Xem mẫu

  1. 6 bước để có mức lương khởi điểm cao hơn Bước 1: Hiểu rõ giá trị của bản thân Chìa khóa để đàm phán thành công là biết nắm bắt thông tin, vì thế tìm hiểu thông tin để biết tỉ lệ cạnh tranh của bạn. Biết được tỉ lệ chọi sẽ giúp bạn cân nhắc, chuẩn bị các kĩ năng, bằng cấp, kinh nghiệm hay bất kì cái gì hữu ích, phù hợp cho công việc này. Bước 2: Trì hoãn nói về mức lương càng lâu càng tốt Đưa ra con số quá sớm bạn có nguy cơ bị loại vì nó có thể quá cao hoặc quá thấp. Thậm chí nếu bạn vượt qua cửa ải này, nhà tuyển dụng sẽ hạn chế khả năng của bạn để đàm phán mức lương cao hơn. Nếu được hỏi về yêu cầu mức lương của bạn, thì hãy lịch sự hỏi mức lương cho vị trí này và nói cho họ biết yêu cầu của bạn phụ thuộc vào công việc, tiền thưởng, tiền hoa hồng, lợi ích sức khỏe, thỏa thuận chia lợi nhuận, đào tạo và cơ hội thăng tiến. Sau đó hãy đưa ra những con số ở từng mức độ khác nhau. Bước 3: Không nói dối về thu nhập hiện tại của bạn Nhiều người sợ mức lương hiện tại sẽ giới hạn thu nhập tương lai của họ nên đã thổi phồng về mức lương hiện tại. Điều này sẽ gây bất lợi cho bạn khi các công ty tiến hành kiểm tra lí lịch chặt chẽ hơn, thậm chí còn đòi xem các chứng từ liên quan đến tiền lương. Bạn nên thẳng thắn về mức thu nhập trước đây hay hiện tại của mình. Tuy nhiên bạn nên tránh đề cập
  2. đến mức lương hiện tại cho tới khi bạn có cơ hội chứng minh rằng mình đáng được hưởng mức lương cao hơn Bước 4: Không bao giờ chấp nhận lời đề nghị ngay lập tức Cho dù lời đề nghị nghe thật hấp dẫn nhưng bạn không nên quyết định ngay mà cần thời gian để xem xét, cân nhắc kĩ càng. Sau khi bạn nhận được lời đề nghị hãy cảm ơn nhà tuyển dụng, và khẳng định một lần nữa rằng bạn muốn được làm việc cho công ty sau đó nói cho họ biết bạn cần thời gian để suy nghĩ về lời đề nghị này. Tìm ra những cơ hội thăng tiến cũng như làm thế nào và khi nào mức lương của bạn được xem xét. Đảm bảo rằng quyền lợi của bạn bao gồm đền bù về sức khỏe, các phúc lợi, ngày nghỉ, ngày lễ... Bước 5: Đừng ngại yêu cầu nhiều hơn Miễn là bạn hành động đúng mực, phù hợp đùng ngại đưa ra yêu cầu cao hơn về mức lương. Thường thì các nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương khởi điểm thấp để bạn có cơ hội đàm phán mức lướng cao hơn. Hoặc nếu như nhà tuyển dụng đã mặc định về mức lương thì bạn có thể đàm phán các khía cạnh khác như kì nghỉ lễ, du lịch hoặc các lợi ích khác. Hầu hết người sử dụng lao động đều rất linh hoạt ở khía cạnh này hay khác trong vấn đề đàm phán liên quan đến công việc. Bước 6 : Biết khi nào thì dừng lại Trong quá trình đàm phán, các phản ứng điển hình của nhà tuyển dụng sẽ chỉ ra họ chấp nhận hay từ chối thương lượng của bạn. Khi nhà tuyển dụng không muốn đề cập đến vấn đề này nữa thì đây là lúc kết thúc buổi đàm phán. Biết dừng lại đúng lúc để không “già néo đứt dây”.
nguon tai.lieu . vn