Xem mẫu

Bài 2. BỆNH HỌC HỆ HÔ HẤP Mục tiêu Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, cách điều trị và phòng một số bệnh đường hô hấp. Nội dung I. BỆNH HEN PHẾ QUẢN 1. Đại cương Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp với đặc điểm là có những cơn khó thở từng lúc, kèm theo tăng phản ứng phế quản với nhiều loại tác nhân kích thích. Tăng phản ứng phế quản sẽ làm hẹp lòng các đường thở và sẽ trở lại bình thường một cách tự phát hoặc dưới tác dụng của các thuốc làm giãn phế quản. Nguyên nhân gây bệnh, hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng người ta nghĩ nhiều đến yếu tố dị ứng, nội tiết và cơ địa. Những biểu hiện của bệnh lý gặp trong hen phế quản là: co thắt phế quản, phù nề màng đệm nhầy phế quản, tăng tiết dịch nhầy phế quản. 2. Triệu chứng lâm sàng Những cơn khó thở thường xảy ra đột ngột vào ban đêm (vài cơn trong 1 năm), biểu hiện một số triệu chứng: ­ Khó thở dữ dội, khó thở ở thì thở ra là chủ yếu, phải ngồi dậy mới dễ thở, trường hợp nặng có thể tím tái. Khi thở thường kèm theo tiếng co kéo. ­ Các cơ hô hấp bị co kéo làm lõm trên xương ức. ­ Vẻ mặt đau khổ, sợ hãi… ­ Bệnh nhân khạc ra đàm nhày, màu trong. ­ Nghe phổi có tiếng rale rít, rale ngáy. ­ Nhịp tim nhanh 120 – 130 lần/phút Xét nghiệm bổ sung (ngoài trạng thái hen) ­ Thăm dò chức năng hô hấp: trong khi làm các test dược lý học khi dùng các thuốc giãn phế quản và nghiên cứu tính chất tăng cường phản ứng phế quản đối với metacholin. Trong thực tế, có thể đo lưu lượng thở ra gắng sức bằng một máy đo lưu lượng (débitmètre): lưu lượng tối đa đo được khi thở ra gắng sức phản ánh mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và đáp ứng với thuốc như thế nào. Đó là cơ sở để bệnh nhân và thầy thuốc dựa vào đó mà chọn lựa thuốc khi bệnh nhân đang lên cơn hoặc giữa các cơn. ­ Đo khí trong máu ­ Tìm căn nguyên + Dị ứng: kháng nguyên hô hấp theo mùa (phấn hoa), tại nhà (protein trong phân của các loại ve, bò chét, protein của lông chó, lông mèo…), thuốc (Aspirin), nghề nghiệp (bột, Osocyanates…), kháng nguyên nấm Aspergillus, đôi khi phối hợp với hình ảnh thâm nhiễm phổi trên X quang. Có thể xác định được các kháng nguyên này bằng các test da đặc hiệu, các test miễn dịch học (IgE đặc hiệu bằng kỹ thuật RAST); thỉnh thoảng có thể làm các test gây cơn đặc hiệu (thực hiện tại bệnh viện và thường dành cho loại hen nghề nghiệp) + Không dị ứng: tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm đường thở: khí acid (SO2), Ozon, NO2…; nhiễm khuẩn đường hô hấp, chủ yếu do virus (virus hô hấp hợp bào (RSV) và á cúm); thường là di chứng của viêm tiểu phế quản nặng thời thơ ấu; trào ngược dạ dày thực quản (soi thực quản và đo hô hấp) 3. Tiến triển ­ Các cơn hen có thể ngắn hay dài, nhưng xảy ra từng đợt, làm cho người bệnh suy nhược và kiệt sức. ­ Thông thường các cơn hen đều qua khỏi, nhưng có những cơn hen nặng có thể làm cho người bệnh ngạt thở và tử vong. ­ Về lâu dài, hen phế quản có thể dẫn đến tâm phế mạn và khí phế thủng. 