Xem mẫu

  1. 10 tư duy kinh tế lớn của năm Canh Dần (2) 6. Jeff Bezos và Steve Jobs Vì đã cách mạng hóa việc đọc. CEO AMAZON CEO APPLE Kindle, cuốn sách điện tử được bán từ năm 2007 của Amazon, không đặc biệt hấp dẫn như các thiết bị điện tử khác, chỉ là một tấm nhựa đơn sắc với đầy đủ đặc điểm của một chiếc máy tính vẽ đồ thị. Nhưng với sự phổ biến của nó, Bezos tin rằng năm tới công ty ông sẽ bán sách điện tử nhiều hơn sách in. “Nó làm tôi choáng vàng,” Bezos nói với USA Today hồi tháng 7. “Người ta quên rằng Kindle mới có 33
  2. tháng tuổi." Khi máy đọc sách điện tử này lan ra toàn cầu, vẫn chưa rõ liệu tương lai của đọc sách sẽ nằm trong tay Kindle hay đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của nó là máy tính bảng cảm ứng iPad mà Apple của Steve Jobs ra mắt năm nay. Nhưng với triển vọng di chuyển các nội dung số bất chấp biên giới quốc gia thì cả hai thiết bị trên đều đã làm được một cuộc cách mạng. Thử nghĩ xem một vài chiếc Kindle có ý nghĩa thế nào đối với một trường học ở vùng hạ Sahara Châu Phi, nơi cả lớp chỉ có vài cuốn sách giáo khoa, hay ở những nơi trên thế giới mà sách in vẫn bị coi là một công nghệ nguy hiểm. Ở những nước như Ai Cập, nơi mà cả Nghìn lẻ một đêm cũng bị cấm, liệu một chiếc Kindle có tạo nên bước đột phá trong tự do ngôn luận? Hay những “vân tay số” do các trình duyệt mạng để lại đơn giản chỉ mang lại thêm cho cơ quan kiểm duyệt một công cụ kiểm soát mới? Cho đến nay, đó vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết. 7. Christine Lagarde
  3. Vì đã đưa nước Pháp vào kỷ luật ngân sách. Bộ trưởng Tài chính Pháp Trong năm thắt lưng buộc bụng vừa qua, một người phụ nữ đã khuếch trương được một loạt chính sách làm mếch lòng dân nhờ dựa trên nền tảng tri thức và đạo đức, đó là Christine Lagarde, Bộ trưởng Tài chính Pháp, đồng thời là người chỉ đạo các biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của nước này. Lagarde từng là Chủ tịch công ty luật Baker&McKenze, Paris nhắc tới bà như một người quyết liệt chống thâm hụt ngân sách và đôi khi còn có quan điểm quá vị tăng trưởng. Biệt danh “Người Mỹ” của bà rất dễ gây ác cảm với dân Pháp. Năm 2010, bà giữ vai trò quyết định đằng sau gói giải cứu Hy Lạp. Ở trong nước, bà chọc tức dân chúng với kế hoạch cắt giảm chi tiêu, tăng tuổi nghỉ hưu lên 62, tăng thuế đánh vào người có thu nhập cao và xa thải 100.000 công chức.
  4. Chỉ đến tháng 9, bà đã có thể tự hào vì thâm hụt ngân sách giảm, kinh tế dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2011. “Chúng ta đã bắt đầu đi đến chặng cuối của nó,” bà nói hồi tháng 7. “Khủng hoảng thực sự đã qua thời kỳ tồi tệ nhất." Lagarde có lẽ không phải là thành viên nội các được lòng dân nhất năm nay khi mà người biểu tình vẫn nổi xung vì những biện pháp bà đề xuất, nhưng chắc chắn bà là người cần thiết nhất. Mục tiêu của bà khi nhậm chức là buộc nước Pháp phải xắn tay áo lên và từ bỏ cái thói ác cảm với làm việc. Cuộc khủng hoảng lần này đã đem đến cơ hội bằng vàng để thử nghiệm suy nghĩ của bà, và cho đến nay, có vẻ mọi chuyện đều trôi chảy. 8. Elizabeth Warren Vì đã cảnh tỉnh về gánh nặng nợ nần của nước Mỹ Cố vấn Nhà Trắng Tháng 11/2008, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid trao cho
  5. Elizabeth Warren một trong những nhiệm vụ khó khă nhất ở Washington: chỉ đạo cuộc kiểm toán Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP), gói giải cứu ngân hàng trị giá 700 tỷ đôla được thông qua tháng trước đó để ngăn cơn hoảng loạn tài chính toàn cầu. Vai trò ấy ắt sẽ khiến Warren trở thành cái gai trong mắt Phố Wall nếu như không phải từ lâu bà đã là “cái gai” ấy rồi. Chuyên gia phá sản người Oklahoma đầy bộc trực này đã lên tiếng đề nghị thành lập một cơ quan giám sát các sản phẩm tài chính, bao gồm cả các công cụ tài chính bất bình thường từng khởi đầu cho cuộc khủng hoảng hiện nay, theo cái cách mà các cơ quan liên bang giám sát tính an toàn của dược phẩm, thực phẩm và thiết bị điện gia đình. “Đã đến lúc dập tắt những tin đồn nhảm và công nhận rằng việc điều tiết có thể củng cố và phát triển thêm tính hiệu quả và năng động của thị trường,” bà viết trên tờ Democracy năm 2007.
