Xem mẫu

  1. Bạn có biết đọc sách không? 1 03:51' PM - Thứ hai, 11/08/2003 Ở đây, mình xin giới thiệu với các bạn một phương pháp đọc sách mà mình đã áp dụng trong thời gian qua, và cảm thấy rất hiệu quả. Tuy vậy, các bạn không nên áp dụng một cách máy móc phương pháp này. Phương pháp đọc sách chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở sự tìm tòi nỗ lực, rút kinh nghiệm của bản thân các bạn trong quá trình đọc. Nếu các bạn không đọc thì không bao giờ tìm được phương pháp cả. Để hình thành phương pháp đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng quy trình sau đây. Dần dần, trên cơ sở đó, các bạn có thể tìm được một phương pháp phù hợp. Bước 1: Xác định mục đích đọc sách. Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định" . Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đ ọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đ ọc còn giúp các b ạn có cách đ ọc h ợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?". Mục đích đọc sách còn quyết định c ả phương hướng khai thác v ấn đ ề trong cùng m ột cuốn sách. Ví dụ, khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có bạn yêu th ơ thì tìm nh ững cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu th ơ l ục bát hay; có b ạn tìm hiểu cuộc đời nàng Kiều và cốt truyện; có bạn lại qua đó mà hiểu biết đ ời sống văn hoá, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có bạn lại đi tìm sự phê phán nh ững đ ịnh kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ... Vì vậy, xác định rõ m ục đích đ ọc sách là vi ệc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta. Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách. Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: – Tên cuốn sách. – Tên tác giả. – Tên nhà xuất bản. – Năm xuất bản. – Lần xuất bản.
  2. Bạn không nên xem thường thao tác này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn r ất nhiều. Bạn vừa đọc xong một quyển sách hay, bạn gặp một người bạn thân và trò chuyện huyên thuyên với người bạn này về quyển sách đó. Nhưng khi người b ạn h ỏi tên quy ển sách và tên tác giả để bạn đó tìm đọc, thì bạn lại không nh ớ, không tr ả l ời đ ược. B ạn có rơi vào tình trạng này bao giờ chưa? Nếu có thì chắc chắn là b ạn đã b ỏ qua thao tác tưởng chừng vô ích ở trên rồi đó. Không chỉ vậy, những thông tin này còn rất ti ện lợi khi bạn đi mua sách và tìm sách trong thư viện. Bạn sẽ cung cấp những thông tin về quyển sách bạn c ần tìm cho nhân viên nhà sách hoặc người thủ thư, và họ sẽ giúp bạn tìm quyển sách đó m ột cách d ễ dàng. Đứng trước những kệ sách với không biết cơ man nào là sách, mà không có đ ược những thông tin trên, thì làm sao bạn có thể nào tìm đ ược quyển sách b ạn c ần. Ph ải không bạn? Bước 3: Xem mục lục. Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn gi ản c ủa n ội dung, đôi khi còn ph ản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn gi ải đáp được câu h ỏi: "Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?". Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu. Bạn đọc lời giới thiệu hay lời tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả. Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết. Qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ c ủa tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan tr ọng nhất cu ốn sách sẽ trình bày. Đôi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm đ ược c ả l ời khuyên c ủa tác gi ả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào. Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là đ ể th ấy rõ n ội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những v ấn đ ề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn th ấy v ấn đ ề ch ưa đ ược gi ải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng. Theo nguyên tắc, tác giả phải viết lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Nhưng hi ện nay không hiểu sao một số tác giả lại bỏ qua công việc này. Bước 6: Đọc một vài đoạn. Sau khi đã có được thông tin về n ội dung và mục đích cu ốn sách, b ạn s ẽ tr ực ti ếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đo ạn lí thú, có giá
  3. trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ d ần được chính xác hoá, tạo điều kiện cho bước đọc sau. Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu). Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Kĩ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ kĩ năng đọc của bạn. Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc. Sau đây là một số cách đọc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo mục đích đọc của bản thân. Đọc lướt qua: Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung c ủa nó trong cuốn sách. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã n ắm được đi ều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính... Khi đọc lướt, có thể bỏ qua m ột số trang, đo ạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số trang, đoạn nào đó. Cách đ ọc này s ử d ụng khi đ ọc đ ể tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng đ ịnh thêm; ho ặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định. Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): Là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những n ội dung c ần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị. Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ: Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung c ụ thể. Khi đ ọc không b ỏ qua trang nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ n ắm xem, đi ều đó đã đ ược bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các cuốn sách ta chưa biết xu h ướng, t ư t ưởng, giá tr ị... cũng có thể đọc theo cách này. Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách: Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghi ệm và nh ững cuốn sách khác về những vấn đề đã được đề cập trong dó. Những n ội dung t ư t ưởng của cuốn sách được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc. Đọc thụ động: Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín đi ều; nhìn nh ận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả. Đọc chủ động: Là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng cuốn sách đ ề c ập, người đọc luôn đối chiếu, đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đ ối đ ều đ ược người đ ọc dựa trên cơ sở sự đánh giá, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm; được nhận thức theo thế giới quan, tình cảm của mình. Từ những nhận thức đó mà rút ra những k ết lu ận c ần thiết cho bản thân người đọc. Đọc nông: Chỉ khai thác nội dung, tư tưởng cuốn sách ở trình độ chấp nh ận ho ặc có phê phán chung chung mà chưa thể hiện được sự nghiền ngẫm cuốn sách m ột cách thấu đáo. Khi đọc những cuốn sách giải trí thì cách đọc này là phù hợp, đỡ tốn công sức.
  4. Đọc sâu: Là cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc n ội dung cu ốn sách đ ể hi ểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà cuốn sách đề c ập. Đây cũng là cách đọc quan trọng được sử dụng trong tự học. Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau. Với các loại sách khoa học và kĩ thuật, đọc với mục đích học tập, nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đề trong sách. Như vậy, càng thấy rõ, bạn cần có mục đích đọc sách rõ ràng trước khi bắt tay vào đọc. Đọc sách khoa học nhằm mục đích học tập, nghiên cứu, bạn không chỉ đọc một lần, mà có khi phải đọc nhiều lần mới đạt được mục đích đã đề ra. Vì vậy, người ta còn chia việc đọc ra thành đọc lần đầu và đọc đi sâu. Đọc lần đầu chỉ giúp bạn có những cơ sở định hướng cho các lần đọc đi sâu đạt kết quả. Chính từ kết quả đọc lần đầu, bạn có thể thấy được nội dung quan trọng và cần thiết với mình, lần đọc sau bạn chỉ cần chú tâm vào đó. Mỗi lần như vậy lại khám phá sâu thêm nội dung cuốn sách, xác định điều cần tìm hiểu cho lần đọc đi sâu sau, thu hẹp dần phạm vi đọc. Cứ như vậy cho tới khi bạn thấu hiểu cuốn sách, hoàn thành mục đích đọc thì việc đọc đó mới dừng lại. V.I. Lenin đã khuyên chúng ta: "Sau lần đọc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư...". Ngoài ra, bạn cần phải: Tích cực tư duy khi đọc: Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà phát hiện được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới góc độ mới và chất lượng mới. Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu bạn luôn tích cực tư duy khi đọc, bạn sẽ cảm thấy bạn thực sự "lớn lên" qua mỗi trang sách. Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách: Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi ở bạn một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng. Bạn đừng suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách; đừng để ý tới những chi tiết vụn vặt như lối in ấn, câu chữ... Cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi đọc.
  5. Khi gặp vấn đề khó hiểu thì đừng nản. Hãy cố gắng suy nghĩ hoặc ghi lại để tìm hiểu sau. Làm được như vậy thì việc đọc mới có hiệu quả. Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí: Kĩ thuật đọc sách bao gồm từ khâu tổ chức, xác định phương pháp đọc và các thao tác đọc. Khâu tổ chức đọc sách trước hết là sự bố trí, sắp xếp và bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc đọc có kết quả. Bạn nên cố gắng chọn nơi đọc sách thích hợp để có thể tập trung tư tưởng cao và liên tục. Tránh những nơi ồn ào, ánh sáng luôn thay đổi hoặc quá tối tăm. Nơi đọc sách cũng cần thoáng mát, sạch sẽ và gọn gàng. Không nên đọc sách trong tư thế nằm, dễ ảnh hưởng đến trí nhớ. Tốt nhất là đọc tại bàn viết, ngồi thoải mái, để sách vừa tầm mắt. Bút, vở ghi chép và các dụng cụ cần thiết khác để bên cạnh, sao cho khi cần có thể lấy được ngay. Khi đọc, bạn cần lưu ý một số điểm sau: – Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng. – Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều. – Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. – Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt. – Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu. – Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách. Bạn nên rèn luyện thường xuyên, nâng dần tới tốc độ đọc hợp lí. V.I. Lenin đọc sách như giở sách mà vẫn nắm đầy đủ và sâu sắc nội dung cuốn sách. Bạn cần cố gắng từng bước để có thể đưa mắt trên trang sách và chụp ngay được cái hồn của cả một đoạn. Cần tập phán đoán khi đọc. Nếu có mục đích đọc để giải quyết hay khẳng định điều gì đó thì chỉ cần lướt mắt tìm tới chỗ viết về cái đó. Tuy nhiên, cần hiểu là, đọc nhanh không phải là đọc vội vàng, ngốn ngấu sách . Đọc như vậy chỉ có hại. Đọc nhanh là tóm lấy thật nhanh, thật đúng và đủ nội dung, chứ không phải đưa mắt nhanh trên những câu chữ. Để rèn luyện tốc độ đọc, bạn lấy một cuốn sách, chọn một trang, hay một phần trọn vẹn rồi đọc thật nhanh một lượt. Vừa đọc, vừa cố tóm lấy nội dung của nó. Sau đó, suy nghĩ xem, nội dung của nó như thế nào. Làm lại lần nữa nhằm xác định xem nội dung vừa tóm được ở lần đọc trước đã đầy đủ chưa, chính xác chưa. Lần sau, hãy cố gắng nâng cao tốc độ đọc hơn lần trước. Đọc vài ba lượt như vậy cho tới khi khẳng định
  6. nắm được đầy đủ và đúng nội dung của phần đã đọc. Bằng cách đó, bạn vừa nâng dần được tốc độ đọc, vừa kiểm soát được chất lượng đọc tương ứng với tốc độ đó. Khi đã có tốc độ đọc vừa ý, bạn cần thường xuyên rèn luyện, thường xuyên đọc sách để kĩ năng đã rèn luyện được không bị mai một đi. Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc: Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi. Ghi chép còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu. V.I. Lenin có trí nhớ tuyệt vời, nhưng người luôn ghi chép đầy đủ những điều đã đọc, đã nghĩ. D.I. Mendeleev nói: "Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt". Ghi chép lại để sau đọc lại một cách ngắn gọn mà đầy đủ chứ không lặp lại công việc đã làm là đọc lại cả cuốn sách. * ** Coi kìa! Bạn đang nhăn mặt và than là "Khó nuốt quá!" phải không? Bạn không nên nói thế. Câu nói ấy sẽ làm bạn nhụt chí đấy! Đọc sách là một kĩ năng. Mà kĩ năng thì không thể tự nhiên có được, nhưng phải qua sự kiên trì rèn luyện. Chỉ cần bạn muốn, thì nhất định bạn sẽ làm được! Viết đến đây, mình bỗng nhớ đến một câu trong một bài hát của nhóm Modern Talking: "You can win, if you want!" (Tạm dịch là: Bạn sẽ thắng, nếu bạn muốn!). Bạn thân mến! Nếu bạn quyết chí muốn điều gì, thì cả vũ trụ sẽ chung sức giúp bạn đạt được điều đó! (Nhà giả kim - Paulo Coelho) Chúc bạn thành công! (Theo TS. TRỊNH QUANG TỪ, Phương pháp tự học, NXB. TP.HCM, 1996) Cách đọc một cuốn sách khó 2 Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại Thưa tiến sĩ Adler,
  7. Nói thật với ông, tôi nhận thấy những cuốn sách gọi là vĩ đại rất khó đọc. Tôi sẵn lòng tin lời ông rằng chúng vĩ đại. Nhưng làm sao tôi có thể đánh giá cao sự vĩ đại của chúng nếu như đối với tôi chúng quá khó đọc? Ông có thể cho tôi vài gợi ý hữu ích về cách đọc một cuốn sách khó không? I.C. I.C. thân mến, Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là nguyên tắc mà tôi cứ nói đi nói lại với nhóm nghiên cứu về những tác phẩm lớn của tôi: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức. Cứ làm như vậy. Đọc một mạch cuốn sách không nản lòng vì những đoạn, những chú thích, những luận điểm, những tham khảo mà anh không nắm bắt được. Nếu anh dừng lại ở bất kỳ những chướng ngại này, nếu anh cứ trì hoãn, anh sẽ thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, anh sẽ không thể giải đáp được sự việc bằng việc bám lấy nó. Anh có cơ hội hiểu nó nhiều hơn qua lần đọc thứ hai, nhưng điều đó đòi hỏi anh phải đọc cuốn sách một mạch trong lần đầu. Đây là phương pháp thực tiễn nhất mà tôi biết để bẻ gãy vỏ bọc của một cuốn sách, để có được cảm tưởng khái quát về nó, và chấp nhận cấu trúc của nó một cách nhanh chóng và dễ dàng như có thể. Anh càng lần lữa trong việc tìm hiểu nghĩa tổng thể của một cuốn sách, anh càng lâu hiểu nó. Đơn giản là anh phải hiểu biết tổng thể trước khi anh có thể xem xét những phần trong phối cảnh thực của chúng – hoặc trong bất kỳ phối cảnh nào. Giá trị của Shakespeare bị phá hỏng vì bao thế hệ học sinh trung học bị buộc phải nghiên cứu kỹ Julius Caesar, Hamlet, hoặc Macbeth từng cảnh một, tra cứu tất cả những từ quá mới mẻ đối với họ, và học tất cả những chú thích quá chuyên môn. Kết quả là họ không hề thực sự đọc vở kịch. Thay vào đó họ bị kéo lê qua nó, từng chút một, qua nhiều tuần lễ. Đến khi họ tới phần cuối vở kịch, chắc chắn họ đã quên mất phần đầu. Lẽ ra người ta nên khích lệ họ đọc vở kịch một mạch. Chỉ có như thế họ mới hiểu chút ít về nó và khiến họ có thể hiểu nó nhiều hơn. Những gì anh hiểu khi đọc một mạch cuốn sách từ đầu đến cuối – thậm chí nếu chỉ năm mươi phần trăm hay ít hơn – sau đó sẽ giúp anh có thêm nỗ lực trở lại những nơi anh đã qua trong lần đọc ban đầu. Thực ra anh sẽ đi giống như bất kỳ người lữ hành nào trên những đoạn chưa biết. Đã từng đi qua địa thế đó một lần, anh sẽ có thể khám phá nó lại từ những lợi thế mà trước đó có thể anh chưa biết. Anh sẽ ít có khả năng nhầm những con đường phụ với con đường chính. Anh sẽ không bị những bóng mát lúc giữa trưa đánh lừa, bởi anh sẽ nhớ lại chúng ra sao lúc mặt trời lặn. Và bản đồ trong tâm trí mà anh đã lập ra sẽ chỉ tốt hơn những thung lũng và núi đồi là tất cả bộ phận của một phong cảnh như thế nào. Không hề có phép thần thông nào về việc đọc nhanh lần đầu. Nó không thể đạt được kết quả tốt và chắc chắn không thể được coi như một cách thay thế cho việc đọc cẩn thận đáng dành cho một cuốn sách hay. Nhưng việc đọc nhanh lần đầu làm cho việc nghiên cứu cẩn thận dễ dàng hơn nhiều.
  8. Thực tiễn này giúp anh giữ được sự nhạy bén trong khi lao vào một cuốn sách. Đã bao lần anh mơ mộng theo cách của anh qua hết trang này đến trang khác để khi tỉnh dậy trong đầu anh không có một ý tưởng nào về nơi anh đã qua? Điều đó có thể xảy ra nếu như anh để mình tự trôi một cách thụ động suốt cuốn sách. Chưa ai từng hiểu được gì nhiều theo cách ấy. Anh phải có một cách nắm bắt mạch chung. Người đọc tốt luôn tích cực trong mọi nỗ lực để hiểu. Bất kỳ cuốn sách nào cũng là một vấn đề, một điều bí ẩn. Thái độ của người đọc phải là thái độ của một thám tử tìm kiếm những manh mối đi vào những ý tưởng cơ bản và nhạy bén với tất cả những gì làm cho chúng rõ ràng hơn. Nguyên tắc về việc đọc nhanh lần đầu giúp duy trì thái độ này. Nếu bạn theo cách đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian, bạn sẽ hiểu thấu đáo hơn biết bao nhiêu, và nó sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu. Đọc sách 3 Trần Đồng Minh Người Lao động 12:27' PM - Thứ tư, 26/07/2006Thời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách. Vừa qua, tôi có dịp ghé vào một hiệu sách lớn ở Thượng Hải suốt một buổi. Thật ngạc nhiên khi thấy một người khuyết tật ăn mặc bình dị ngồi tra cứu, ghi chép ở gian sách khoa học nhiều giờ liền. Ở ta, khá nhiều sinh viên cũng mê mải đọc “cọp” ở các cửa hàng sách. Bây giờ chẳng mấy ai còn nghĩ đọc sách là niềm thanh cao duy nhất nữa (Vạn ban giai hạ phẩm - Duy hữu độc thư cao). Và cũng chưa quên lời nhắc nhở trong thơ cụ Nguyễn Trãi: “Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách”. Âu đó cũng là động viên hậu sinh cố gắng, thiết nghĩ thêm rằng đọc chưa thông hiểu thì dần dà nghĩ tiếp, đọc lại. Vả lại, gặp cuốn sách mình chưa thích hoặc không thích cũng là chuyện thường. Cũng chẳng vội bực bội, phản ứng “đao to búa lớn” làm gì. Lại nghĩ nữa, đọc sách để “vỡ” nghĩa sách đã đành, đọc sách còn để vui. Tổng biên tập một tờ báo ở phương Nam khi ra cuốn ký sự đã gởi cho tôi với lời đề tặng “để đọc cho vui”. Đại thi hào Nguyễn Du không phải không có ý khi kết thúc kiệt tác của mình bằng câu “Mua vui cũng được một vài trống canh”. Dù truyện Kiều có đau xót thế nào chăng nữa thì cũng “mua vui” được cho những tâm hồn đồng điệu, những tấm lòng đa cảm. Đọc sách vừa là nghệ thuật thời gian, vừa là nghệ thuật không gian. Có thể vừa đọc vừa ngưng, tạm gấp cuốn sách lại mà ngẫm nghĩ, nhớ tưởng. Có thể đọc sách hầu như bất kỳ ở đâu: Ở thư phòng, trong thư viện, trên xe buýt, giữa nơi đợi mua vé tàu đông nghẹt người hoặc tại góc công viên thanh vắng... Cho dù có rất nhiều trang web cho vô số thông tin, người ta vẫn đọc sách. Văn hóa đọc không bao giờ mai một. Thật cũng tiếc cho ai ham coi tivi mà mất thói quen đọc sách và cũng thật tiếc cho con trẻ vùi đầu vào
  9. truyện tranh, nhất là những cuốn nguệch ngoạc cả về lời văn lẫn hình vẽ mà lơi nếp đọc sách chữ. Tôi cũng như bạn, phải chăng chúng ta đã từng thú vị khi dán mắt vào cuốn sách hay, bổ ích, hấp dẫn. Trí và lòng ta rộng mở... Chẳng thế mà Gorki đọc sách say mê đến nỗi quên cả lễ hội trước mặt. Đọc sách đúng là một niềm vui lớn của đời người. Có được sách hay, sách quý như có được bạn tốt, người đẹp gắn bó bên mình. Theo Người Lao động Dạy cách đọc 4 Phạm Toàn Tạp chí Người đọc sách 09:17' AM - Thứ ba, 12/12/2006 Nhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc. Trước hết, có chuyện về sinh lý của con mắt khi ta đọc. Con mắt ta hoạt động như thế nào khi chúng ta đọc sách? Không ít người cho rằng con ngươi mắt ta cứ lừ lừ mà tiến từng tiếng rồi đọc cho đến hết. Thực ra thì không phải vậy. Người ta đã quay phim cách đọc của người đọc giỏi thì thấy rằng con ngươi mắt nhảy từng bước theo dạng chữ, mỗi lần nhảy thì nó tóm gọn một cụm 3 tiếng hoặc 4 đến 5 tiếng. Còn điều này nữa cũng lạ, ấy là bước nhảy của con ngươi từ dòng trên xuống đầu dòng dưới sẽ không rơi vào tiếng đứng ở đầu dòng, mà vị trí rơi của con ngươi mắt ta sẽ vào tiếng thứ hai hoặc thứ ba. Sinh lý của con mắt khi ta đọc là những bước nhảy như vậy thế nhưng các giáo viên dạy lớp 1 lại cứ bắt con trẻ lấy ngón tay trỏ đi di vào từng chữ để đọc. Có cô giáo đi thi dạy giỏi lại còn "sáng tạo” cung cấp cho mỗi em một cái que thật đẹp để các em dùng que chỉ chỏ vào từng tiếng mà đọc. Các nhà tổ chức thi dạy đọc tiếng Việt cũng không khi nào uốn nắn cách dạy theo lối "bắn tốc độ” ở đường cao tốc như vậy. Sự chăm chút của giáo viên với cái que chỉ chỏ từng chữ khi đọc đã làm cho chiếc xe đọc của các em bị “bó phanh”. Người ta còn đó được cả phần năng lượng tiêu thụ cho mỗi bước nhảy của con ngươi mắt khi ta đọc. Năng lượng tiêu phí cho mỗi bước nhảy đó tương đương với năng lượng cho một bước leo núi. Một ngày đọc sách 8 giờ, không tính đến năng lượng tiêu tốn cho chuyện suy nghĩ về nội dung, chỉ tính riêng chuyện những bước nhảy sinh lý của con ngươi mắt cũng tiêu phí năng lượng tương đương với 40 dặm leo dốc. Thảo nào, đọc sách cũng mệt! Tuy biết rõ sinh lý của mắt khi đọc, nhưng không phải ai ai cũng đọc giỏi ngay. Vì thế, người ta chia ra ba trình độ. Loại kém nhất để cho con ngươi dịch chuyển chậm và đọc từng tiếng. Loại cao hơn thì đọc từng cụm tiếng . Và loại "siêu” hơn nữa thì còn biết đọc lướt nghĩa là đọc những từ khoá nằm cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang của trang
  10. báo hoặc trang sách. Học sinh lớp 1 theo chương trình cải cách không được phép đánh vần hoặc đọc theo kiểu ê a, càng không bao giờ cho chỉ ngón tay mà đọc, nên sau khi học hết học kỳ I nhiều em đạt tốc độ đọc mỗi phút 60 tiếng. Tốc độ đó còn tăng hơn nhiều nếu vừa đọc đúng cách và vừa đọc với hứng thú về nội dung. Tài liệu của John Francis Mckey cho biết, trong thời gian dùng cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng, Tổng thống Kennedy đọc được 25 nghìn chữ. Nhưng làm thế nào để đọc nhanh cỡ ông Kennedy? Đọc báo chí, thì học cách chú ý đến những tít lớn, sau đó đến những phần in đậm, sau đó mới lướt vào nội dung bên trong mỗi bài nếu ta quyết định đọc nốt. Tiếc rằng nhà trường