Phải biết kiềm chế bản thân mình, đừng nói những câu thừa, đừng biểu lộ tâm trạng hưng phấn thái quá, hãy tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống. Làm ra vẻ thích nghe:Kiểu "bẫy" mà ứng viên mắc bệnh nói nhiều hay bị "lừa".
  2. Nhân viên phỏng vấn giả bộ chăm chú nghe, thỉnh thoảng đệm vào một câu “À, ra thế”, “thú vị nhỉ”, và giả bộ ghi chép cái gì đó. Không ý thức được, sẽ huyên thuyên dài dòng, không biết dừng lại ở đâu, sẽ bị coi là không cụ thể và ít khi hoạch định được cho mình một kế hoạch làm việc chuẩn mực. Nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc trong vòng vài ba phút. Mục đích chính của doanh nghiệp là đánh giá khả năng xoay xở, xử lý tình huống của ứng viên. Phỏng vấn áp lực: Hình thức “phỏng vấn áp lực” thường được áp dụng khi tuyển các vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, có năng lực thực sự, có khả năng ứng xử và xử lý vấn đề. Điều đó đòi hỏi ứng viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ về kiến thức cũng như tâm lý. Bởi có đến 90% ứng viên thất bại khi gặp loại hình phỏng vấn này. Khi P. bước vào phòng, ngồi xuống ghế đối diện, vị giám đốc liền đập tay xuống bàn, quát: “Tôi chưa mời sao anh dám ngồi?”, rồi tiếp: “Tên anh thì đẹp nhưng gương mặt anh không đẹp như cái tên”. Anh liền đáp: “Xin lỗi! Tôi nghĩ, tôi phải ngồi đối diện để dễ dàng trao đổi với ông”. Rồi vui vẻ nói: “Khi làm việc, chúng ta dựa vào năng lực chứ không phải vì cái tên hay vì gương mặt đẹp”. Không ngờ, anh được chọn trong số mấy chục ứng viên được mời phỏng vấn. Khiêu khích: Đang trả lời say sưa, nhân viên tuyển dụng ngắt lời "Xin lỗi, tôi có cảm giác rằng, anh chị là người hay uống rượu, vậy anh chị có thường uống rượu trong giờ làm việc không?” Đừng tự ái. Hãy trình bày quan điểm của mình, còn nếu có uống rượu, có thể nói chỉ uống r ượu ở những nơi nào và khi nào. Khéo léo thoát ra khỏi tình huống bằng một câu hỏi tế nhị “Hình như ông/bà đang quan tâm đến công việc của tôi trước kia, có lẽ tôi đang bỏ dở câu chuyện, tôi có thể tiếp tục được không?". Nếu khi rơi vào "cái bẫy" đó, bạn biết cách ngoi lên bằng sự phản ứng nhanh nhẹn, tế nhị, khéo léo và thông minh thì lợi thế đang ở bên cạnh bạn. Cũng có thể sẽ bị trượt vỏ chuối ngay từ vòng đầu nếu như bạn vẫn cứ lúng túng mãi trong cái bẫy đó và không tài nào thoát ra được.
nguon tai.lieu . vn