Xem mẫu

  1. Ăn vặt ở văn phòng Những lý do "vượt rào" "Bảo sếp tớ đi gặp khách hàng nhé". Này, sếp hỏi thì nói giùm mình đi ngân hàng chuyển khoản nhé"... Thôi thì đủ trăm nghìn lý do hợp lý để rồi phút sau, đội quân nhân viên gương mẫu đã xuýt xoa bên đĩa ốc nóng hay quây quần bên quán nem chua nướng thơm phức. Những sếp dễ tính, không thiết quân luật giờ giấc với nhân viên, hoặc phòng sếp được đặt ở vị trí không "soi" được thì nhân viên thoải mái "vượt rào"... Vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ trưa, Linh đã thấy bụng dạ cồn cào. Chắc tại trưa mình ăn ít. Còn một đống việc chưa làm xong, nhưng dường như quá ngán ngẩm với đống tài liệu to vật vã, vả lại "có thực mới vực được đạo". Hẹn cái Phương phòng bên đi ăn nộm bò cho đỡ đói cái đã. Nghe thấy mọi người nói: Ăn một chút quà vặt không chỉ giúp bạn chống được "nạn đói" vào thời điểm giữa các bữa chính mà còn giúp bạn ăn ít hơn vào bữa tối. Bạn sẽ giảm cân rất hiệu quả. Chưa nghe rõ đầu đuôi, chị Lan ngay lập tức lên kế hoạch mua thực phẩm dài ngày (mà toàn những đồ ăn sẵn) bổ sung vào các thời điểm có thể ăn vặt để lấy lại hình ảnh ban đầu... Quán nhậu tại ..."gia"
  2. Ăn vặt tại công sở cũng là cái thú, vừa tránh phải ló mặt ra đường, vừa không mang tiếng ăn bớt giờ giấc của công ty, lại được tiếng nhân viên hòa đồng. Mỗi sáng thứ Năm trước khi đi làm, Minh đều dặn vợ chuẩn bị ít đồ nhắm để mang đến cơ quan. Cứ thành thông lệ, phòng làm việc của Minh người thì mỗi người một ngày mang đồ nhắm. Vậy là tranh thủ bất cứ lúc nào có thể là cả phòng bày đồ nhắm ra... liên hoan.Có khi lý do chỉ là nhắm mừng phòng bên cạnh tuyển thêm được "em" mới . Phòng làm việc của Huyền toàn "vịt giời" nên được cái chuyện ăn uống cũng thoải mái. Đầu tiên, là do Huyền bị huyết áp thấp nên phải mang theo chút đồ ngọt tránh tụt huyết áp. Sau đó huyết áp ổn định rồi thì hầu như hôm nào trên bàn làm việc cũng có: xoài xanh, ổi, đồ khô... được bày biện gọn gàng ngày bên cạnh tài liệu, sổ sách. Cứ như đồng hồ sinh học , 3 - 4 giờ chiều phòng Huyền lại rôm rả như vừa được lĩnh lương... Ăn vặt cũng cần chuyên nghiệp Không thiếu những văn phòng hiện đại, không có tiếng rì rầm nói chuyện nhưng lại rả rích tiếng tóp tép cắn hạt dưa. Nhìn đi nhìn lại, thấy nhân viên nào cũng đang chăm chú viết, viết, gõ gõ thì sếp tinh mắt cũng khó biết được. Thực ra, ăn vặt không thuộc phạm trù của nam giới nhưng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Ngồi gần các chị các em "lép bép" suốt ngày, dù khả năng "miễn dịch" tốt đến mấy, không ít chàng cũng bị nhiễm.
  3. Với cánh ăn vặt như phòng Quyên, sếp đi công tác là dịp may hiếm có. Trước ngày sếp đi, nhân viên nào cũng làm việc khẩn trương, đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng chỉ một phút sau, mọi việc lật ngược, nhân viên trở thành đầu bếp, bàn làm việc trở thành bàn ăn... Chưa đầy 1 tiếng sau, cả văn phòng đã trở thành nhà bếp với mùi hải sản thơm lừng cùng với những tiếng hò zô nảy lửa... Tình huống dở khóc, dở cười Từ nhân viên đến trưởng phòng... đều có mẫu số chung là thích ăn vặt. Có khi sếp dễ tính cũng "đá qua, đá lại" vài miếng. Ăn vặt lâu ngày thành quen, thiếu ngày nào thì lại thấy "buồn mồm". Khách có đến, nhân viên cũng cười trừ mời luôn cho... ấm bụng, lại được tính hiếu khách. Thế nhưng cũng có không ít chuyện cười ra nước mắt từ chuyện nhỏ con như ăn vặt. Phòng Huyền bị cấp trên phê là thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, Linh và Phương giữa giờ đi ăn nộm bất ngờ gặp con gái của sếp và mọi chuyện bị "lộ", hay phòng Quyên đang lúc thơm nức mùi thức ăn thì bị sếp bất ngờ bước vào vì... quên cặp tài liệu. Còn chị Lan, thay vì lấy lại hình ảnh ban đầu đã bổ sung trọng lượng của mình thêm mấy kilô vì ăn vặt nhằm toàn chất bột và chất béo. Ăn vặt - uể oải cơm nhà Nói cho cùng, cũng không trách nhân viên văn phòng. Bởi nhà mới, xe mới, áo mới... chẳng nhẽ không khao? Rồi đi công tác xa, đi du lịch cũng thành
  4. thông lệ phải mang quà. Đó là chưa kể đến những lý do chính đáng như mỗi tháng có dăm chị sinh nhật, vài anh tăng lương... Nhưng khổ nỗi, làm công sở ít vận động, ngồi nhiều nên ai cũng phì nhiêu và tốt bụng. Rồi họ quên bẵng mất trong một ngày mình đã nạp bao nhiêu năng lượng, rồi chiều nào cũng uể oải cơm nhà. Đến đêm mới thấy xót bụng, phải lồm cồm bò dậy kiếm cái gì lót dạ. Nói chung, cảm giác tức giận, thất vọng, stress, thù ghét, ganh tỵ, căm ghét bản thân hay đau khổ vì chuyện gì đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn luôn muốn có thứ gì đó để chóp chép trong miệng. Với nhiều người, khi không giải quyết được vấn đề thì đi ăn và có ăn thì sẽ xua tan lo lắng những chuyện đang phải đối mặt (công việc căng thẳng, sếp khó tính... ). Chỉ thương cho cái dạ dày, làm việc phản khoa học cứ chực chờ ngày đổ bệnh.
nguon tai.lieu . vn