Xem mẫu

  1. Kỹ năng Tìm việc Chương 3: KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong chương 3, sinh viên có thể: Về mặt kiến thức - Hiểu được các nội dung cần chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng - Hệ thống hóa các nguyên tắc giao tiếp trong xin việc. - Tổng hợp được các yếu tố cần thiết để có được một buổi phỏng vấn thành công Về mặt kỹ năng - Xây dựng được tác phong chuyên nghiệp khi phỏng vấn - Có chiến lược chuẩn bị trả lời các câu hỏi tuyển dụng Về thái độ - Tự tin bước vào cuộc phỏng vấn - Thể hiện được năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng NỘI DUNG CHƯƠNG 3.1. CÁC DẠNG BÀI KIỂM TRA TRONG TUYỂN DỤNG Bài kiểm tra tuyển dụng là dạng kiểm tra tâm lý, doanh nghiệp thường sử dụng trong quá trình tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp từ vô vàn các hồ sơ dự tuyển. Bài kiểm tra tuyển dụng có thể có nhiều dạng như kiểm tra tính toán nhanh (numerical reasoning test), kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (verbal test), bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (situational judgment tests), bài kiểm tra khả năng tư duy logic (logical reasoning test) ...một số công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp bài kiểm tra dạng này bao gồm: Ceb’s SHL, Kenexa, Aville, Talent Q, Cubiks… Bài kiểm tra tính toán nhanh (numerical reasoning test) Câu hỏi của bài kiểm tra này về toán học. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bảng thông tin. Thí sinh được yêu cầu tính toán bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc các tỷ số. Thông qua bài kiểm tra tính toán nhanh, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng làm việc với con số và kỹ năng quan sát và đọc hiểu. Trong 41
  2. Kỹ năng Tìm việc bài kiểm tra này, thường có tối đa 20 câu hỏi, thí sinh có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mức độ khó và thời gian làm bài của mỗi bài kiểm tra tính toán nhanh sẽ khác nhau. Hầu hết các big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra tính toán nhanh trong quy trình tuyển dụng nhân viên. “Trắc nghiệm lý luận số học” là một thuật ngữ chung chỉ những đánh giá về mặt tính toán từ toán học cơ bản cho đến lý luận phê phán. Sự đa dạng của các loại bài kiểm tra được sử dụng và tương ứng với nhiều cấp độ công việc: từ vị trí quản lý cấp cao, những công việc thuộc về quản lý và đào tạo cho đến các vị trí thuộc về hành chính và bán hàng. Trắc nghiệm khả năng tính toán là loại kiểm tra năng khiếu và tâm lý của các ứng cử viên phổ biến nhất cho nên đây là loại trắc nghiệm mà họ phải đối mặt trong bất kỳ trung tâm đánh giá hay quy trình tuyển dụng nào. Trong tất cả các cấp độ, người thử nghiệm được đánh giá về “khả năng hiểu và đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu số” - một kỹ năng cực kỳ cần thiết trong nhiều công việc ngày nay. Kiểm tra số học được thiết kế để tìm ra những kỹ năng và khả năng cần thiết trong hầu hết mọi công việc. Toán cơ bản gồm bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia hay tính phần trăm và tỷ lệ là một trong số những cái tên mà tất cả đều là những kỹ năng tính toán căn bản cần thiết hàng ngày. Khả năng hiểu và phân tích biểu đồ, dữ liệu số rất cần thiết cho nhóm vị trí đào tạo và quản lý. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thì kỹ năng lập luận tài chính là bắt buộc phải có. Công việc kỹ thuật thường yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng nhạy bén và tập trung khi làm việc với các dữ liệu số. Lý luận phê phán là cần thiết đối với nhiều vị trí cấp cao và kỹ năng lập dự toán để làm việc một cách nhanh chóng là một lợi thế lớn trong nhiều việc. Link free numerical test:https://www.jobtestprep.co.uk/numerical-challenge Bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (verbal test) Trong bài kiểm tra này, thí sinh sẽ được cung cấp bài đọc. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin và được yêu cầu so sánh thông tin của câu hỏi với thông tin của bài đọc để trả lời các dạng câu hỏi 'đúng', 'sai' hoặc 'không thể kết luận'. Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau giữa thông tin của câu hỏi và bài 42
  3. Kỹ năng Tìm việc đọc là vô cùng quan trọng. Cũng như bài kiểm tra tính toán nhanh, thời gian làm bài và mức độ khó của bài kiểm tra tùy thuộc vào từ vị trí tuyển dụng. Hầu hết các big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy trong quy trình tuyển dụng nhân viên. Những kỹ năng được đo trong một bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, tùy thuộc vào từng bài trắc nghiệm cụ thể. Các kỹ năng có thể được chia thành các nhóm sau: + Từ vựng: Sự am hiểu của bạn về những từ thuộc chuyên môn công việc (từ chuyên ngành). Điều này được đo lường thông qua các trắc nghiệm như câu hỗn hợp, hoàn thành các bài kiểm tra câu, kiểm tra chính tả … + Ngữ pháp: Các trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết của bạn về ngữ pháp tiếng Anh và khả năng nhận ra cấu trúc ngữ pháp phù hợp. Ngữ pháp được đo thông qua các bài tập như hoàn chỉnh câu, xác định các câu đúng tiếp theo trong một đoạn văn. + Hiểu nghĩa: Hiểu nghĩa là khả năng hiểu thông tin trong văn bản, phân tích và giải thích những gì bạn đã đọc để trả lời câu hỏi. + Biện luận: Biện luận là một biện pháp để đo lường cách bạn phân tích thông tin đã