Xem mẫu

  1. 3 cách làm đầy ví tiền Không cần phải thay đổi công việc hay tìm một ông chồng giàu để được “tiền đầy túi”, chỉ cần vài ứng xử khéo léo, bạn có thể ních đầy tài khoản của mình Đề nghị tăng lương, thăng chức Nhiều người cho rằng trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, có một công việc ổn định đã là tốt lắm rồi. “Đó là suy nghĩ sai lầm”, tiến sĩ Tâm lý học Trần Thị Thu Mai, phó trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, đại học Sư phạm, TP. HCM, cho biết. “Bạn vẫn có thể đề nghị được trả mức thù lao cao hơn nếu nhận thấy mình có giá trị đối với công ty”, tiến sĩ giải thích. Trước khi tiến hành việc đề nghị này, hãy làm việc tích cực, nghĩ ra sáng kiến đem đến hiệu quả cao cho hoạt động của công ty và bỏ chút thời gian để tìm hiểu tình hình. Đề nghị được tăng lương là một cách vỗ béo vì tiền của bạn.
  2. Đầu tiên, hỏi một nhân viên phòng nhân sự xem thời điểm nào công ty thường xét tăng lương cho các nhân viên. Sau đó, chọn một ngày đẹp trời để gặp lãnh đạo. Các chuyên gia cho rằng vào ngày thời tiết có nắng đẹp, người ta có tâm trạng tốt hơn nên dễ tiếp nhận lời đề nghị của bạn hơn. “Phát pháo” đầu Tiến sĩ Thu Mai khuyên bạn một chiêu thuyết phục như sau: Trước hết, bạn nên thể hiện sự cảm thông với giai đoạn khó khăn chung hiện nay. Kế đó, cho sếp thấy các giải pháp của bạn để giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu. Khi sếp do dự Nhận thấy sếp đang có vẻ phân vân, bạn nên ra đòn quyết định. Cho sếp thấy rằng mình xứng đáng được tăng lương bằng cách trình những email khách hàng khen ngợi hoặc các kết quả nổi bật đã đạt được trong quá trình làm việc. Thêm vào đó, bạn nên tỏ ra thân thiện, nhưng đừng quá hăng hái một cách thô thiển. “Một nụ cười toe toét vô duyên sẽ khiến mọi cảm tình của người đối diện bị tan thành mây khói và bạn sẽ mất lợi thế khi thuyết phục”, tiến sĩ Thu Mai giải thích. Nếu sếp vẫn không xiêu lòng? Dù đã sử dụng các “chiêu trò” trên mà sếp vẫn “vững như bàn thạch”, bạn nên lấy thêm thiện cảm của sếp bằng cách hỏi về những thói quen, sở thích của sếp. Đôi khi, cảm tình riêng về thói quen, lối sống tương đồng cũng giúp bạn ghi điểm với sếp đấy.
  3. Bạn nên biết cách dừng lại đúng lúc. Dừng lại Nếu đã cố hết sức mà tình hình vẫn không có vẻ khả quan, bạn nên dừng lại. Việc nài ép có thể làm hại đến mối quan hệ giữa bạn và sếp. Tuy nhiên, cứ để ngỏ cánh cửa cho các cuộc nói chuyện sau này bằng cách hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp công ty phát triển hơn và cho thấy mình trở nên có ích hơn với công ty. Mặc cả Thời buổi này, các quảng cáo nhan nhản trên phố, trên mạng nên bạn rất dễ bị lôi cuốn vào việc móc hầu bao ra mua sắm. Tuy nhiên, cần tỉnh táo một chút để không bị hớ khi mua hàng. Thăm dò Thử trả giá thật thấp ngay lần đầu tiên, Terry Bacon, người Mỹ, tác giả cuốn Các yếu tố ảnh hưởng, khuyên bạn: “Câu trả giá đầu tiên bạn hãy nói với người bán mức giá thấp hơn mức bạn mong muốn 20% để khởi đầu cho cuộc thương lượng”.
  4. Khi người bán do dự Hãy tỏ ra bạn rất có thiện chí mua món hàng, nhưng lại băn khoăn về giá cả. “Vậy giá chính xác chị có thể bán món hàng này là bao nhiêu?”, nhấn mạnh để người bán thấy rằng bạn nghiêm túc với việc thương lượng và cùng nhau đi đến mức giá cả hai cùng thống nhất. Người bán vẫn không dao động Bạn có thể đề nghị sẽ mua nhiều món và giới thiệu bạn bè đến ủng hộ để tỏ thiện chí. Nếu không thể thương lượng để giảm giá món hàng, nên mặc cả để nhận được các lợi ích khác như giao hàng miễn phí, các dịch vụ hậu mãi. Chỉ cần vài ứng xử khéo léo, bạn có thể ních đầy tài khoản của mình. Dừng lại Nếu tình hình vẫn “đóng băng”, nên cảm ơn người bán hàng và bảo họ gọi điện thoại cho bạn nếu đổi ý. Gây quỹ từ thiện
  5. Trước khi bắt đầu tiến hành việc gây quỹ từ thiện khoảng vài tuần, bạn nên gửi cho bạn bè, đồng nghiệp, những người bạn muốn kêu gọi quyên góp… các địa chỉ và thông tin của các trường hợp bạn muốn gây quỹ giúp đỡ. Cho họ biết lý do tại sao mình muốn làm điều đó ví dụ như có người anh họ mắc bệnh đái tháo đường, vài trẻ em cơ nhỡ cần giúp đỡ hoặc có người mắc bệnh tim đang trong tình trạng hiểm nghèo... “Phát pháo” đầu Bạn nên thuyết phục gia đình, bạn bè, những người có khả năng quyên góp. “Bạn nên nói đến những điều mà số tiền quyên góp sẽ đem lại cho người kém may mắn. Khi thấy việc làm của bạn có ý nghĩa thiết thực, họ sẽ yên tâm hơn để tham gia”, tiến sĩ Thu Mai phân tích. Thời điểm tốt nhất để tiếp cận và đề nghị quyên góp chính là ngay trong hoặc vừa sau ngày nhận lương, lúc người ta còn đang rủng rỉnh tiền bạc. Khi người ta còn đang do dự Nếu có đối tượng còn phân vân, nên khích lệ họ nhẹ nhàng bằng một câu đùa tếu duyên dáng nào đó, ví dụ như bạn vừa nháy mắt, vừa nói: “Khi quyên đủ số tiền và hoàn thành mục tiêu, tôi sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ hoặc đãi cả phòng uống sinh tố để cảm ơn nhé!”. Dừng lại Nếu đối tượng vẫn không bị thuyết phục và gay gắt từ chối, tốt nhất bạn nên dừng lại. Có thể ép nữa để buộc họ tham gia, tuy nhiên, sự việc không đáng để bạn phải làm phiền họ như vậy.
nguon tai.lieu . vn