Xem mẫu

  1. 5 cách để bé vui làm việc nhà 1. Tìm niềm vui trong công việc Cho bé đóng vai robot hoặc siêu nhân khi dọn đồ chơi. Cha mẹ có thể tìm những bài hát vui nhộn khi bé làm việc. 2. Tìm các thách thức khó hơn Về lâu dài, một cách khen thưởng sẽ giảm dần tác dụng. Thay vào đó, cung cấp cho bé một công việc thách thức, thậm chí khó khăn hơn; sau đó, tặng bé những phần thưởng mới, xứng đáng. Chẳng hạn, nếu bé muốn cọ cốc nhựa, nên thách thức để bé cọ làm sao cho nhanh và sạch hơn. Hoặc thay vì để bé nhổ cỏ dại trong vườn, có thể cho bé một cái cào (hay xẻng) nhỏ để bé làm việc khó khăn hơn như xới đất hay trồng hoa. 3. Linh hoạt các thói quen Để bé được tự lên kế hoạch mua thực phẩm và giúp mẹ chuẩn bị nấu nướng một lẫn mỗi tuần, có thể là dịp cuối tuần. Điều này không chỉ khiến bé thoải mái mà còn kích thích bé tư duy, biến việc nấu ăn giúp mẹ trở nên vui vẻ, thay vì buồn tẻ. Ngoài ra, có thể để bé dọn phòng của anh (chị em) bé thay vì luôn phải tự dọn phòng mình như một sự thay đổi. 4. Khuyến khích và ngợi khen Mặc dù bé có thể từ chối hoặc thỉnh thoảng bê trễ việc nhà nhưng bé vẫn khao khát cảm giác được cha mẹ coi trọng. Vì thế, nên khích lệ và khen bé thường xuyên; chẳng hạn: "Cảm ơn con đã giúp mẹ hút bụi". Khen ngợi khi bé giúp mẹ chăm sóc mèo con trong nhà hay gấp giúp mẹ một "núi quần áo". 5. Nhẹ nhàng mà tâm lý
  2. Áp đặt không phải cách để bé chịu làm việc nhà. Thay vì đưa mệnh lệnh bắt bé làm thì cha mẹ nên nhẹ nhàng, ví dụ: "Mẹ rất vui nếu con giúp mẹ...". Đồng thời, khiến bé tự tin với những thành quả của bé, chẳng hạn: "Con tự gấp chăn à, trông đẹp quá". Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa. Con bạn thích gì? Trẻ có vẻ giỏi về điều gì? Hãy tạo cơ hội cho trẻ làm việc với những điều trẻ thích hoặc có năng khiếu. Ví dụ: Nếu trẻ thích khủng long thì hãy cho trẻ đọc sách về khủng long. Cho trẻ chơi với trò chơi và hình lắp ghép khủng long. Cho trẻ xem khủng long trong viện bảo tàng. Nếu trẻ giỏi nhạc hoặc thể thao, hãy cho trẻ có cơ hội học một nhạc cụ hoặc chơi một môn thể thao nào đó. Giúp trẻ quan tâm đến nhiều lĩnh vực rộng hơn: Trong khi điều quan trọng là cung cấp cơ hội cho trẻ làm việc với những điều trẻ quan tâm hoặc có sở trường, bạn cũng cần cho trẻ tiếp cận với những điều mới. Nếu trẻ không được tiếp cận với điều mới, ví dụ như âm nhạc, thì trẻ không thể biết là có thích hay không. Trẻ không cần bị ép buộc để thử những điều mới nhưng trẻ cần được khuyến khích. Không áp đặt, tuy nhiên, cần nhấn mạnh để trẻ không bỏ cuộc sau 2 ngày. Hãy sáng tạo: Trẻ có năng khiếu suy nghĩ và giải quyết vấn đề, vì thế hãy cho trẻ cơ hội để thực hiện việc đó. Ví dụ, nếu một trẻ nhỏ thích đọc thì bạn nên ghi vài chữ cho trẻ đọc. Nếu trẻ thích khoa học, bạn có thể cho trẻ cùng nấu ăn với bạn rồi hỏi trẻ tại sao rau trở thành mềm khi được luộc và bánh nổi lên khi được nướng. Cho trẻ sinh hoạt dã ngoại: Khuyến khích trẻ viếng thăm viện bảo tàng, vườn thú, nhà hát, trường học, di tích lịch sử, vườn hoa.
  3. Có nhiều dụng cụ đa dạng tại nhà: Những dụng cụ này không cần phải đắt tiền, chỉ cần giúp trẻ tiếp cận với những điều mới. Ví dụ, để khuyến khích năng khiếu nghệ thuật, bạn chỉ cần mua hộp màu, cọ vẽ, giấy trắng, bút chì.
nguon tai.lieu . vn