Xem mẫu

  1. Bạn muốn lương của mình bao nhiêu? “Mức lương của mình sẽ là bao nhiêu?” đó là điều ai cũng muốn biết nhưng không mấy ai có thể tự trả lời được. Hầu hết chúng ta đều ngại nói về vấn đề này vì có thể con số bạn nói ra sẽ thấp (hoặc cao) hơn khả năng thực của bạn. Nhiều sếp mới khi hỏi về mức lương của nhân viên tại công ty cũ hay nhận được câu trả lời cao hơn từ 10-30% mức lương thực tế của họ. Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề lương bổng, tốt nhất bạn nên trung thực với chính mình. Có nhiều cách để có thể nói về vấn đề này một cách thoải mái và đạt hiệu tốt nhất. Chuẩn bị sẵn sàng cho những câu hỏi: Cách tốt nhất để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống của bạn là hãy chuẩn bị chúng thật chu đáo. Phỏng vấn tìm việc làm cũng là một thách thức mà bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Để có được những câu trả lời tốt nhất về lương với các nhà tuyển dụng, bạn cần biết mức lương hiện tại của vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu việc này qua các thông tin việc làm trên thị trường, người thân, đồng nghiệp hay những người đang làm công việc này một cách trực tiếp hay gián tiếp… nói chung ở bất cứ một nguồn nào mà bạn có thể tiếp cận được Sẵn dàng cho cuộc thương lượng: Có thể nhà tuyển dụng sẽ muốn biết mức lương của bạn ở công ty cũ bằng câu hỏi trực tiếp “Lương lần cuối cùng bạn lãnh là bao nhiêu?”. Khi được hỏi về điều này, tốt nhất bạn nên trả lời một cách chân thật. Trong trường hợp bạn cảm thấy mức lương (cũ) của mình là quá thấp và có thể điều này sẽ cản trở cho trong quá trình đàm phán của bạn, cần nhấn mạnh mức lương ấy là không hợp lý, đã không phản ánh đúng năng lực, kinh nghiệm của bạn và bạn xứng đáng được nhận nhiều hơn như thế.
  2. Tự tin: Khi bắt đầu bàn về vấn đề lương, có thể bạn sẽ nhận được một câu hỏi mang tính “thăm dò” từ nhà tuyển dụng: “Bạn muốn đề xuất mức lương bao nhiêu cho công việc này”. Trả lời cho câu hỏi này, bạn không nên đưa ra một con số cụ thể mà nên đưa ra một “khoảng”. Ví dụ từ 4-5 triệu đồng. Hơn nữa, câu trả lời của bạn cũng phản ánh được khả năng, trình độ cũng như sự tự tin của bạn với chính năng lực của mình Mở rộng vấn đề: Bạn có thể nói rằng mình đang hy vọng một mức lương X nào đó. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết vì sao bạn muốn mức lương ấy và bạn cần phải chuẩn bị để giải thích tại sao với họ. Chẳng hạn như theo mức lương trên thị trường lao động hiện nay, hoặc đó là một mức hợp lý so với kinh nghiệm, khả năng của bạn hay nó (mức lương ấy) xứng đáng với trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm nhận… Bạn cần ghi nhớ câu trả lời của mình không chỉ về mặt lý thuyết mà còn với một niềm tin chắc chắn. Chuẩn bị cho một đề xuất thấp hơn: Nếu như bạn đang đàm phán về lương với một công ty đã có những qui định chặt chẽ về lương với nhân viên của họ thì rất khó để bạn có thể đưa ra một mức lương cao như bạn đang hy vọng. Trong trường hợp đó, nếu bạn vẫn muốn làm việc ở nơi đây thì bạn nên chuẩn bị tâm thế để nhận một mức lương thấp hơn so với mong muốn của mình. Tuy nhiên, nếu như bạn là người thật sự có năng lực và có thể khẳng định được năng lực ấy tại nơi làm việc mới này, một mức lương lý tưởng cho bạn sẽ là điều không quá khó khăn, thậm chí là trong tầm tay của bạn. Có thể nói, mức lương của bạn bao nhiêu, tất cả là do chính bạn quyết định. Bạn sẽ trả lời như thế nào? Việc tiên lượng những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể nêu ra là một việc làm quan trọng giúp các ứng viên chuẩn bị cho mình những câu trả lời lý tưởng và hiệu quả nhất. Sau đây là một số câu hỏi mà bạn thường gặp trong cuộc phỏng vấn. Kèm theo đó là những gợi ý trả lời để bạn lựa chọn. Hãy tham khảo và cân nhắc xem bạn nên sử dụng câu trả lời nào cho những câu hỏi sau nhé! Xin chào, bạn sẽ dùng một tách cà phê chứ?