cho. Trong đó, bạn thường được yêu cầu để xác định xem một phát biểu là đúng hay sai dựa trên các thông tin đã có, cho dù những dữ liệu được cung cấp một cách không đầy đủ và rõ ràng. Link free verbal reasoning test: https://www.jobtestprep.co.uk/freeverbal.aspx Bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (situational judgment test). Bài kiểm tra này thường được các công ty sử dụng với các bài kiểm tra tuyển dụng khác, sau khi thí sinh đã vượt qua vòng hồ sơ. Trong bài kiểm tra này, thí sinh phải giải quyết các tình huống công việc để doanh nghiệp đánh giá được các ưu tiên và giá trị mà thí sinh đang theo đuổi để từ đó tìm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Bài kiểm tra cung cấp cho thí sinh các tình huống về mâu thuẫn và vấn đề phát sinh trong công việc, trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa khách hàng và đại diện công ty và giữa đồng nghiệp với nhau (giao tiếp trong nội bộ tổ chức và giao tiếp với khách hàng) 43
  4. Kỹ năng Tìm việc Thường có 2 dạng câu hỏi: (1) thí sinh được yêu cầu chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp câu hỏi đưa ra; (2) thí sinh được yêu cầu sắp xếp thứ tự quan trọng của giải pháp (từ giải pháp tốt nhất đến giải pháp tệ nhất) Link free situational judgment test: Https://www.jobtestprep.co.uk/practice_situational_judgement Bài kiểm tra tư duy (logical reasoning test) Bài kiểm tra này không phải là bài kiểm tra đọc hiểu hay bài kiểm tra về toán. Bài kiểm tra này thường được gọi là bài kiểm tra phi ngôn ngữ (non-verbal test). Bài kiểm tra cung cấp một số ảnh, hình và khối được sắp xếp theo một logic nào đó. Thí sinh sẽ phải chọn ảnh, hình hoặc khối đáp ứng quy luật logic của các hình đã cho. Hoặc thí sinh được yêu cầu nhóm ảnh, hình và khối theo một logic nào đó. Link free logical reasoning test: Https://www.jobtestprep.co.uk/logicalreasoning.aspx?Affiliateid=10190 3.2. CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỎNG VẤN 3.2.1. Chuẩn bị trang phục phỏng vấn Nếu CV (curriculum vitae – hồ sơ xin việc) là ấn tượng đầu tiên làm cho nhà tuyển dụng xem xét ở vị trí công việc, thì hình ảnh người dự tuyển tạo ra trong cuộc phỏng vấn là một yếu tố cảm tính có tác động rất lớn đến sự lựa chọn. Bên cạnh đó, chuẩn bị trang phục chu đáo cho một buổi phỏng vấn không chỉ tạo nên ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Nhiều nhà tuyển dụng cho biết trang phục không phù hợp chính là một trong những yếu tố khiến các ứng viên bị từ chối trong các buổi phỏng vấn. Chọn bộ trang phục có thể mang thành công đến với bạn chứ đừng để những điều đơn giản như mặc trang phục không phù hợp làm ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp của bạn. Ấn tượng đầu tiên thường chỉ kéo dài trong vòng 20 giây, do đó, phải chọn cách ăn mặc phù hợp khi bước vào cuộc phỏng vấn. Điều này có nghĩa là họ sẽ đánh giá bạn thông qua vẻ bề ngoài và cách ứng xử ban đầu của bạn, vì thế cách bạn chọn trang phục là rất quan trọng tới thành công của buổi phỏng vấn. Cách ăn mặc của bạn có thể tăng hoặc giảm cơ hội giành được công việc mới cho bạn, vì vậy, hãy ăn mặc phù hợp để người phỏng vấn có thể tín nhiệm bạn hơn. Quá trình phỏng vấn khá căng 44
  5. Kỹ năng Tìm việc thẳng, vì thế việc thể hiện tốt bản thân cũng là một cách giúp bạn tạo ấn tượng tích cực ban đầu và tiến gần hơn tới vị trí mà bạn ứng tuyển. Rõ ràng, hình ảnh không phải là cơ sở để phán xét nhưng bạn vẫn không thể cứ mở tủ quần áo và chọn bộ quần áo hằng ngày của mình để đi phỏng vấn. Bạn có thể rớt một cuộc phỏng vấn, đôi khi chỉ vì bộ đồ bạn mặc không chuyên nghiệp, đặc biệt là khi bạn nộp đơn cho các công việc phải gặp mặt khách hàng thường xuyên hoặc trong các sự kiện sang trọng. Vì vậy, trước khi phỏng vấn, điều đặc biệt cần thiết là dành thời gian chuẩn bị và chỉnh trang trang phục, ngoại hình cho chính bản thân mình. Tùy vào vị trí tuyển, bạn có sự lựa chọn trang phục khác nhau, nhưng tựu trung lại, dù bạn mặc thế nào thì cũng phải đảm bảo đủ các yếu tố: phù hợp, đứng đắn, lịch sự, thông minh nhưng cũng thật đẳng cấp. Thông thường, áo vest đen kết hợp sơmi trắng là lựa chọn phổ biến với cả hai phái. Tuy nhiên, cách kết hợp các món đồ, đầu tóc, phụ kiện của người làm tài chính, hành pháp... khác hoàn toàn với cá nhân làm công tác xã hội. Bạn có thể chọn màu trung tính như xanh hải quân, xám, be, oliu hay trắng và đen. Cần tránh màu quá đậm hoặc quá chói bởi chúng lấn át cá tính của bạn, khiến người phỏng vấn xao lãng hoặc có ấn tượng sai về bạn. Không hề phí phạm nếu đầu tư một bộ vest đắt tiền, chất vải tốt, phom dáng vừa vặn, tuy nhiên, nếu công việc không đòi hỏi mặc đứng đắn, trang trọng thì bạn có thể thay thế bằng blazer trẻ trung, năng động. Khi đi phỏng vấn, bạn có thể đeo phụ kiện như đồng hồ, nhẫn, khuyên tai bản nhỏ kèm theo một chiếc túi, cặp táp, ví da tốt thì càng hoàn hảo. Một đôi giày đánh bóng chỉn chu với màu sắc hòa hợp với làn da (như be, nâu) là đòi hỏi bắt buộc. Đôi khi, trang phục bình thường có thể được tôn lên nhờ đôi giày tốt. Bạn nên hạn chế đi giày hở mũi đến một cuộc phỏng vấn. Hãy mặc những trang phục đem đến cho bạn sự thoải mái. Những bộ đồ không quá chật, không khiến bạn phải mất thời gian đưa tay chỉnh sửa mỗi lần đứng lên ngồi xuống sẽ đem đến cho bạn sự tự tin hơn. Bạn nên tránh mặc những trang phục màu sắc nổi bật, vải bóng hoặc hoa văn sặc sỡ. Xanh nhớt, xám sậm được khuyên nên dùng vì chúng khiến bạn trông chững chạc hơn (các sếp thường có cảm tình với những nhân viên có phong thái chững chạc, tự tin). Tránh xức quá nhiều nước hoa hoặc dùng 45
