Xem mẫu

  1. BÀI 3: KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH (PHẦN 1) Giảng viên Lưu Quang Phú Trưởng bộ phận Truyện thông nội bộ - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 01 Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về thuyết trình. 02 Giúp học viên biết cách thuyết trình thành công một vấn đề cụ thể. 03 Giúp học viên tự tin trước đám đông. 2
  3. CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1 Khái niệm và vai trò hoạt động thuyết trình 3.2 Chuẩn bị thuyết trình 3
  4. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH 3.1.1 Khái niệm thuyết trình 3.1.2 Các kiểu thuyết trình 3.1.3 Vai trò của hoạt động thuyết trình 4
  5. 3.1.1. KHÁI NIỆM THUYẾT TRÌNH Khái niệm thuyết trình Thuyết trình là một hình thức giao tiếp trong đó thuyết trình viên trực tiếp cung cấp thông tin trước một nhóm khán giả nhằm đạt được một mục đích nhất định. 5
  6. 3.1.2. CÁC KIỂU THUYẾT TRÌNH 1. Thuyết trình kiểu trình bày • Chia sẻ, cung cấp, truyền tải một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn cho người nghe. 2. Thuyết trình kiểu thuyết phục • Đưa ra lý lẽ lập luận để người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình. 6
  7. 3.1.3. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH Vai trò của hoạt động thuyết trình • Là một công cụ giao tiếp hiệu quả; • Thuyết trình góp phần to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân. Một số diễn giả nổi tiếng • T.S Lê Thẩm Dương; • Steve Jobs. 7
  8. 3.2. CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 3.2.3. Thu thập thông tin 3.2.1. Chọn chủ đề 3.2.2. Tìm hiểu khán giả tư liệu 3.2.5. Chuẩn bị tâm lý và 3.2.4. Xây dựng đề cương 3.2.6. Các công tác hậu cần hình thức cho buổi thuyết bài thuyết trình cho buổi thuyết trình trình 8
  9. 3.2.1. CHỌN CHỦ ĐỀ Dựa vào mục tiêu cụ thể của buổi thuyết trình để lựa chọn chủ đề. • Nghĩ về những vấn đề lớn mà bạn quan tâm; • Nghĩ về những chủ đề có thể gây sự thu hút đối với thính giả; • Tập thói quen nghĩ về những chủ đề của mình ngay sau các bài học, ghi lại những ý tưởng vào sổ tay; • Tìm kiếm các thông tin trên mạng, qua sách báo, v.v. để xác định chủ đề. 9
  10. 3.2.2. TÌM HIỂU KHÁN GIẢ Các khán giả có độ tuổi, giới tính, tôn giáo, nền tảng văn hóa, nghề nghiệp, địa vị khác nhau sẽ có sự phản ứng khác nhau đối với cùng một bài thuyết trình. Những câu hỏi bạn cần trả lời khi tìm hiểu khán giả • Số lượng người nghe dự kiến là bao nhiêu? • Tuổi trung bình là bao nhiêu? • Tỷ lệ giữa nam với nữ? • Người nghe đã được thông báo đầy đủ về chủ đề bạn định trình bày chưa? • Người nghe tự nguyện hay được yêu cầu đến tham dự buổi thuyết trình? • Những điểm chung của người nghe là gì? • Những người này có định kiến không? • Trình độ văn hóa của những người này? • Người bạn quen biết chiếm bao nhiêu phần trăm? 10
  11. 3.2.2. TÌM HIỂU KHÁN GIẢ (tiếp theo) Họ biết gì về chủ đề Họ muốn biết thêm điều gì? Giá trị và lợi ích của thông tin này đối với họ Phân tích khán giả 11
  12. 3.2.3. THU THẬP THÔNG TIN TƯ LIỆU Các loại thông tin tư liệu cần thu thập Thông tin nên biết Thông tin phải biết Thông tin cần biết Những tư liệu thực tế, mô hình, Thuyết trình viên phải nắm vững Cung cấp thêm căn cứ, dẫn chứng, số liệu cụ thể, ý tưởng mới lạ… làm và hiểu chính xác các thông tin, để minh họa, thuyết phục người nghe. tăng tính hấp dẫn của bài cung cấp cho khán giả. thuyết trình. 12
  13. 3.2.3. THU THẬP THÔNG TIN TƯ LIỆU (tiếp theo) Muốn thuyết trình thành công, cần phải giành nhiều thời gian để tìm tòi tư liệu, nghiên cứu đầy đủ các nguồn tư liệu. Các nguồn thu nhập thông tin: • Đọc sách: Bạn có thể bắt đầu việc nghiên cứu bằng cách chọn và xem một quyển sách tiêu biểu về chủ đề bài thuyết trình và xem phần phụ lục tham khảo trong sách để tìm kiếm từ nguồn tư liệu khác; • Đọc báo, tạp chí; • Tra cứu internet: Một số các công cụ tìm kiếm hay được sử dụng để thu thập tài liệu:  Google (http://www.google.com);  Yahoo (http://www.yahoo.com). • Gặp gỡ các chuyên gia am hiểu chuyên môn để có thể có những tư liệu quý giá. 13
