Xem mẫu

  1. 8 năng lực của người Thuyết trình chuyên nghiệp Ngạn ngữ Pháp có câu: "Bạn có thể dắt con ngựa ra bờ suối nhưng bạn không thể bắt nó uống nước", đây chính là điều người thuyết trình cần để tâm khi muốn người nghe làm theo những gì mình nói. Bạn đừng bao giờ có ý nghĩ kiểm soát hay điều khiển người khác. Vậy để thuyết trình tự tin, lôi cuốn được người nghe vào bài nói của mình thì chúng ta cần có những kỹ năng và năng lực gì? Tim nhiệt tình "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" Chỉ khi bạn để tâm, quan tâm thực sự thì bạn sẽ nhận lại được sự chú tâm của người nghe vào những gì bạn nói. Sự nhiệt tình có tính lây lan và lòng nhiệt tình của bạn sẽ làm cho người nghe cũng sẽ hết mình lắng
  2. nghe bạn. Hãy nói bằng cả trái tim của bạn. Óc thông minh Là một thuyết trình gia bạn cần có một trí não thông minh, linh hoạt. Khi đứng trước hội trường, mọi tình huống đều có thể xảy ra và bạn phải có cách xử lý thông minh linh hoạt. Mắt tinh Quan hệ là quan tâm, quan hệ là quan sát và đôi mắt của bạn thể hiện điều đó. Nhiều người khi đứng trước hội trường thường rất ngại nhìn xuống dưới, có một số thì nhìn nhưng lại không thấy. Ánh mắt biểu hiện rõ nhất sự quan tâm của bạn đối với người nghe, người nghe là gương của người nói, chỉ có quan sát bạn mới điều chỉnh bài nói của mình cho phù hợp để người nghe tiếp nhận tốt nhất những gì bạn muốn truyền đạt. Tai thính Người thuyết trình không phải chỉ nói mà còn phải biết lắng nghe, bạn lắng nghe nghĩa là bạn thể hiện sự tôn trọng của mình với người nghe.
  3. Lắng nghe chính là hùng biện nhất, "một bồ cái lý không bằng một tí cái tình" ai cũng thích thể hiện, khi người nghe thích nói thì ta hãy lắng nghe. Khi nhu cầu đó của họ được đáp ứng thì tự họ sẽ nghe ta nói. Chân năng động Khi ta ngồi lắng nghe không phải tai mà mắt lại là cơ quan mỏi nhất, nếu người nói cứ đứng yên một chỗ với cái bục thì chỉ sau 45 phút người nghe một nửa hội trường mệt mỏi và nửa còn lại ngủ từ lúc nào. Bởi thế với đôi chân năng động di chuyển hợp lý trên hội trường bạn giúp người nghe được điều tiết đôi mắt tránh mệt mỏi trong suốt quá trình ngồi nghe. Tay mở rộng Hãy nghĩ đến một vòng tay mở rộng chào đón bạn, khi đó bạn cảm thấy thế nào: sự chia sẻ, yêu thương, hết mình ... Điều này rất quan trọng với người thuyết trình, đôi tay mở rộng và vung linh hoạt sẽ tạo cho người nghe một cảm giác tin tưởng, tạo sự chú ý, vì mắt của chúng ta phản xạ với hành vi nhanh hơn với lời nói. Không chỉ thu hút người nghe, giúp
  4. người nghe bớt mỏi, đôi tay còn giúp bạn điều tiết giọng nói. Cả người ta là một thể thống nhất, khi đôi tay của bạn vung linh hoạt nó sẽ tạo cho giọng, dáng của bạn uyển chuyển linh họat và năng động. Miệng nở nụ cười "Vui vẻ trẻ lâu Vui vẻ khỏe người Vui vẻ đẻ ra tiền" Nụ cười trên gương mặt của người trình là không thể thiếu, nó làm gương mặt bạn trở nên sáng hơn, tạo sự thân thiện và gần gũi giữa người nói và người nghe. Nhưng quan trọng nhất là gương mặt của người thuyết trình phải biểu cảm, không phải lúc nào cũng cười toe toét. Người đầy công cụ Một người thuyết trình giỏi, không chỉ dùng lời nói của mình để thuyết phục người khác, muốn người nghe "tâm phục khẩu phục" hãy cho họ được trải nghiệm và tự họ sẽ ra quyết định có làm theo những điều ta nói. Bởi thế luôn mang theo những thứ công cụ giúp người nghe được
  5. thực hàng ngay những điều ta nói. Người nghe là gương của người nói - hãy quan tâm, quan sát, tương tác với người nghe. Cuộc đời của chúng ta là một chuỗi thuyết trình và thuyết phục, áp dụng linh hoạt 8 năng lực cơ bản này chắc chắn cuộc đời của bạn sẽ có nhiều điều thú vị!
nguon tai.lieu . vn