phổ thông của ta hiện vẫn còn coi việc đọc báo như một công việc tuỳ thích, chưa có hướng dẫn cách đọc như vừa nêu. Còn với sách, dĩ nhiên là sách nghiên cứu, thì cần huấn luyện cách đọc theo 4 bước như sau cho học sinh trung học và sinh viên. Bước 1 : Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu tạo cuốn sách. Người ta khuyên nên giới hạn công việc này trong vòng 5 phút. Nếu quyết định đọc tiếp, thì sang bước 2. Bước 2: Đọc các câu mở đầu và những câu kết luận mỗi chương. Bên trong mỗi chương thì đọc nhanh những câu đầu và câu kết của các đoạn. Thời gian cho mỗi chương là 3 - 4 phút. Đánh dấu bằng bút màu những chỗ cần chú ý. Nếu thấy cần tiếp tục thì sang bước 3. Bước 3: Tiếp tục đọc cả cuốn sách hoặc chọn những chương có giá trị cho công việc tìm kiếm thông tin của mình để đọc kỹ hơn. Bước 4: Tìn thông tin là những ý tưởng ở cả cuốn sách hoặc ở những chương sách đã được đánh dấu. Tự mình tranh cãi về nội dung của những điều đã lựa chọn cho riêng mình. Suy nghĩ và tìm tài liệu liên quan. Học cách đọc theo 4 bước như thế liên quan đến động cơ và hứng thú đọc. Động cơ và hứng thú không phải là cái có sẵn mà là cái được hình thành dần. Nói như Nhà toán học Nga Markushevich, ta đọc, ta đọc mãi, và đọc cho tới khi ta tìm ra cuốn sách ngỡ đâu như tác giả viết riêng cho ta đọc. Muốn đạt được trình độ đọc sách như thế, cần dạy cách đọc như là sự đi tìm điều mình không chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Cái bất ngờ không chờ đợi đó chính là thông tin, nhưng không phải là thứ thông tin chung chung, mà là thông tin gây hứng thú. Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết một công việc, và một lần nữa ta lại thấy thái độ học hờ hững, học cho qua ngày, học mà không biết học xong mình sẽ làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và hứng thú đọc sách? Theo Tạp chí Người đọc sách Đọc sách thời hội nhập 5
  11. Ngọc Diệp (thực hiện) Tuổi trẻ 01:34' PM - Thứ tư, 20/12/2006Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình... * Anh có thể kể gì về cuốn sách anh đang đọc? - Making globalization work, tạm dịch là “Điều chỉnh toàn cầu hóa” của Joseph E. Stiglitz (Nobel kinh tế năm 2001). VN đang hội nhập sâu rộng với thế giới, xã hội đang từng bước chuyển từ “đóng” sang “mở”. Mọi mặt của đời sống đang thay đổi và thay đổi với tốc độ rất nhanh, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa... Điều này dễ làm chúng ta bị sốc, nhất là “sốc văn hóa” ngay trong chính “ngôi nhà” của mình. Chính vì vậy, tầm hiểu biết về sự vận hành của thế giới trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách thức khác nhau để hiểu biết về thế giới và toàn cầu hóa (TCH) như sách, báo, tivi, Internet, hay tham gia các lớp học... Tuy nhiên khi hiểu về TCH phải hiểu đúng và hiểu đủ. Và để hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống thì sách là một công cụ không thể thiếu trong quá trình đó. * Cuốn sách này có điều gì khiến anh thú vị? - Sống chung với thế giới cần hiểu biết về thế giới và TCH. Tôi thích quyển Thế giới phẳng của Thomas Friedman. Nhưng liệu có thể hiểu về TCH nếu chỉ dựa vào một cuốn sách? Tôi nghĩ mình cần thêm nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề quá lớn và rất phức tạp của thế giới đương đại. Và tôi tìm được những kiến giải thú vị cũng như những đối chiếu quan trọng khi đặt vấn đề TCH dưới góc nhìn của một kinh tế gia lỗi lạc nằm cạnh một nhà báo tài năng. Making globalization work đã đưa ra một góc nhìn sắc sảo bằng lối viết chắc chắn của một nhà khoa học lớn với nhiều chương mục về những vấn đề nóng bỏng mà cả nhân loại đang quan tâm: TCH cần phải được điều chỉnh để vận hành một cách có chủ đích. Và điều chỉnh TCH là