  14. 3.2.4. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH Các kiểu bài thuyết trình: • Thuyết trình để thông báo, giải thích: Từ ngữ sử dụng trong bài thuyết trình phải dễ hiểu, gần gũi. Thông tin đưa ra rõ ràng để người nghe hiểu một cách dễ dàng và có sự thay đổi về nhận thức, tư duy; • Thuyết trình để thuyết phục: Có cách thức, bố cục riêng để đạt hiệu quả thuyết phục. Lời lẽ giọng điệu sử dụng trong bài thuyết trình dạng này chiếm vị trí quan trọng với sự thành công của bài thuyết trình; • Thuyết trình để giải trí, khích lệ: Thông tin đưa ra cần dễ tiếp cận, có thể điều tiết và giải tỏa tâm lý người nghe. 14
  15. 3.2.4. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH (tiếp theo) Phác thảo đề cương cho bài thuyết trình. • Cấu trúc bài thuyết trình gồm 3 phần: Mở đầu - Thân bài – Kết thúc; • Các ý của đề cương phải có trật tự hợp lý và có logic để dễ nhớ, các ý phải liên kết với nhau; • Đề cương cần ngắn gọn; • Có thể gạch chân hoặc sử dụng bút màu làm nổi bật những ý chính mà bạn muốn nhấn mạnh; • Có thể sử dụng những ký hiệu để đánh dấu đoạn dừng, đoạn nhấn mạnh, nói chậm, nói to,... 15
  16. 3.2.4. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH (tiếp theo) Cấu trúc bài thuyết trình. • Mở đầu:  Cần tự nhiên, gây ấn tượng, ngắn gọn, lôi cuốn sự chú ý của khán giả;  Có nhiều cách:  Bằng một clip ấn tượng;  Đưa ra câu hỏi;  Sự thật hay thống kê ngạc nhiên;  Trích dẫn hài hước hoặc nổi tiếng, giai thoại, sự kiện thời sự;  Câu chuyện liên quan chủ đề, đặt ra một tình huống “Giả sử rằng”. 16
  17. 3.2.4. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH (tiếp theo) Cấu trúc bài thuyết trình. • Thân bài:  Giới hạn thân bài 3- 4 vấn đề chính;  Sử dụng dẫn chứng phù hợp;  Không đưa những thông tin rườm rà, không cần thiết;  Chuyển ý giữa các chủ đề;  Triển khai vấn đề theo các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?;  Sử dụng hình ảnh minh hoạ. 17
  18. 3.2.4. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH (tiếp theo) Cấu trúc bài thuyết trình. • Kết thúc:  Lôi kéo sự chú ý của thính giả;  Thông báo trước khi kết thúc;  Tóm tắt lại những điểm chính;  Kết thúc bằng một nhận xét tích cực. Lưu ý • Phân bổ thời gian thuyết trình cho hợp lý, đảm bảo thời lượng đủ cho việc truyền tải thông tin ở cả 3 phần mở đầu, thân bài, kết thúc; • Thông thường trong một buổi thuyết trình, sự tập trung cao nhất của khán giả đạt được trong 20 phút đầu và 10 phút cuối của buổi thuyết trình. 18
  19. 3.2.5. CHUẨN BỊ TÂM LÝ VÀ HÌNH THỨC CHO BUỔI THUYẾT TRÌNH Chuẩn bị tâm lý Tâm lý căng thẳng của thuyết trình viên: • Hầu hết mọi người đều căng thẳng; • Khán giả hiểu được sự căng thẳng; • Đa số khán giả muốn biết thông tin, không phải đánh giá người thuyết trình; • Sự căng thẳng thường vô hình. Vượt qua sự căng thẳng: • Nắm chắc bài thuyết trình để tự tin; • Chuẩn bị chu đáo và thực hành trước; • Đọc/nhớ một vài ý đầu tiên; • Nhìn mọi người và cười tươi; • Di chuyển và hít thở sâu; • Suy nghĩ tích cực. 19
  20. 3.2.5. CHUẨN BỊ TÂM LÝ VÀ HÌNH THỨC CHO BUỔI THUYẾT TRÌNH (Tiếp theo) Hình thức bên ngoài • Quan tâm đến hình thức bên ngoài để gây ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu; • Đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của bạn không trái ngược với thông điệp trình bày; • Chọn bộ trang phục mà khi mặc bạn thấy thoải mái, tự tin; • Cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, thái độ cần tự tin, nhẹ nhàng. Luyện tập để thành công: • Thành công hay thất bại của buổi thuyết trình phụ thuộc vào sự chuẩn bị và diễn tập của bạn - > luyện tập càng nhiều càng tốt; • Ghi nhớ tư liệu và trình tự trình bày; • Luyện tập nói, dùng âm điệu phù hợp; • Luyện tập theo nhóm, mọi người có thể góp ý cho bạn; • Luyện tập căn đúng tiến độ thời gian. 20
nguon tai.lieu . vn