  6. Kỹ năng Tìm việc nước hoa mùi mạnh. Nước hoa có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người phỏng vấn, vì thế, tốt nhất là bạn nên giữ cho mình một khoảng cách an toàn. MỘT SỐ LƯU Ý CỤ THỂ VỀ LỰA CHỌN TRANG PHỤC PHỎNG VẤN DÀNH RIÊNG CHO TỪNG GIỚI: - Đối với nữ giới: + Trang phục công sở: Phụ nữ có lợi thế cho sự linh hoạt và sáng tạo khi lựa chọn tủ quần áo của họ. Tuy nhiên, làm quá thì cũng chưa hẳn là điều hay. Trang phục công sở không cần áo vest là lựa chọn tốt nhất cho cuộc phỏng vấn. Mặc đầm khi đi phỏng vấn không phải là một ý kiến tốt. Các công sở cũng không chấp nhận nhân viên mặc quần jean, vì chúng trông thiếu nghiêm túc. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ a ngang đầu gối. Nếu phỏng vấn xin vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ được hoan nghênh nếu mặc vest màu xanh nhớt, xám, đen đi cùng với áo sơ mi trắng, hoặc xanh. Váy phải dài quá đầu gối và không được trên đầu gối quá mức. Họa tiết và màu sắc quần áo phải thanh lịch và cổ điển. Ví dụ, đồng bộ, vải tuýt, màu xanh, màu kaki, màu xanh dương đen, và màu than. + Giày: Để phù hợp với bộ quần áo, giày dép nên theo phong cách cổ điển. Không nên mang giày quá cao. Những đôi giày cao khoảng 5cm có màu hợp với trang phục sẽ giúp bạn vững tin hơn là những đôi giày cao lênh khênh. Không thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách mang giày có màu tương phản với trang phục. Khi bước vào một cuộc phỏng vấn, hãy đặt tất cả những đôi dép, dép có quai hậu hay bất kỳ loại dép xỏ ngón ở nhà. + Phụ kiện: Hãy mang đôi vớ có màu trùng với màu da (không sử dụng vớ trắng). Đừng quên mang thắt lưng trong trường hợp đóng thùng. Màu thắt lưng phải hợp với màu giày (ví dụ: đen đi với đen). Hãy chú ý đến tóc. Kiểu tóc cũng nên đơn giản và cổ điển. Nếu tóc dài, bạn có thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng. 46
  7. Kỹ năng Tìm việc Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn. Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa mỏng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn). Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh. Trang điểm nhẹ và thanh lịch, không đánh quá nhiều mascara và viền mắt. Làm sạch sơn móng tay hoặc sử dụng màu sắc nhẹ. Luôn ghi nhớ không sử dụng quá nhiều nước hoa hoặc nước hoa có mùi quá nồng. - Đối với nam giới: + Trang phục công sở: Bộ quần áo sẫm màu, có thể là màu than, màu xanh dương đậm, và ô liu đen, luôn là lựa chọn tốt nhất cho trang phục phỏng vấn. Bộ trang phục bao gồm một chiếc áo sơ mi màu sáng và cà vạt. Có một số công việc mà không đòi hỏi trang phục phải chuyên nghiệp, tuy nhiên, ăn mặc lịch sự vẫn được đánh giá cao. Thông thường, áo sơ mi có màu trắng, màu xanh cũng có thể chấp nhận. Hai màu này là sự lựa chọn an toàn bởi sự phù hợp với tất cả các loại da và màu trang phục. Ngoài ra, hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... Để tạo cho mình một vẻ ngoài chững chạc. Thắt lưng và giày phải có màu tệp với màu quần tây. Mặc áo tay dài. Chọn áo có cổ và vai thoải mái để dễ dàng hơn trong lúc phỏng vấn. + Cà vạt: Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (Giám đốc, Trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hòa với màu áo sơ mi. Không nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ. Cà vạt được làm bằng lụa và sẫm màu hơn so với áo sơ mi và không dài hơn hoặc ngắn hơn so với dây thắt lưng. Tốt hơn là cà vạt không nên có những họa tiết lấp lánh. + Giày dép: Giống như với nữ giới, đi phỏng vấn, dép hoặc bất kỳ loại dép xỏ ngón đều không thể chấp nhận được. Giày dép phải phù hợp với dây nịt, do đó, màu đen là lựa chọn hàng đầu. Tương tự như vậy, nên lựa vớ màu tối. Hãy chú ý đến đôi giày của 47
  8. Kỹ năng Tìm việc mình, không nên mang những đôi giày cũ kỹ, sờn da. Ít nhất, bạn cũng nên đánh xi giày cho mới. Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng. Bạn không nên đi phỏng vấn với mái tóc dài rủ xuống mặt, trừ khi bạn là dân làm nghệ thuật và muốn xin vào một công ty quảng cáo. + Phụ kiện: Không xịt quá nhiều nước hoa. Cắt tóc gọn gàng. Không hút thuốc trước khi phỏng vấn, có thể dẫn đến hôi miệng và bộ trang phục cũng bị bám mùi. Không mang quá nhiều đồ trang sức, một chiếc đồng hồ là đủ. 3.2.2. Các thông tin cần chuẩn bị Để phỏng vấn xin việc thành công cần có sự chuẩn bị. Không có sự chuẩn bị, khả năng thành công của bạn sẽ không phải là điều chắc chắn. Khi bước vào một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn về khả năng đóng góp của bạn cho công ty, hay những thông tin về lợi nhuận năm trước và những sản phẩm mới nhất của họ là gì để chắc chắn bạn đã biết rõ mọi thứ ở nhà. Không gì thất vọng hơn là khi một ứng viên cứ nói liên hồi về sự nhiệt tình nhưng lại thực sự không biết đến những thông tin và số liệu cơ bản nhất về công ty đang phỏng vấn. Tìm kiếm thông tin online Website của công ty là nơi tốt nhất để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những thông tin chính thức, những sản phẩm cũng như những dịch vụ mà công ty hiện có. Bạn cũng có thể nhìn thấy phần nào phong cách và văn hóa công ty qua cách thức thể hiện website của họ. Hãy đọc thông tin đủ để hiểu về công việc của công ty đó, các khách hàng và mục tiêu chung của công ty như thế nào. Đừng thôi đọc trước khi bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây: công ty này làm công việc gì? Mục tiêu của công ty hướng tới là gì? Công ty tuyên bố điều gì làm họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh? Kiểm tra các báo cáo hàng năm, tìm kiếm các thông cáo báo chí và tham khảo thêm thông tin tại trang tin tức của công ty. Hãy lọc lại tất cả các thông tin này và nhận định về những gì bạn có thể đáp ứng phù hợp với định hướng của công ty. Bạn 48