để hạn chế bớt những mặt trái của nó. Trước hết cần vạch ra một viễn cảnh mong muốn về TCH. Sau đó, làm cho TCH có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhiều nhóm xã hội khác nhau trong phạm vi toàn cầu, từ các nước giàu cho đến các nước nghèo, từ các tập đoàn lớn cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tóm lại, Joseph Stiglitz nhìn nhận quá trình TCH là tất yếu và cần thiết tuy có những mặt trái của nó, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp giúp các quốc gia và các doanh nghiệp tham gia TCH một cách chủ động và tích cực, nhằm kiến tạo một sân chơi TCH công bằng hơn. * Anh có thể giới thiệu thêm một vài cuốn sách khác về TCH? - Vài năm trước khi Making globalization work phát hành, cuốn sách Globalization and its discontents (tạm dịch là “TCH và những mặt trái của nó”) cũng của Joseph E. Stiglitz đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất với con số hàng triệu bản và được dịch ra 28 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Cuốn sách này hiện đang bán rất chạy ở Trung Quốc. Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE)
  12. Bên cạnh đó, theo tôi, để có thêm những góc nhìn khác, ta có thể lật qua Martin Wolf với cuốn Why globalization works? (Căn nguyên của TCH?), cuốn In defense of globalization (Để bảo vệ TCH) của Jagdish Bhagwati và cuốn TCH và sự tồn vong của nhà nước của GS Nguyễn Vân Nam, cũng rất đáng đọc, vì các tác giả đã đưa ra các góc nhìn khác nhau về thế giới và TCH qua những lập luận đánh giá xác đáng của mình. Cuốn Thế giới phẳng và cuốn TCH và sự tồn vong của nhà nước đang được giới thiệu rộng rãi ở các hiệu sách trên cả nước, và tôi tin rằng những quyển sách còn lại về TCH nói trên cũng sẽ sớm được xuất bản tại VN. * Để hiểu thấu đáo và nhớ lâu những chủ đề có vẻ khô cứng và phức tạp này, anh có cách đọc riêng của mình? - Theo tôi, học hay đọc cũng cần một triết lý. Tại sao có nhiều người không thích đọc sách? Tại sao có những người muốn đọc nhưng lại ngại đọc? Tại sao có người học rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng rồi kiến thức lại rơi rụng hết? Hoặc bị “tẩu hỏa nhập ma”, cái gì cũng biết nhưng mọi thứ cứ “loạn cào cào” cả lên?... Tôi nghĩ người ta không thích đọc là vì chưa tìm ra “lý do đọc”, chưa có “động cơ đọc”. Có những người muốn đọc nhưng ngại đọc là vì chưa hình thành được một phương pháp đọc của riêng mình. Còn những người thích đọc và đọc nhiều nhưng rồi lại quên hết hoặc nhớ lung tung là vì trước khi đọc sách họ chưa tạo ra một cái “kệ sách trong đầu” của mình. Hãy hình dung chúng ta đang xây dựng một “ngôi nhà kiến thức”. Bản vẽ chính là bước đầu tiên giúp ta xác định ý tưởng: đọc gì, đọc để làm gì, đọc sách gì trước, đọc sách gì sau và đọc sách gì tiếp theo... nhằm phác thảo ngôi nhà tương lai. Phần làm móng chính là giai đoạn đóng cái “kệ sách trong đầu”. Kiến trúc phải khoa học và móng phải chắc thì nhà mới vững. Khi đã có móng rồi thì lúc nào cũng khát khao kiếm được gạch để xây nhà. Và quá trình tiến hành xây nhà chính là quá trình thực hiện việc học và đọc trong suốt cuộc đời. Mỗi quyển sách ví như một viên gạch, gạch càng nhiều thì ngôi nhà kiến thức càng cao. Theo Tuổi trẻ Nếu bạn muốn đọc sách nhanh 6 Lê Nguyên Khôi Tạp chí Sách 03:51' PM - Thứ ba, 08/07/2003 Cuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  13. Bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ thông tin đã kéo theo những tài liệu in ấn khổng lồ. Hiện nay, trên thế giới cứ 10 đến 15 năm thì khối lượng tin ra tăng gấp đôi, và bạn thử hình dung cứ mỗi phút có khoảng 5-7 nghìn trang sách ra đời! Chỉ trong nửa thế kỷ qua, khối lượng sách in đã tăng lên 4 đến 5 lần, song đó chưa phải