Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN Th.s Tâm lý : Nguyễn Thị Hợi ĐT : 0916776657
  2. CHƯƠNG II KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN
  3. Chia sẻ: Hằng năm đơn vị anh/chị thường tổ chức những sự kiện nào? Anh/chị thường gặp khó khăn gì khi tổ chức các sự kiện đó?
  4. Sự kiện là gì? Thế nào là tổ chức sự kiện? Các hình thức tổ chức sự kiện? Mục đích của tổ chức sự kiện? Quy trình tổ chức các sự kiện lớn và sự kiện nhỏ ở địa phương NỘI DUNG
  5. Mục đích tiêu bài học Hiểu thế nào là một sự kiện lớn – nhỏ Có kỹ năng tổ chức một sự kiện nhỏ ở địa phương Có hứng thú, tích cực trong các nhiệm vụ học tập. HV thực hành tổ chức các sự kiện nhỏ./ 5
  6. NỘI DUNG 1. Sự kiện là gì? 2. Thế nào là tổ chức sự kiện? 3. Các hình thức tổ chức sự kiện 4. Mục đích của tổ chức sự kiện 5. Quy trình tổ chức 1 sự kiện lớn 6. Quy trình tổ chức sự kiện nhỏ
  7. 1. Sự kiện là gì? •Sự kiện (Event) là một hoạt động có chủ đích diễn ra ở một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt một thông điệp xác định nào đó, tạo sự chú ý và thu hút sự quan tâm của các đối tượng tham gia.
  8. 2. Thế nào là tổ chức sự kiện? •Tổ chức sự kiện thực chất là việc tổ chức thực hiện các phần việc cho một “SỰ KIỆN” diễn ra, từ khi nó bắt đầu hình thành trong ý tưởng cho đến khi nó kết thúc. •Tổ chức sự kiện là bao gồm tổ chức các hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao,… thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm, lễ hội, …
  9. 3.Các hình thức tổ chức sự kiện + Các sự kiện liên quan đến lĩnh vực kinh doanh; Tổ chức các hội chợ thương mại; Biểu diễn nghệ thuật (bán vé); Các hoạt động triển lãm (tranh, ảnh, sách, sản phẩm địa phương,….mục đích vừa quảng bá sản phẩm vừa bán hàng) + Các sự kiện liên quan đến hoạt động như lễ kỷ niệm ngày thành lập, hội thảo, hội nghị,… + Các sự kiện nhằm mục đích gây quỹ; Các buổi biểu diễn trực tiếp, đêm hòa nhạc + Các sự kiện mang tính chất giải trí; các lễ hội, liên hoan, Festive,… + Các sự kiện của các cơ quan nhà nước như đại hội đảng, hội nghị trung ương đảng,… + Các buổi gặp gỡ giao lưu, hội thảo, hội nghị, họp hành + Các sự kiện về văn hoá, xã hội; Các sự kiện trong lĩnh vực thể thao + Các sự kiện liên quan tới marketing + Các sự kiện kết hợp khuyến mãi và xúc tiến thương mại + Các sự kiện liên quan đến thương hiệu, sản phẩm…/
  10. 4. Mục đích của tổ chức sự kiện – Nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch truyền thông xây dựng và phát triển hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của địa phương, công ty. – Giúp cải thiện hoặc làm thay đổi nhận thức của công chúng đối với thương hiệu, sản phẩm, hay nhãn hiệu của nhà đầu tư, địa phương. – Phát triển tối đa những hiệu ứng truyền thông nhằm chạm đến cảm xúc của khách hàng mục tiêu. •Ngoài ra, tổ chức sự kiện còn nhằm các mục tiêu khác như hỗ trợ bán hàng, triển khai các chính sách, nghị quyết, đại hội, kênh phân phối và quảng cáo trực tiếp sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của đơn vị./
  11. 5. Quy trình tổ chức 1 sự kiện lớn THỰC HÀNH
  12. 5. Quy trình tổ chức 1 sự kiện lớn * Giai đoạn trước khi diễn ra sự kiện: + Cần hiểu biết cơ bản về nội dung sự kiện, sản phẩm, thương hiệu, chất lượng… của đơn vị, địa phương tổ chức sự kiện + Cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến sự kiện như mục tiêu, ngân sách, nhân lực, vật lực,… + Hình thành chủ đề và lập kế hoạch tổng thể cho sự kiện + Chuẩn bị tổ chức sự kiện bao gồm thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện, nhân lực, thiết bị, ngân sách, …. + Xúc tiến và quảng bá sự kiện./
  13. 5. Quy trình tổ chức 1 sự kiện lớn * Giai đoạn thực hiện sự kiện: + Tổ chức đón tiếp và khai mạc sự kiện + Tổ chức điều hành các diễn biến chính của sự kiện + Tổ chức phục vụ ăn uống trong sự kiện + Tổ chức phục vụ lưu trú và vận chuyển trong sự kiện + Tổ chức thực hiện các hoạt động phụ trợ trong sự kiện + Xác định đối tượng công chúng mục tiêu mà sự kiện hướng tới./
  14. 5. Quy trình tổ chức 1 sự kiện lớn * Kết thúc sự kiện và giải quyết các công việc sau sự kiện bao gồm: + Xúc tiến và quảng bá sự kiện + Quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ bổ trợ cho sự kiện + Quản trị tài chính trong tổ chức sự kiện + Chăm sóc khách hàng, đối tượng tham gia sự kiện. *Chú ý: Các công việc như trên chỉ phân chia mang tính tương đối, vì trong mỗi công việc còn phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan./
  15. Tổ chức không đúng yêu cầu có thể gây hậu quả Ngày 16/9/2018 sau khi 7 người chết, 5 người hôn mê tại lễ hội âm nhạc, Công an Hà Nội hôm nay đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra về các tội danh Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  16. Hình ảnh chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn được dâng cúng trong ngày giỗ Tổ năm 2016 ở Công viên Đầm Sen gây dở khóc dở cười về kỷ lục “món ăn to” của Việt nam, gây bao lãng phí tiền của, công sức...
  17.  Mộtvụ xô đẩy, chen lấn hỗn loạn dẫn đến giẫm đạp 27 người nhau xảy ra chết trong ở thủ đó có 4 Penh đô Phnom phụ nữ đãvà 1 em làm hơnnhỏ 330 sau khi người đám trong bị chết đông một hỗn ngày loạn và hộichen chúc giẫm đạp ở Campuchia. lên nhau tại một lễ hội ở Ấn Độ.
  18. 6. Tổ chức sự kiện nhỏ Ngày 25/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. 6.1. Mục đích tổ chức  6.2. Vai trò của lãnh đạo trong các cuộc họp 6.3. Các nguyên tắc cơ bản về họp  6.4. Các bước tiến hành cuộc họp 6.5. Kỹ năng cơ bản điều hành cuộc họp
  19. 6. Tổ chức sự kiện nhỏ Ngày 25/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong các cơ quan hành chính có các loại cuộc họp chính sau: Họp tham mưu, tư vấn; Họp làm việc; Họp chuyên môn; Họp giao ban; Hội nghị tập huấn, triển khai; Họp tổng kết (Hội nghị tổng kết) hàng năm; Họp sơ kết hoặc tổng kết chuyên đề (Hội nghị sơ kết hoặc tổng kết)./
nguon tai.lieu . vn