  6. Nay với nhiệm vụ chỉ đạo thành lập Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm tài chính mà bà đề xuất thành lập, mục tiêu chính của bà nhìn chung vẫn vậy: đó là hoạt động cho vay nặng lãi khiến những người thu nhập thấp và kém hiểu biết lâm vào cảnh phá sản. “Một mô hình được tạo ra để gia đình nào cũng luôn trong cảnh nợ nần,” bà nói, “không tốt cho những gia đình đó, và rút cục là không tốt cho nền kinh tế”, dù là kinh tế Mỹ hay kinh tế thế giới. 9. Paul Krugman và Raghuram Rajan Vì tinh thần tranh luận hăng say của họ về nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Nhà kinh tế đại học Princeton và nhà kinh tế đại học Chicago Với một giọng điệu không lẫn vào đâu được, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman sử dụng chuyên mục đầy ảnh hưởng của mình trên tờ New York Times làm trung tâm cho các cuộc tranh luận quốc tế. Ở Mỹ, ông giương cao ngọn cờ tăng chi ngân sách, vừa tấn công chính
  7. quyền Obama vì không xúc tiến một gói kích thích lớn hơn, vừa chỉ trích gay gắt phe Cộng hòa vì đòi hỏi thắt lưng buộc bụng. Lời khuyên của ông thì không khó đoán nhưng chưa bao giờ chúng thiếu một sức nặng cũng như một sự khiêu khích nhất định nhằm vào các nhà kinh tế có tư duy khác biệt. Hiện nay người đứng đầu trong số đó là cựu kinh tế trưởng IMF và nay là GS Tài chính tại Trường Kinh doanh Booth, ĐH Chicago, ông Raghuram Rajan. Năm nay Krugman và Rajan liên tục so tài bằng cả nửa tá ấn phẩm về nguyên nhân của khủng hoảng tài chính. Rajan, tác giả cuốn sách Fault Lines đầy ảnh hưởng, cho rằng Krugman coi nhẹ vai trò của hai đại gia cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac trong khủng hoảng vì sai lầm của hai tổ chức này không vừa mắt chủ nghĩa tự do ủng hộ sự can thiệp chính phủ của Krugman.
  8. “Chính sách của Mỹ khuyến khích tiêu dùng và vay mượn quá mức,” ông viết trên ForeignPolicy.com,” và trừ khi chúng ta hiểu được những chính sách ấy xuất phát từ đâu, chúng ta sẽ không thể nào biết được nguyên nhân của khủng hoảng.” Krugman gọi giả thuyết của Rajan là “tòa lâu đài xây trên cát” và coi sự mất cân đối kinh tế toàn cầu mới là nguyên nhân chính. 10. Paul Collier Vì đã chứng minh tài nguyên thiên nhiên không phải lời nguyền Nhà kinh tế đại học Oxford Nhiều người đã thất vọng với số phận của các nước nghèo nhất thế giới, nhưng ít ai lại tư duy sâu sắc và có hệ thống hơn Paul Collier về nguyên nhân gây ra điều đó. Trong cuốn The Bottom Billion năm 2007, tư tưởng của ông lần đầu được chú ý rộng rãi. Vị GS Oxford đã tìm ra liều thuốc công hiệu cho thuyết định mệnh vốn thường phủ bóng đen lên các cuộc tranh luận về
  9. đói nghèo: “Tất cả là vì chính phủ tồi”. Trong cuốn The Plundered Planet, Collier một lần nữa quay lại chủ đề này. Collier cho rằng tài nguyên thiên nhiên là con đường ngắn nhất để các nước nghèo đi lên, với điều kiện chúng phải được sử dụng một cách có trách nhiệm thay vì bị các quan chức biến chất cùng những kẻ tòng phạm trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế cướp bóc. Collier không chỉ biết nói suông, ông đã đưa tư tưởng của mình vào thực tiễn cùng các chính phủ mới nắm quyền đang gặp nhiều khó khăn từ Châu Phi tới Caribe. Báo cáo năm 2009 của Collier gửi Liên Hợp Quốc thực tế chính là kế hoạch chi tiết tái thiết Haiti hậu thảm họa động đất, dù cho ông có viết nó từ cả năm trước. Collier nổi tiếng với khả năng dự báo, nhưng như ông nói từ nhiều năm nay, vấn đề của các nước như Haiti ở ngay trước mắt, chúng ta vờ như không thấy càng lâu, mọi chuyện lại càng tệ.
  10. "Tăng trưởng toàn cầu sẽ không tự động giải quyết vấn nạn của các nước nghèo,” Collier viết, “và … lờ chúng đi sẽ gây ra thảm họa an ninh đối với thế hệ con cháu chúng ta. Chúng ta có thể giải quyết được vấn đề này; thực tế, đó là điều phải làm." Theo: Cafef
nguon tai.lieu . vn