Xem mẫu

  1. Bạn cần biết điều gì khi muốn thay đổi một công việc? Việc xác định được những hình thức công việc yêu thích sẽ thực sự có lợi cho sự phát triển trong tương lai của bạn. Một khi bạn đã tìm ra được công việc mình yêu thích, dù công việc có khó khăn đến đâu thì bạn vẫn vui vẻ giải quyết và không dễ dàng nản lòng. Đây chính là tiêu chí đầu tiên giúp bạn thành công và tất nhiên quyết định thay đổi công việc của bạn đã thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, cho dù chọn công việc bạn yêu thích thì bạn cũng cần biết rằng công việc đó phải nằm trong khả năng của bạn chứ không phải l à những công việc mãi nằm trong mơ. Có rất nhiều lý do tại sao bạn thấy mình muốn thay đổi nghề nghiệp. Có lẽ bạn ghét công việc hiện tại hoặc bạn cảm thấy nó không phù hợp với năng lực và chuyên môn của bạn... thì cách tốt nhất là tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn. Hãy biết chắc nhu cầu của mình là gì? Thay đổi công việc là một quá tình lâu dài và gian truân do đó điều quan trọng là bạn vẫn phải giữ được công việc hiện tại của bạn càng lâu càng tốt, trừ khi bạn đủ khả năng tài chính để “tồn tại” trong thời gian tìm kiếm việc làm. Khi đã biết mình có đủ khả năng trên thì bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về công việc tương lai của mình, tức là nhu cầu thực sự bạn muốn ở công việc tương lai? Bạn nên cân nhắc những lợi ích chuyên môn của bạn, tất nhiên
  2. nó cũng khá quan trọng khi đánh vào khả năng kinh tế. Bạn sẽ không thể làm một công việc mình thích nếu nó không đem lại đủ chi phí cho sinh hoạt gia đình. Vậy nên cần cân nhắc những ưu và khuyết điểm của ngành nghề hiện tại, cố gắng tìm ra những gì cần phải thay đổi và những gì cần giữ lại. Đánh giá khả năng thực sự của bản thân Đôi khi chúng ta cũng không đánh giá được chính xác khả năng thực sự của mình chỉ vì những suy nghĩ bảo thủ hay khi chúng ta chưa được va chạm nhiều trong cuộc sống. Chính vì thế, bạn nên suy nghĩ thật nghiêm túc về khả năng thực sự của mình thông qua công việc cũ, sự đánh giá của người khác hay từ những lần thất bại trước đây. Kinh nghiệm cũng là một điều quý báu khi bạn muốn thay đổi công việc đấy! Kinh nghiệm sẽ không thể nào mất đi giá trị của nó ngay cả khi nó chưa được ứng dụng vào công việc mới nên bạn đừng vội bỏ qua nó. Hãy suy nghĩ và phân tích những gì đã xảy ra trong công việc cũ để l àm thế mạnh cho công việc mới. Những kiến thức từ công việc trước như chiến lược lãnh đạo, kỹ thuật quản lý thời gian và thành thạo với các phần mềm máy tính sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc mới. Vì thế, bạn hãy ngồi lại và xem xét tất cả các nghề bạn đã từng làm trong quá khứ, kể cả vị trí tình nguyện viên, sau đó xác định mỗi nhiệm vụ, kinh nghiệm của công việc trước cho lĩnh vực hiện tại. Phải cố gắng hết sức trong mọi trường hợp
  3. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng khi làm quen với một công việc mới thì việc mắc sai lầm là đương nhiên? Nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì kết quả bạn thu được chỉ là những thất bại, bạn đang lãng phí thời gian và không biết trân trọng những thứ mình đang có. Dù dễ dàng hay khó khăn thì bạn cũng nên cố gắng hết mình, cố gắng mọi nơi, mọi lúc, điều này sẽ thực sự tốt cho sự nghiệp của bạn đấy. Khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn của mình có thể làm được những điều mà mình không thể? Hãy thử khám phá khả năng tiềm ẩn của chính bạn để xem bạn có thể thành công với nghề gì trong tương lai. Nếu bạn có xu hướng hướng nội và thích sự tĩnh lặng hãy chọn cho mình những công việc hành chính văn phòng! Nếu thích sự bứt phá và phong cách hãy chọn marketing, nếu thích thời trang hãy trở thành chuyên viên tư vấn thời trang. Bạn có biết nếu bạn xác định đúng những khả năng tiềm ẩn của bản thân thì công việc bạn lựa chọn sẽ phù hợp với bạn hơn rất nhiều là khi bạn xác định dựa vào sở thích. Hãy dành một chút thời gian để nghiền ngẫm những khả năng của mình bạn nhé! Tuy nhiên, bạn phải trả lời mọi câu hỏi một cách trung thực. Mục ti êu của bạn không phải là tự huyễn hoặc về khả năng của mình mà là xác định một nghề mà bạn sẽ duy trì trong nhiều năm tới. Duyệt lại những công việc bạn đã bỏ qua
  4. Tùy vào từng giai đoạn mà suy nghĩ của bạn có những thay đổi khác nhau và đôi khi bạn nên lục lại quá khứ xem mình đã bỏ qua những cơ hội nào. Đừng giới hạn bản thân với những giấc mơ và lĩnh vực phổ biến cái mà thường đã quá bão hoà. Bạn cần phải xem xét thực tế và cân nhắc việc bạn định làm. Nghề nghiệp tốt nhất là phải phù hợp với nhu cầu của bạn chứ không chỉ là một công việc mơ mộng. Cách tốt nhất để tìm hiểu triển vọng nghề nghiệp có thể thông qua địa chỉ liên hệ hoặc tham khảo một số cơ quan tuyển dụng.
nguon tai.lieu . vn