  9. Kỹ năng Tìm việc cũng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm trong trang web để khám phá thêm thông tin về những người có khả năng sẽ là người phỏng vấn bạn. Dành thời gian để tìm trên mạng những thông tin khác về công ty. Gõ tên của công ty trên Google để xem có những tin tức nào viết về công ty gần đây hay không. Bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin từ những người đang làm việc tại đó, chẳng hạn như lý do tại sao họ lại thích làm việc tại môi trường này. Còn một điều nữa, bạn cũng nên thử tìm kiếm thông tin trên mạng từ chính tên của mình để xem có điều gì nên và không nên để nhà tuyển dụng nhìn thấy hay không. Vì rất có thể nhà tuyển dụng cũng làm những công việc tương tự như vậy trước khi phỏng vấn bạn. Các nguồn thông tin về ngành nghề Không chỉ cần thông tin về công ty, bạn cũng có một kiến thức nền tốt về lĩnh vực ngành nghê liên quan để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Do đó, việc xem qua các ấn phẩm kinh doanh và các website để xem những thông tin về công việc tiềm năng của bạn và ngành nghề liên quan sẽ giúp bạn có thông tin nhiều hơn. Nếu chuyên ngành của bạn đã phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển, bạn có thể hỏi thêm bạn bè để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà công ty bạn ứng tuyển đang tham gia, hay những kiến thức nhóm ngành cần thiết, … nếu họ biết về công ty đó. 3.2.3. Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý Sự chuẩn bị tốt về tinh thần (thái độ tích cực) Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có ấn tượng tốt với các ứng viên tự tin. Đôi khi chính thái độ chứ không phải khả năng hay bằng cấp mới là yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định có tuyển bạn hay không. Bạn không thể mang bộ mặt lo âu, căng thẳng bước vào phỏng vấn. Một nụ cười, môt cái bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định... Tất cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn. Việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, đừng quên chuẩn bị cho mình sự tự tin, thái độ tích cực, cách cư xử chừng mực cho những lần phỏng vấn. 49
  10. Kỹ năng Tìm việc Ngoài ra, để đạt được thành công vững chắc trong tương lai, bạn cần phải “kiên nhẫn”. Kiên nhẫn không bao giờ là điều thừa, kể cả khi bạn thất bại trong phỏng vấn, bạn cũng phải kiên nhẫn để duy trì sự tự tin và lạc quan. 3.2.4. Những chuẩn bị khác Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng vấn. Mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn góp phần quan trọng giúp bạn tự tin để gặt hái kết quả mỹ mãn nhất. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng (NTD) rằng họ thật may mắn khi có bạn. Chuẩn bị một cách có phương pháp Đọc CV và ghi chú lại, tương tự như khi bạn đang chuẩn bị cho bài kiểm tra. Nghiên cứu những ghi nhận về công việc của bạn, tại sao bạn phù hợp với công việc này và bạn đã đạt được điều gì. Bạn nhìn thấy bản thân mình như thế nào? Bạn đã làm được gì trước đó? Những thành tựu nào bạn đã đạt được? Hãy ghi chú lại và hình dung việc nói về bản thân như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nói lớn thành tiếng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy giống như đang ở cuộc phỏng vấn thật. Cố gắng liên hệ những phần cụ thể của cv với những mô tả về công việc. Điều này giúp làm rõ hơn cho nhà tuyển dụng vì sao họ nên chọn bạn ở vị trí này. Bạn nên nhớ, một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất chính là “hãy nói về bản thân bạn?”. Do đó hãy chuẩn bị trước một câu trả lời ngắn gọn và xúc tích cho câu hỏi này, chứ không phải kể một câu chuyện dài về cuộc đời bạn. Hãy trả lời một cách nhanh chóng và đừng để bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Tránh những vấn đề nhạy cảm như chính trị và tôn giáo. Những nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để tìm hiểu về những phẩm chất cá nhân của bạn, không phải thành tựu của bạn – vì những điều đó đã được trình bày rõ trong CV của bạn rồi. Các giấy tờ cần thiết Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng. 50
  11. Kỹ năng Tìm việc Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ phận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Mặc dù nhà tuyển dụng có thể xem CV (bản sơ yếu lý lịch) trên máy tính nhưng họ vẫn đánh giá cao nếu bạn tự in và mang theo CV. Điều này giúp cho buổi phỏng vấn diễn ra tập trung hơn vì nhà tuyển dụng không phải dò tìm CV của bạn giữa hàng trăm email hay thư mục trên máy tính. Điều đó sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn. Hơn nữa, cũng tiện hơn cho nhà tuyển dụng nếu họ cần ghi chép ngay trên CV những điểm đặc biệt nổi trội mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Thông tin công ty Hãy ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty. Còn gì tốt hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến. Ít nhất một ngày trước cuộc phỏng vấn, hãy đi tới địa điểm mà bạn sẽ được phỏng vấn: bạn hãy thử đến nơi phỏng vấn cùng khoảng thời gian mà bạn sẽ được phỏng vấn vào ngày sau đó. Cách làm này giúp bạn hiểu rõ tình hình giao thông có thể sẽ diễn biến như thế nào. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng, hướng đi mà bạn trù tính ban đầu là ngược đường, hoặc con đường chính mà bạn định đi đang bị đóng để sửa chữa, hoặc giao thông trên tuyến đường đó đông đúc hơn bạn nghĩ. Bằng cách “diễn tập” trước, bạn sẽ căn được đủ thời gian để lên đường vào ngày được phỏng vấn và không bao giờ lo bị lạc đường hay đến muộn. Sổ tay, bút ghi Rất nhiều bạn khi đang được phỏng vấn không mang theo gì cả. Đây thực sự là thiếu sót không đáng có. Bạn không thể nhớ hết tất cả những gì nhà tuyển dụng nói trong buổi phỏng vấn, sẽ có những điểm quan trọng bạn cần ghi chú lại. Ngoài ra, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí tư vấn, tài chính, kỹ sư thì việc phải làm những bài kiểm tra ngắn bất ngờ cần đến giấy, bút là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây chính là điểm khiến NTD đánh giá sự quan tâm và đầu tư vào vị trí ứng tuyển của bạn. Vì vậy, chuẩn bị sẵn số tay, giấy, bút để mang theo là rất cần thiết, nhưng cũng đừng chỉ chú tâm vào viết mà hãy cân bằng giữa việc ghi chép và lắng nghe. Đồ dùng gọn nhẹ 51
  12. Kỹ năng Tìm việc Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những người mang đồ dùng cồng kềnh khi phỏng vấn không được đánh giá cao. Họ là những người có đầu óc tổ chức kém và khó hoàn thành công việc đúng hạn. Đừng để bạn rơi vào trường hợp này. Hãy chọn một chiếc túi đơn giản, có thể chứa tất cả vật dụng của bạn. Đừng bao giờ mang áo khoác trên tay trong khi có thể bỏ gọn vào cặp. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt Cần kiểm tra điện thoại của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nếu không có gì quan trọng, bạn nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy. Tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn. Hãy nói tạm biệt với công việc tương lai khi nghe điện thoại trong lúc phỏng vấn. Không thực sự muốn làm việc, bất lịch sự là những điều ntd sẽ nghĩ về bạn qua hành động đó. Mang theo Portfolio (hồ sơ năng lực) Ngày nay, rất nhiều ứng viên đã biết cách "tô điểm thêm" hồ sơ xin việc nhiều hơn là kinh nghiệm thực tế mà họ có được. Việc liệt kê hàng loạt công việc "hoành tráng" khiến rất nhiều NTD hoài nghi sự thật. Để buổi phỏng vấn thêm thuyết phục, hãy chuẩn bị sẵn Portfolio hoặc những bằng chứng chứng minh khả năng của bạn. Tùy vào đặc điểm công việc ứng tuyển mà bạn có thể chọn lọc để mang theo, đó có thể là những bài báo, công trình nghiên cứu hay các mẫu thiết kế, vài mẫu sản phẩm, hình ảnh hoặc tối thiểu là card visit cũ. 3.3. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG PHỎNG VẤN 3.3.1. Các hình thức phỏng vấn a. Phỏng vấn trực tiếp: Nhà tuyển dụng trao đổi trực tiếp với ứng viên về các thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng. Tùy theo số lượng ứng viên được phỏng vấn trong một lần mà có thể phân chia thành 2 hình thức phỏng vấn trực tiếp sau: - Phỏng vấn cá nhân: Một người phỏng vấn 1 ứng viên hoặc nhiều người phỏng vấn 1 ứng viên (còn gọi là phỏng vấn hội đồng) Với các vị trí quan trọng, nhà tuyển dụng thường sử dụng hình thức phỏng vấn hội đồng để có nhiều ý kiến đánh giá về ứng viên tại một thời điểm. Thông thường sẽ 52
  13. Kỹ năng Tìm việc có một người điều khiển chính cuộc phỏng vấn, đó là người đặt câu hỏi cho bạn nhiều nhất. Tuy nhiên đôi khi người có ảnh hưởng nhiều hơn có thể chính là người chỉ quan sát và lắng nghe câu trả lời của bạn. Điều bạn nên làm trong cuộc phỏng vấn này là làm chủ được cảm xúc của mình, giữ thái độ bình tĩnh. Khi trả lời câu hỏi, bạn hãy nhìn vào người trả lời và đưa ra các câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc nhưng không quên quan sát thái độ của những người còn lại. - Phỏng vấn nhóm: Một người phỏng vấn nhóm ứng viên hoặc nhiều người phỏng vấn nhóm ứng viên Hình thức phỏng vấn này giúp cho nhà tuyển dụng có sự so sánh trực tiếp về kiến thức, kỹ năng và thái độ giữa các ứng viên với nhau. Trên hồ sơ, những ứng viên cùng tham gia phỏng vấn có các điều kiện gần như tương đồng với bạn. Không cướp lời ứng viên khác, không trả lời khi chưa được mời, không chê bai ý kiến của ứng viên khác là điều cơ bản bạn phải tuân thủ. Nhưng điều quan trọng hơn hết là bạn phải gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng bằng sự khác biệt, độc đáo của mình. b. Phỏng vấn gián tiếp Khi việc gặp gỡ ứng viên trực tiếp để phỏng vấn không thuận lợi do yếu tố thời gian, khoảng cách địa lý thì nhà tuyển dụng có thể đề nghị phỏng vấn thông qua các phương tiện thông tin liên lạc. Phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn qua phần mềm ứng dụng như Skype, Zalo, Viber, … Một số cuộc phỏng vấn gián tiếp được báo trước, khi đó bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị nội dung cũng như hồ sơ cần thiết. Đôi khi những cuộc phỏng vấn