giới hạn. Các nhà bác học tính rằng, cứ đà này thì trong khoảng vào thập kỷ nữa, quả đất của chúng ta sẽ được phủ một “tấm chăn giấy” dày tới... nửa mét. Do khao khát tri thức, đội quân đọc sách báo cũng tăng lên ghê gớm. Ở một nước có chừng 200 triệu dân đã có khoảng 400 ngàn thư viện và xấp xỉ 4 tỷ cuốn sách, kéo theo hàng trăm triệu người đến đọc. Cuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình. Tài đọc nhanh cá biệt là thuộc tính của bộ óc có tổ chức cao và tập trung cao độ. Các thiên tài thế giới như Cácmác, V.I.Lênin, Balzắc, Napôlêon... đã nổi tiếng là những người đọc nhanh. Ví dụ: Napôlêon đọc được 2000 từ trong vòng một phút, văn hào Balzắc đọc một cuốn tiểu thuyết vào trăm trang chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, còn V.I. Lênin thì người đã đọc nhiều và đọc nhanh tới mức “khủng khiếp”. Cách đọc của Người không đọc từ dòng này qua dòng khác mà là lướt từ trang này qua trang khác, nhanh chóng nắm nội dung một cách chính xác, thế mà khi cần vẫn thuộc từng câu, từng chữ của những vấn đề quan trọng trong cuốn sách. Rõ ràng là đọc và đọc sách báo tài liệu trong mọi thời đại, ở mọi lúc, mọi nơi không chỉ là khả năng thể lực, là thói quen lao động trí óc đơn thuần mà phải được xem như một khả năng dẫn tới hoạt động sáng tạo của trí óc gắn liền với việc xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết. Nó đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình gián tiếp hay trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Sau đây là mười “quy tắc vàng” để giúp bạn đọc nhanh hơn”: - Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết. - Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán. - Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại. - Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây,
  14. cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây. - Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn. - Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa. - Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách. - Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ. - Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc. - Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách. Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người. Theo Tạp chí Sách Đọc sách thời bận rộn 7 Lam Điền Tuổi Trẻ Online 06:46' AM - Thứ ba, 20/06/2006Nhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường. Và với anh, đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi. Trong một cuộc nói chuyện với trại sáng tác văn học Phật giáo TP.HCM, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người. Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.
  15. Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn. Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết. Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian. Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn. Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi. Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính. Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh. Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”. Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thầy giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.
  16. Một số địa chỉ website đọc sách online: http://www.nxbtre.com.vn/; http://www.fahasasg.com.vn/; www.chungta.com; http://www.vnthuquan.net/; http://www.docsach.net/; www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/; www.nhanvan.com/docsach.htm; www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/f-34.htm (đây là câu lạc bộ đọc sách của cựu học sinh Trường chuyên Thăng Long) Theo Tuổi Trẻ Online
nguon tai.lieu . vn