4. Điều trị 4.1. Loại bỏ kháng nguyên: khi đã xác định được kháng nguyên gây bệnh, phải loại trừ kháng nguyên đó, diệt các loại ve, bọ, không nuôi gia súc (chó, mèo), không sử dụng các loại thuốc gây dị ứng… ­ Trong cơn hen cần cho người bệnh ở tư thế dễ thở, nửa nằm, nửa ngồi (tư thế Fowler). Trường hợp nặng, nên cho người bệnh thở Oxy. Thuốc điều trị những cơn hen nhẹ và vừa. ­ Theophylin 0,1 g x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, khi có cơn hen cấp, hoặc dùng loại thuốc uống khác có tác dụng kéo dài: Amophylin, Theostat, Theolair L.P… ­ Thuốc giống tác dụng beta­2: Terbutalin, Salbutamol, Fenoterol, Metaproterenol: có thể uống hoặc tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, chủ yếu là dùng dưới dạng khí dung. Ephedrin 1/1000 tiêm dưới da, liều lượng 0,01 ml/kg. Trường hợp nặng có thể dùng: ­ Corticoid dùng đường toàn thân, tiêm tĩnh mạch: Methylprednisolon (Solu­Medron) liều 2 mg/kg, không quá 60 mg/ngày ­ Trong trường hợp hen ác tính hoặc hen nặng, có thể sử dụng dưới dạng khí dung Corticoid với liều lượng 1000­1500 µg/ngày. 4.2. Điều trị nên dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh Đặc điểm lâm sàng Tần số cơn Cơn ban đêm Gọi cấp cứu Vào viện điều trị Hen nhẹ < 1­2 lần/tuần < 1­2 lần/tuần 0 0 Hen trung bình > 1­2 lần/tuần > 2­3 lần/tuần < 3 lần/tuần 0 Hen nặng Khó thở thường xuyên Đêm nào cũng có cơn > 3 lần/tuần > 2 lần/năm Máy đo lưu lượng thở ra gắng sức: Thông số trung bình Độ lệch ngày đêm Điều trị > 80% bình thường < 20% Khí dung các thuốc giống tác dụng 2 – 60­80% bình thường 20­30% Khí dung các thuốc giống tác dụng 2 – < 60% bình thường > 30% Khí dung các thuốc giống tác dụng 2 – adrenergic ± Khí dung Corticoid với liều tối thiểu ± Khí dung Cromotes adrenergic ± Khí dung Corticoid với liều trung bình ± Khí dung Cromotes adrenergic dùng lâu dài ± Khí dung Corticoid với liều tối đa ± Corrticoid đường uống dùng ngắn ngày ­ Cơn hen nặng hoặc trạng thái hen ác tính phải vào viện điều trị và dùng phối hợp thuốc giống tác dụng beta­2 tiêm tĩnh mạch với liều tối đa, corticoid tiêm tĩnh mạch (hemisuccinat hydrocortison 600mg – 1g/ngày), loại kháng Cholinergic tiêm tĩnh mạch, thở O2, và tùy trường hợp làm thông khí hỗ trợ. 5. Phòng bệnh Chủ yếu để phòng cơn hen bằng cách tránh những yếu tố thuận lợi như: ­ Tránh lạnh đột ngột. Không ăn các chất có thể gây dị ứng như: tôm, cua… ­ Tăng sức đề kháng cho cơ thể. ­ Điều trị các bệnh đường hô hấp trên: mũi, họng… II. VIÊM PHỔI 1. Đại cương Viêm phổi là một bệnh cấp tính, hay gặp và thường xảy ra vào mùa đông Nguyên nhân chủ yếu là do: phế cầu khuẩn và thường phối hợp với tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus. Có 2 thể viêm phổi khác nhau: viêm phổi thùy và viêm phổi đốm. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Viêm phổi thùy: còn gọi là viêm phổi khối, là loại viêm phổi có ranh giới rõ rệt, khu trú ở một hay nhiều thùy phổi, thường gặp ở thanh niên và trung niên. 2.1.1. Thời kỳ khởi phát: bệnh tiến triển đột ngột, cấp tính với biểu hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp. ­ Sốt cao, mặt đỏ gay, mạch nhanh, môi khô, lưỡi dơ ­ Đau ngực bên bị viêm. ­ Ho khan, khó thở 2.1.2. Thời kỳ toàn phát: ­ Người bệnh vẫn sốt cao, kéo dài, nhưng đau ngực, khó thở đã giảm. Hội chứng đông đặc bên phổi bị viêm. ­ Ho nhiều, khạc ra đàm dính, màu rỉ sắt. ­ Nghe phổi: rì rào phế nang giảm, có thể nghe thấy rale nổ to hạt. ­ Gõ đục ­ X quang lồng ngực có hình ảnh điển hình: đám mờ hình tam giác, đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài. 2.1.3. Tiến triển Bệnh thường khỏi sau 5­7 ngày điều trị, sốt hạ nhanh, đau ngực, khó thở giảm dần, người bệnh đi tiểu nhiều và từ từ khỏi bệnh. 2.2. Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm) Thường gặp ở người già và trẻ em. Nguyên nhân thường phối hợp nhiều loại vi khuẩn và thường xuất hiện sau khi bị cúm, sởi, ho gà… ­ Người bệnh sốt nhẹ, sốt tăng dần, mạch nhanh. ­ Ho và đau ngực ít, nhưng khó thở nhiều và ngày càng nặng dần, đưa đến tình trạng tím tái. ­ Trẻ em biểu hiện với cánh mũi phập phồng, nhịp thở nhanh. ­ Nghe phổi có thể thấy rale ẩm nhỏ hạt. ­ Triệu chứng toàn thân nặng, dễ đưa đến suy hô hấp. ­ Chụp X quang ngực: phổi có nhiều đám mờ rải rác ở 2 bên phổi. Tiến triển: phế quản phế viêm là một bệnh nặng, tiến triển thất thường, dễ bị suy hô hấp, nhất là ở trẻ em và người già yếu. 3. Điều trị: 3.1. Chống nhiễm trùng ­ Penicillin 1 triệu đơn vị/ngày, chia làm 2 lần, uống ­ Nếu bệnh nặng có thể dùng Ampicillin 1g/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm. Lưu ý: các thuốc kháng sinh này phải thử phản ứng trước khi tiêm thuốc. ­ Có thể dùng Cephalosporin, Metronidazol… 3.2. Điều trị triệu chứng ­ Chống khó thở. + Ephedrin 0,01 g x 4 viên/ngày. Hoặc Salbutamol. + Trường hợp nặng cần phải cho thở Oxy. ­ Trợ tim: Ouabain, Vitamin… ­ Hạ nhiệt, giảm đau: Aspirin PH8 uống 0,5 g x 2 viên/ngày, hoặc Paracetamol… ­ Giảm ho: Terpin Codein, uống 5 viên/ngày. 4. Phòng bệnh ­ Mùa đông, giữ ấm cổ, ngực, tránh nhiễm lạnh ­ Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. ­ Tránh hít phải khói bụi. III. LAO PHỔI 1. Đại cương ­ Lao phổi là loại lao thường gặp nhất (chiếm 80% các trường hợp lao ở các bộ phận khác của cơ thể) và cũng là trở ngại lớn nhất trong việc thanh toán bệnh lao nói chung vì 60­70% các trường hợp lao phổi là loại lây nhiễm, có nguy cơ truyền trực khuẩn lao cho những người xung quanh có tiếp xúc với người bệnh, khiến cho bệnh lây lan nhanh và tồn tại lâu dài. ­ Thường không có sự song song giữa bệnh cảnh lâm sàng ban đầu với thương tổn cấu trúc ban đầu của lao phổi, vì vậy chỉ do những hoàn cảnh khác nhau mới làm