qua điện thoại bất ngờ đến với bạn. Nếu thời điểm trả lời không phù hợp, bạn hãy cho người gọi biết và đề nghị một thời điểm khác. Khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bạn cần chọn nơi không có tiếng ồn để có thể nghe đầy đủ các thông tin. Nhớ tên người gọi sẽ giúp cho khoảng cách giữa hai bên thu hẹp lại. Câu trả lời của bạn cần ngắn gọn, rõ ràng và lịch sự. Bạn cần ghi chép lại những thông tin quan trọng, nhất là thông tin về cuộc hẹn phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. c. Phỏng vấn tạo áp lực (gây sốc) Trong hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đưa ứng viên vào các tình huống khó khăn, bất ngờ để đánh giá phản ứng của họ. Các tình huống có tính chất gây sốc từ nhẹ đến nặng. Các câu hỏi gây sốc có mục đích thử phản xạ, quan điểm, 53
  14. Kỹ năng Tìm việc cách hành xử, kiểu thần kinh và nhận dạng điểm yếu của ứng viên. Một số tình huống gây sốc nhà tuyển dụng có thể tạo ra trong kiểu phỏng vấn này bao gồm: - Sơ ý đổ ly nước vào người ứng viên - Đột nhiên quát tháo - Để ứng viên ngồi trên ghế sắp gãy - Tạo tiếng ồn để ứng viên mất tập trung - Cố tình để ứng viên chờ lâu - Hỏi nhiều vấn đề không liên quan rồi yêu cầu ứng viên tổng hợp - Tỏ vẻ không hiểu, yêu cầu ứng viên nhắc lại nhiều lần - Tỏ vẻ phản bác, chê bai thành tích ứng viên để bắt buộc ứng viên phản ứng Cách ứng xử phù hợp trong kiểu phỏng vấn này là giữ được bình tĩnh, không nóng vội hay tỏ ra bối rối, lúng túng. Nhà tuyển dụng cố tình đưa bạn vào tình thế khó khăn theo kịch bản đã được chuẩn bị để thử thách bạn. Vì thế bạn phải chứng tỏ cho họ thấy bản lĩnh của mình khi đối diện các vấn đề. Sự điềm tĩnh, tự tin sẽ giúp bạn sáng suốt đưa ra câu trả lời thích hợp. Đôi khi bạn cũng có thể tranh luận với nhà tuyển dụng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng tránh cướp lời họ hay nóng giận. d. Phỏng vấn hành vi Trong hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng quan tâm nhiều đến cách xử lý các vấn đề trong quá trình làm việc trước đó của ứng viên. Thông qua đó, họ có thể dự đoán cách thức và kết quả công việc trong tương lai của ứng viên khi đảm nhận vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bằng nhiều cách để biết rõ cách thức ứng viên đã thực hiện công việc trước đây như thế nào. Do đó, khi trả lời câu hỏi kiểu này, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về sự việc đã xảy ra, cách thức cụ thể bạn đã làm, những kỹ năng đã sử dụng để giải quyết vấn đề và kết quả đạt được. 3.3.2. Các vòng phỏng vấn Số vòng phỏng vấn mà ứng viên sẽ phải trải qua tùy thuộc vào Quy trình tuyển dụng của mỗi công ty. Thông thường trước khi bước vào vòng phỏng vấn chính thức, các ứng viên phải vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Các ứng viên có hồ sơ dự tuyển đạt yêu cầu sẽ được nhà tuyển dụng liên hệ qua điện thoại để xác lập một cuộc phỏng vấn chính thức. Cơ bản mỗi ứng viên sẽ trải qua 2 vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà 54
  15. Kỹ năng Tìm việc tuyển dụng. Mỗi vòng phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi những người khác nhau, với các mục đích và tiêu chí đánh giá khác nhau. Ứng viên cần biết rõ điều này để có sự chuẩn bị về mặt tâm lý lẫn nội dung trao đổi. a. Phỏng vấn vòng 1 Đây là lần tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Người phỏng vấn ở vòng này thông thường thuộc phòng Nhân sự, họ có thể là các nhân viên Tuyển dụng hoặc Trưởng phòng Nhân sự - tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng. Mục đích của cuộc gặp gỡ này chính là xác định mức độ phù hợp của ứng viên với công việc dự tuyển cũng như văn hóa công ty. Chính vì vậy, nội dung buổi phỏng vấn sẽ trao đổi tập trung vào Thái độ - Kỹ năng và Kiến thức của ứng viên. Những thông tin ứng viên trình bày trong hồ sơ dự tuyển sẽ được đối chiếu với nội dung trả lời của ứng viên tương ứng với từng câu hỏi của nhà tuyển dụng. Do đó, mục tiêu quan trọng cần phải đạt được của ứng viên là tạo dựng một ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong đánh giá của nhà tuyển dụng. Việc tạo ấn tượng đẹp ngay từ đầu sẽ giúp cho ứng viên có nhiều lợi thế khi gây được thiện cảm ở người phỏng vấn. Ở vòng này, ứng viên phải cạnh tranh với khá nhiều đối thủ, vì vậy việc tận dụng cơ hội để lại ấn tượng tốt đẹp với người phỏng vấn là việc rất quan trọng. Những vấn đề nhà tuyển dụng đề cập đến thoạt nghe có vẻ không liên quan đến công việc, nhưng bạn phải luôn ý thức trả lời rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh sự phù hợp về năng lực chuyên môn của ứng viên với yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng còn tìm kiếm sự phù hợp với văn hóa công ty. Quan điểm nghề nghiệp, các giá trị, đạo đức nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng được xem xét trong vòng phỏng vấn này. Kết thúc buổi phỏng vấn, ứng viên cần gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành vì đã dành thời gian phỏng vấn. Ứng viên cũng có thể chủ động hỏi nhà tuyển dụng về thời gian nhận được kết quả phỏng vấn nếu điều này chưa được đề cập trong buổi trao đổi. Nếu thật sự quan tâm đến vị trí này, ứng viên nên gửi email (thư điện tử) cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa để tạo ấn tượng tốt. Thông thường từ 3-7 ngày sau khi phỏng vấn vòng 1 ứng viên sẽ nhanh chóng nhận được kết quả (có thể sớm hơn nếu công ty đang cần người gấp). Khi nhận được kết quả, ứng viên không nên quên gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành một lần nữa, cho dù kết quả đạt hay không. Nếu được mời phỏng vấn lần hai, ứng viên 55
  16. Kỹ năng Tìm việc cần hỏi rõ các thông tin liên quan như: người phỏng vấn, nội dung trao đổi, hồ sơ, thời gian, địa điểm …Nếu nhận được lời từ chối, ứng viên có thể đề nghị nhà tuyển dụng cho biết những điểm chưa phù hợp để rút kinh nghiệm, khắc phục để làm tốt hơn ở lần phỏng vấn sau. b. Phỏng vấn vòng 2 Người phỏng vấn ở vòng này thông thường là người quản lý trực tiếp của vị trí tuyển dụng. Nội dung trao đổi trong vòng này liên quan đến các công việc cụ thể mà ứng viên sẽ làm nếu như trúng tuyển. Trong vòng phỏng vấn này, người phỏng vấn tập trung xem xét, đánh giá về sự thành thạo kỹ năng, sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng phát triển trong ngành nghề của ứng viên. Chính vì thế, ứng viên cần thể hiện một cách thuyết phục sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc. Với những yêu cầu công việc cao hơn khả năng hiện tại của bản thân, ứng viên không nên chủ quan cho rằng chỉ cần cố gắng sẽ hoàn thành tốt. Điều nhà tuyển dụng đánh giá cao là sự tự nhận thức đúng đắn của ứng viên về năng lực của họ cũng như sự cầu thị và dám chấp nhận thử thách. Nếu yêu cầu công việc vượt quá khả năng, lời từ chối đôi khi được đánh giá cao hơn sự ngộ nhận, ảo tưởng về khả năng thực tế của bản thân. Tùy theo Quy trình tuyển dụng của công ty, việc thực hiện các bài kiểm tra chuyên môn (test) có thể tiến hành trong vòng phỏng vấn lần 1 hoặc 2. Và cũng tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà việc thực hiện bài kiểm tra chuyên môn có được đưa ra hay không. Thông thường ở các vị trí tuyển dụng là Nhân viên, Chuyên viên sẽ có bài kiểm tra chuyên môn được xây dựng bởi bộ phận quản lý công việc của vị trí đó. Ở các vị trí tuyển dụng cao hơn, đặc biệt ở các vị trí quản lý cấp cao, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên viết kế hoạch làm việc cụ thể (working plan). Ở vòng phỏng vấn này, ứng viên thu hẹp lại về số lượng, tuy nhiên chất lượng thì đòi hỏi cao hơn. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho yêu cầu của công việc hiện tại, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến khả năng phát triển của ứng viên trong tương lai. Vì thế, ứng viên cần chứng tỏ cho người phỏng vấn thấy rõ tiềm năng phát triển, có thể bằng các kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn đã vạch ra trước đó. Những kế hoạch này phải khả thi, phù hợp với công việc dự tuyển. Ứng viên cũng có thể chia 56
  17. Kỹ năng Tìm việc sẻ cho người phỏng vấn những điều đã và đang làm để hoàn thành các mục tiêu nghề nghiệp trong kế hoạch tương lai. Một nội dung trao đổi không thể thiếu trong vòng phỏng vấn này là những việc cụ thể mà ứng viên đã làm trong quá khứ. Người phỏng vấn muốn biết được chính xác ứng viên đã thực hiện công việc đó như thế nào. Do đó, ứng viên cần chuẩn bị trước một số tình huống đã xử lý khi thực hiện công việc trước đây. Việc chuẩn bị trước các tình huống có thể giúp ứng viên chủ động chọn lựa vừa phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, vừa kiểm soát được thông tin an toàn. Một lưu ý đó là các tình huống được chia sẻ phải là những gì ứng viên đã trải qua. Người phỏng vấn là người quản lý về mặt chuyên môn của công việc nên họ có thể đánh giá được những điều ứng viên chia sẻ là có thật hay đang được tưởng tượng. Nội dung ứng viên trình bày trong buổi phỏng vấn sẽ được lưu lại. Những người đã phỏng vấn ứng viên sẽ trao đổi với nhau về ý kiến đánh giá để thống nhất kết quả phỏng vấn. Vì thế, những thông tin ứng viên cung cấp cần đảm bảo tính trung thực, chính xác và thống nhất. Trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng, nhà tuyển dụng sẽ thực hiện công việc kiểm tra với bên thức ba (người có mối quan hệ công việc với ứng viên) về các thông tin mà ứng viên đã cung cấp. Các thông tin từ người liên hệ mà ứng viên đề cập trong hồ sơ hay buổi phỏng vấn (đồng nghiệp cũ, quản lý cũ …) giữ vai trò quan trọng trong kết quả đánh giá. Do đó, ứng viên cần cân nhắc khi cung cấp thông tin của người liên hệ. Không phải bất kỳ vấn đề nào người phỏng vấn đặt ra ứng viên đều phải trả lời và giải quyết hoàn hảo. Đặt ra mục tiêu này sẽ làm tăng áp lực cho bản thân khi tham dự phỏng vấn. Nếu như ở vòng phỏng vấn đầu tiên là cuộc tiếp xúc để chính xác hóa những hiểu biết về nhau giữa công ty và ứng viên, thì ở vòng phỏng vấn thứ 2 là dịp để đánh giá chính xác hơn nữa sự phù hợp giữa hai bên. Nếu như người phỏng vấn đề cập đến những thông tin nhạy cảm của công cũ, ứng viên có thể cân nhắc việc trả lời hay không. Việc chia sẻ tất cả thông tin về nơi làm việc cũ có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá của nhà tuyển dụng về tính bảo mật của ứng viên. Cũng như ở vòng thứ nhất, kết thúc phỏng vấn vòng 2, ứng viên cần có một email cảm ơn chính thức đến người đã phỏng vấn. Điều này góp phần củng cố hình ảnh tốt đẹp, chuyên nghiệp của ứng viên trong nhận thức của nhà tuyển dụng. Nếu vị 57
  18. Kỹ năng Tìm việc trí này không phù hợp, ứng viên chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng nhớ đến đầu tiên khi có vị trí tuyển dụng khác phù hợp hơn. 3.3.3. Các loại câu hỏi trong phỏng vấn tuyển dụng Câu Mục đích Ví dụ hỏi Đóng xác nhận vấn đề Anh đã từng làm Giám sát bán hàng trước đây chưa? Mở lấy thêm thông tin, tạo Anh đã từng làm Giám sát bán hàng cho công ty điều kiện cho ứng viên nào? trình bày Thăm thu thập những chi tiết đặc Anh cho biết đã làm Giám sát bán hàng rất tốt ở dò biệt để tìm hiểu sự thành công ty cũ, vậy tại sao Anh lại muốn nghỉ việc? thật So đối chiếu kinh nghiệm Anh thấy quy trình bán hàng ở công ty chúng tôi sánh thực tế trước đây của ứng có khác biệt gì so với quy trình ở công ty Anh viên đang làm? Tình đưa ra cách giải quyết hợp Anh sẽ giải quyết như thế nào khi bị đồng nghiệp huống lý, thuyết phục nói xấu với khách hàng? Gây đưa ứng viên vào những Sếp yêu cầu bạn làm một việc không đúng quy “sốc” tình huống khó khăn, áp định của công ty, nếu bạn không làm sẽ có thể bị lực khi phải lựa chọn câu cho nghỉ việc. Bạn có đồng ý làm theo yêu cầu trả lời của sếp không? 3.3.4. Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn Trong phỏng vấn, sau khi đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian cho ứng viên suy nghĩ tìm câu trả lời thích hợp. Vì vậy ứng viên không nên vội vàng trả lời câu hỏi nếu chưa có sự chuẩn bị. Với các câu hỏi đơn giản, ứng viên có thể trả lời sau khi nhà tuyển dụng dứt lời. Với các câu hỏi tình huống, yêu cầu so sánh hay đưa ra quan điểm riêng, ứng viên có thể trả lời sau từ 3 đến 5 giây. Ứng viên cần tránh để 58
  19. Kỹ năng Tìm việc nhà tuyển dụng đợi quá lâu mới nhận được câu trả lời. Nếu chưa rõ về nội dung hỏi, hoặc nghe chưa đầy đủ, ứng viên không nên vội vàng trả lời theo suy diễn của mình mà cần hỏi lại nhà tuyển dụng cho rõ. Việc nghe không rõ câu hỏi sẽ dẫn đến câu trả lời không chính xác, qua đó nhà tuyển dụng có thể cho rằng ứng viên khá vội vàng, hấp tấp trong giao tiếp. Khi trả lời một số câu hỏi, ứng viên có thể chủ động đề cập đến lý do của lựa chọn một cách ngắn gọn mà không cần đợi người phỏng vấn hỏi “Vì sao”. Điều này làm cho cuộc nói chuyện diễn ra một cách tự nhiên, nhịp nhàng, không bị gián đoạn bởi những câu hỏi và câu trả lời quá ngắn. Nội dung đánh giá ở ứng viên mà nhà tuyển dụng tập trung đặt câu hỏi bao gồm các khía cạnh sau đây: Nội dung Câu hỏi/Đề nghị Khả năng trình bày, diễn đạt Anh/chị hãy trình bày một số nét chính Mặc dù một số thông tin có thể đã được về bản thân. ghi rõ trong hồ sơ (CV, thư dự tuyển), Anh/chị hãy cho tôi biết đôi điều về gia tuy nhiên nhà tuyển dụng vẫn thường đề đình của Anh/chị. nghị ứng viên trình bày trực tiếp. Trong trường hợp này, ứng viên cần chọn lọc những thông tin quan trọng và trình bày ngắn gọn, tránh kể lể dài dòng. Tính cách Mọi người thường nhận xét Anh/chị là Các câu hỏi này mới nghe có vẻ không người như thế nào? liên quan đến công việc nhưng nội dung Anh/chị tự nhận thấy mình có những mặt trả lời của ứng viên có thể ảnh hưởng mạnh và mặt yếu nào? đến quyết định của nhà tuyển dụng. Bên Anh/chị thích làm việc với những người cạnh các kỹ năng, nhà tuyển dụng muốn có tính cách như thế nào? xác định xem tính cách của ứng viên có Những hoạt động xã hội nào mà Anh/chị phù hợp với đặc thù của công việc hay quan tâm? không. Các công việc đòi hỏi sự bảo mật Anh/chị thích môn giải trí nào? cao thì không phù hợp với ứng viên có Ai là người ảnh hưởng đến Anh/chị tính cách quá cởi mở. nhiều nhất? 59
  20. Kỹ năng Tìm việc Khi gặp khó khăn, chán nản trong cuộc sống, Anh/chị thường tâm sự với ai? Thái độ đối với công việc Động cơ nào thúc đẩy Anh/chị muốn Thái độ ảnh hưởng đến tính tích cực thay đổi công việc? trong công việc của người lao động. Điều khiến Anh/chị thích nhất trong Điều này lại liên quan đến hiệu quả công việc này là gì? cũng như sự cam kết trong công việc của Anh/chị quan tâm đến yếu tố nào nhiều họ. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ứng nhất khi lựa chọn công việc? viên có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình và Trong công việc, điều gì làm Anh/chị hài sự cam kết cao trong công việc. lòng nhất? Quan điểm làm việc, các giá trị quan Tại sao Anh/chị muốn ứng tuyển vào vị trọng trong công việc của ứng viên cũng trí này? là yếu tố nhà tuyển dụng phải cân nhắc Kế hoạch nghề nghiệp trong năm tới của trong khi ra quyết định. Người sử dụng Anh/chị như thế nào? lao động sẽ lưu ý nhiều hơn đối với ứng Theo Anh/chị, như thế nào là hoàn thành viên có cùng quan điểm, giá trị của công tốt một công việc được giao? ty. Những thành công nào trong công việc Nội dung câu trả lời cũng giúp cho nhà khiến Anh/chị hãnh diện nhất? tuyển dụng hình dung ra cách thức xử lý Khi gặp khó khăn trong công việc tình huống, giải quyết vấn đề của ứng Anh/chị thường làm gì? viên trong tương lai nếu làm việc tại công ty. Nếu hình ảnh liên hệ trong tương lai của ứng viên không phù hợp với văn hóa của công ty thì sẽ khiến cho nhà tuyển dụng phải hết sức cân nhắc trong quyết định tuyển chọn ứng viên đó. Kỹ năng và sự hiểu biết về công việc Trách nhiệm chính của Anh/chị trong Sự nhận thức đúng đắn về công việc sẽ công việc hiện nay là gì? giúp hình thành thái độ tích cực trong Khi có bất đồng trong công việc với công việc. Trước khi tham dự phỏng đồng nghiệp, Anh/chị thường giải quyết vấn, ứng viên cần tìm hiểu đầy đủ về như thế nào? 60
nguon tai.lieu . vn