  3. 1. Cảm ơn, tôi không uống cà phê. 2. Vâng, cảm ơn ông (bà). 3. Cảm ơn, tôi không uống cà phê vì nó có chất kích thích. Bạn sẽ bắt đầu giới thiệu đôi điều về bản thân mình chứ? 1. Tất nhiên rồi, thế ông muốn tôi nói những gì? 2. Vâng, tôi sẵn sàng. 3. Thưa ngài, tôi sẽ nói ngay bây giờ. Ngoài công việc ra, sở thích hàng ngày của bạn là gì? 1. À, thứ hai đi thăm Quảng trường, thứ ba hẹn hò với bạn bè, thứ sáu dọn dẹp nhà cửa... 2. Dạ, sở thích lớn nhất của tôi là làm món súp gà vào ngày nghỉ. Ngoài ra, tôi cũng là người nghiện đọc sách. 3. Tôi quá bận bịu công việc nên chẳng có thời gian để làm gì nữa . Hiện tại bạn đang đọc sách gì? 1. Sách học cách kết bạn và sách dạy bí quyết thuyết phục người khác. 2. Tôi đang đọc cuốn sách nói về du lịch và một cuốn tiểu thuyết của nhà văn A. 3. Bông hồng đỏ, ngài đã bao giờ đọc cuốn đó chưa? Bạn nghĩ gì về phát minh gần đây của thế giới về máy điện thoại thế hệ mới? 1. Đó là một thành tựu khoa học khá mới mẻ. 2. Về góc độ cá nhân, tôi phản đối thành tựu này. 3. Xin lỗi, tôi không hiểu rõ về phát minh này nên không có ý kiến gì.
  4. Tại sao bạn lại quyết định thôi việc ở công ty cũ? 1. Tôi muốn thử sức ở những trọng trách cao hơn là an phận ở vị trí hiện tại. 2. Tôi có bất đồng với cung cách làm việc của ông chủ cũ. 3. Tôi chán ngấy những tháng ngày nhàm chán với những bữa tiệc chiêu đãi ở công ty, những đống tài liệu cần phôtô và những công việc khác của người trợ lý. Bạn sẽ vượt qua áp lực công việc như thế nào? 1. Tôi thấy áp lực về thời gian càng lớn thì mức độ hoàn thành công việc càng tốt hơn. 2. Tôi có khả năng vượt qua áp lực rất tốt. 3. Tôi sẽ tránh xa mọi áp lực. Nhưng nếu có áp lực thì tôi cũng vượt qua một cách xuất sắc. Bạn thấy hình ảnh bạn như thế nào trong 5 năm tới? 1. Tôi thấy mình trưởng thành hơn trong sự nghiệp của mình. 2. Điều đó tuỳ thuộc vào vị trí công việc mà ngài sắp xếp cho tôi. 3. Tôi thấy mình già hơn 5 tuổi. Bạn đã có gia đình chưa? 1. Chưa. 2. Tôi chỉ quan tâm đến công việc thôi. 3. Điều đó có liên quan đến công việc không ạ? Bạn có ngại đi công tác thường xuyên không? 1. Tất nhiên là không rồi, tôi có thể đi công tác hàng ngày. 2. Tôi không ngại gì cả, nhưng tôi muốn biết mức độ đi công tác mà công việc yêu cầu
  5. như thế nào? 3. Ồ, tôi sẽ phải đi những đâu? Liệu ngài có thể cho tôi tham khảo danh mục những nơi cần đến không? Bạn có sẵn sàng nhận công việc ngay bây giờ? 1. Có chứ, tôi tin rằng vị trí công việc mà ngài sắp xếp sẽ phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của tôi. 2. Có, một vị trí lý tưởng đang là mơ ước bấy lâu nay của tôi. 3. Nếu ngài cần bây giờ, tôi sẽ sẵn sàng bắt tay vào công việc ngay. Ngoài những câu trả lời sẵn có trên đây, bạn có ý tưởng nào hay hơn không? Hãy đặt ra thật nhiều giả thuyết và chọn lựa phương thức xử lý hay nhất. Điều đó giúp bạn thành công hơn trong cuộc phỏng vấn.
nguon tai.lieu . vn