phát hiện và phát triển bệnh. Có thể nghĩ ngay đến bệnh khi có các triệu chứng sau ­ Ho ra máu: khoảng 90% trường hợp ho ra máu do bệnh lao ­ Tràn dịch màng phổi: phải làm xét nghiệm tìm BK một cách có hệ thống trong đàm của những bệnh nhân bị viêm màng phổi để tìm căn nguyên lao vì có thể phổi của những bệnh nhân này có những tổn thương X quang lao rất nhỏ hoặc bị dịch tràn che lấp. ­ Trong một số trường hợp lao phổi có thể trá hình dưới dạng một bệnh hô hấp cấp tính + “Giả cúm”: bệnh cảnh có các triệu chứng của cúm, nhưng không có các triệu chứng về mũi ­ họng. Sốt kéo dài hoặc có những thời kỳ thuyên giảm rồi sốt lại. Hỏi bệnh kỹ sẽ cho thấy trước đó bệnh nhân đã bị mệt mỏi hoặc đã có những đợt “cúm” trong những tuần hoặc những tháng trước đó. + “Viêm phế quản”: có những đợt ho, khạc đàm và sốt kéo dài và tái diễn sau một vài tuần lặng lẽ. Những đợt sốt cấp tính như thế thường có một giai đoạn tiền triệu với tính cách hỗn tạp của nó, diễn biến kéo dài làm nghĩ đến việc tìm kiếm căn nguyên lao. + “Viêm phổi” hoặc “viêm nhiễm phế quản – phổi cấp tính” với khởi đầu bề ngoài dữ dội như sốt cao, đau ngực, ho, khạc đàm, nhưng chúng có đặc điểm là không thuyên giảm dù được điều trị bằng các loại kháng sinh. Trong các trường hợp trên, nếu hỏi bệnh cẩn thận, tỉ mỉ thì sẽ thấy có một thời kỳ tiền triệu về lao. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Triệu chứng cơ năng ­ Ho: lúc đầu ho khan, ho kéo dài và ho nhiều về buổi sáng. Về sau ho có đàm ­ Khạc đàm: thường đi đôi với ho. Lúc đầu đàm nhầy, trong, rồi dần dần có lẫn mủ trắng đục. Lúc đầu chủ yếu ho khạc đàm vào buổi sáng, về sau ho khạc không vào thời gian nhất định trong ngày. Lượng đàm nhiều và lẫn mủ làm nghĩ đến một lao hang. Ho và khạc đàm là 2 triệu chứng chủ yếu làm tăng nguy cơ lây lan bệnh nhiều nhất. 2.2. Triệu chứng toàn thân ­ Mệt mỏi ­ Gầy: có thể gầy nhanh và nhiều ­ Sốt: thường là sốt nhẹ, sốt về chiều, không đều, tăng lên khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Nhiều khi bệnh nhân không cảm thấy mình có sốt. Thường có mồ hôi ban đêm. Đôi khi các triệu chứng lại biểu hiện ra nhiều vẻ khác nhau như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện… làm lệch hướng việc chẩn đoán. Cứ như thế, lao phổi diễn biến trong một thời gian dài không phát hiện được, việc điều trị về sau sẽ khó khăn thêm và để lại những di chứng nặng. 3. Chẩn đoán: Chẩn đoán lao phổi dựa vào 3 yếu tố cần thiết và có liên quan mật thiết với nhau 3.1. Thăm khám lâm sàng: 3.1.1. Thăm khám thực thể: không có những dấu hiệu gì đặc trưng của lao phổi. Nhằm nhận định mức độ tiến triển của bệnh, ảnh hưởng của bệnh đến toàn thân và hô hấp như thế nào, và tìm kiếm những khu trú khác có thể có của lao cũng như có những bệnh khác phối hợp với lao hay không (như đái tháo đường, xơ gan, suy thận…) 3.1.2. Hỏi bệnh ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn